Sự thật về cách kết hợp chỉ báo – Phần 2: Hệ thống giao dịch của Tiến sĩ Elder

Sự thật về cách kết hợp chỉ báo – Phần 2: Hệ thống giao dịch của Tiến sĩ Elder

Sự thật về cách kết hợp chỉ báo – Phần 2: Hệ thống giao dịch của Tiến sĩ Elder

Fliter

Editor
Trial mod
396
3,293
Với phần đầu tiên chúng ta đã tìm hiểu về sơ lược về các loại chỉ báo và ứng dụng của chúng trong giao dịch, nó hơi khô khan nhưng đó là nền tảng để anh em đi tiếp vào phần II này, cụ thể anh em sẽ có cơ hội thực chiến với một hệ thống giao dịch của Tiến sĩ Elder.

Trước khi đi vào phần hệ thống, mình có điều này muốn nhắc anh em!

Những điều lưu ý khi kết hợp sử dụng các chỉ báo


1. Đừng quá kỳ vọng vào những chỉ báo kỹ thuật
Điều đầu tiên khi dùng các chỉ báo đó là đừng ‘thần thánh hóa’ nó. Các chỉ báo đều xuất phát từ giá và chúng mang độ trễ nhất định. Do đó, luôn giữ sự khách quan khi nhìn vào các tín hiệu mà chúng tạo ra.

2. Không sử dụng các chỉ báo kỹ thuật một cách đơn lẻ
Mọi chỉ báo đều phù hợp với một loại thị trường nhất định, tức là chúng luôn có điểm yếu. Do dó, không nên sử dụng chúng một cách đơn lẻ. Cách tốt nhất là xem chúng như những tín hiệu bổ sung/ xác nhận cho những phân tích hành động giá trước đó.

15.jpg

3. Sử dụng đúng điều kiện thị trường
Như đã nói, mỗi loại chỉ báo đều có ưu-nhược điểm, do đó không thể sử dụng một loại chỉ báo cho mọi loại thị trường. Ví dụ, các chỉ báo theo xu hướng chỉ nên sử dụng trong điều kiện thị trường có xu hướng, còn các chỉ báo dao động thì nên sử dụng trong các điều kiện thị trường sideway hoặc thuận theo xu hướng.

4. Không kết hợp các chỉ báo ‘giống nhau’
Các chỉ báo cùng loại thường tạo ra những tín hiệu tương tự nhau nên sự kết hợp như vậy là không có giá trị. Lấy ví dụ, chúng ta không nên kết hợp chỉ báo RSI với Stochastic vì chúng đều là chỉ báo dao động và tạo ra những tín hiệu quá mua/ quá bán giống nhau.

Cách kết hợp chỉ báo – Hệ thống giao dịch của Tiến sĩ Alexander Elder


Hệ thống này được gọi tên là Ba khung hình (Triple Sreens), trước đây bác @Bianas đã có một series khá đầy đủ về hệ thống và anh em có thể đào sâu tìm hiểu sau bài này, tham khảo link tại đây.

Được giới thiệu rộng rãi năm 1986, ý tưởng của hệ thống này đó là kết hợp các chỉ báo theo xu hướng và chỉ báo dao động trên các khung thời gian khác nhau để lọc bỏ các tín hiệu nhiễu.

Nguyên tắc cơ bản của hệ thống đó là sử dụng đa khung thời gian, trong đó các khung cao để xác định xu hướng chính, các khung nhỏ để tinh chỉnh các điểm vào lệnh.

Minh họa chiến lược này, tác giả sử dụng 3 khung thời gian khác nhau gồm: H4, M30, và M15.

Khung dài hạn – Các đợt thủy triều

Đây là khung thời gian cao nhất, được dùng để xác định xu hướng chính, và chúng ta chỉ giao dịch theo xu hướng đã xác định trên khung này.

Và để xác định xu hướng trên khung dài hạn chúng ta sẽ sử dụng MACD (12,26,9). Cụ thể, khi MACD hướng lên, chúng ta đang trong hướng tăng và ngược lại. Không cần phải lo lắng về cách xác định, chúng ta chỉ cần nhìn vào phần Histogram trên chỉ báo, khi nó tăng, chúng ta nghiêng về lệnh mua và ngược lại.

0.png

Ở chart trên, chúng ta có 2 vùng nghiêng về sell và 1 vùng nghiêng về buy.

Lưu ý: Tín hiệu mua sẽ mạnh hơn nếu histogram tăng bên trên đường 0 và tín hiệu bán sẽ mạnh hơn nếu historam giảm bên dưới đường 0.

Khung trung hạn – Các đợt sóng
Tại khung trung hạn (màn hình thứ 2) này, trader sẽ đưa ra quyết định giao dịch và chúng ta sẽ tiếp tục dùng chỉ báo dao động để xác định các mức quá mua/ quá bán, đó là RSI.

Lưu ý là chúng ta sẽ giao dịch theo xu hướng chính, cụ thể:
  • Nếu xu hướng chính là tăng, chúng ta sẽ tìm các vùng quá bán để mua vào;
  • Nếu xu hướng chính là giảm, chúng ta sẽ tìm các vùng quá mua để bán ra.
1.png

Nhờ vào cách này chúng ta sẽ loại bỏ được các tín hiệu nhiễu liên tục được tạo ra bởi các chỉ báo.

Khung ngắn hạn – Các gợn sóng
Với khung thời gian này, trader sẽ sử dụng nó để tinh chỉnh điểm vào sau khi đã xác định được cơ hội vào lệnh ở 2 khung thời gian trước.

Công cụ dùng ở khung thời gian này chính là các mức hỗ trợ- kháng cự NGẮN HẠN, đặt các lệnh chờ phía trên/dưới các vùng này theo qui tắc sau:
  • Đối với lệnh bán, đặt lệnh chờ bán phía dưới các mức hỗ trợ ngắn hạn (giao dịch phá ngưỡng);
  • Đối với lệnh mua, đặt lệnh chờ mua phía trên các mức kháng cự ngắn hạn (giao dịch phá ngưỡng).
Trong một hai bài viết ngắn ngủi thật khó có thể trình bày cặn kẽ một hệ thống, tuy nhiên hy vọng nó cũng đã mang lại kiến thức cho anh em về cách kết hợp chỉ báo đồng thời gợi mở về một hệ thống giao dịch tốt.

Hẹn gặp lại anh em trong các bài viết sau!

À quên, anh em muốn đọc sách của bác Elder có thể mua tại đây. Tham dự khóa học của bác tại đây.

Tham khảo: MTS
Happy trading,
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Mới Để Giao Dịch Kiếm Sống

Quyển sách của Tiến sỹ Alexander Elder đề cập đến những vấn đề cơ bản và cần thiết nhất với các trader. Sách được đánh giá rất cao trên toàn cầu

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 375 Xem / 23 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,455 Xem / 78 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,084 Xem / 83 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 282 Xem / 3 Trả lời
  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 116 Xem / 2 Trả lời
  • LuTienSinh trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 154 Xem / 3 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 237 Xem / 9 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên