Tại sao không nên quá lo lắng khi lợi suất tiếp tục tăng cao?

Tại sao không nên quá lo lắng khi lợi suất tiếp tục tăng cao?

Tại sao không nên quá lo lắng khi lợi suất tiếp tục tăng cao?

Bianas

Senior Mod
Đã Xác Nhận
Trial mod
5,121
29,782
Có nhiều nhận định cho rằng việc lợi suất trái phiếu gia tăng - điều vốn đang thúc đẩy mức độ biến động của thị trường - là dấu hiệu cho thấy khả năng lạm phát sẽ tăng mạnh trong tương lai, nhưng liệu chúng ta có phải quá lo lắng về điều này, dưới đây là quan điểm của Joy Joy Wiltermuth, một tay viết trên MarketWatch, mời anh em cùng tham khảo.

-----​

Một lý do cho sự tăng vọt lợi suất trái phiếu chính phủ trong những tuần gần đây là bởi thị trường đang lo ngại chính phủ Mỹ có thể hỗ trợ quá mức cho nền kinh tế và gây ra lạm phát. Chỉ trong năm nay, lợi suất trái phiếu đã vượt mức 1.7% từ mức thấp nhất 1 năm trước là 0.51%.

Screen Shot 2021-03-31 at 17.01.24.png

Lợi suất trái phiếu Mỹ tăng lên mức cao trong hơn 1 năm​

Joe Ramos, người đứng đầu mảng thu nhập cố định của Lazard Asset Management cho biết: “Có những quy tắc nhất định liên quan đến thị trường, đó là khi lãi suất tăng lên thì là một dấu hiệu xấu.”

Khi các công ty phải trả nhiều tiền hơn để đi vay, họ sẽ chuyển chi phí gia tăng này cho người tiêu dùng bằng cách tăng giá hàng hóa/ dịch vụ, khiến người tiêu dùng phải chi tiêu nhiều hơn, nhưng lại nhận được ít giá trị hơn. Và bất kỳ sự sụt giảm trong tiêu dùng nào cũng sẽ gây tổn hại đến nền kinh tế đang phục hồi, ngay cả trước khi nền kinh tế hoàn toàn mở cửa trở lại.

Nhưng Ramos cho rằng một số quy tắc cũ đã không còn phù hợp, đặc biệt là sau khi lợi suất trên thị trường trái phiếu Mỹ trị giá 21 nghìn tỷ USD giảm xuống mức thấp kỷ lục vào năm ngoái.

Khi mà lợi suất trái phiếu tiếp tục tăng cao trong bối cảnh quá trình tiêm chủng được đẩy nhanh và nền kinh tế đang tiến đến việc bình thường hoá thì đó không phải là một dấu hiệu không tốt, nó phản ánh nền kinh tế đang hồi phục.

Sự “kiên nhẫn” của FED


Trước sự gia tăng nhanh chóng của lợi suất trái phiếu, FED đã khá “thờ ơ” và không có những phản ứng mà thị trường kỳ vọng. FED cho biết họ vẫn tập trung vào mục tiêu kép là ổn định giá cả và toàn dụng lao động, chưa có kế hoạch rút lại các kích thích và nhấn mạnh rằng triển vọng kinh tế ngày càng tốt lên.

Daniel Ahn, nhà kinh tế trưởng tại BNP Paribas lưu ý rằng chúng ta cần nhìn vào sự thật đằng sau mức tăng lợi suất hiện tại, và FED khá lạc quan trước những động thái gia tăng lợi suất này vì triển vọng kinh tế đang được cải thiện đáng kể. Ông nhận định rằng có lẽ mức tăng 70 điểm cơ bản khác của lợi suất trái phiếu có thể đủ để kích hoạt biến động thị trường nhiều hơn, nhưng hiện tại chúng ta chưa thấy điều đó.

FED - Powell.jpg


Đã 40 năm kể từ khi lãi suất cho vay cơ bản của Mỹ vượt quá 20%, thời điểm mà cựu Chủ tịch Fed Paul Volcker tiến hành một cuộc chiến chống lại lạm phát cao.

Kể từ đó, người dân Mỹ đã có thể hưởng mức lãi suất thế chấp cố định trong 30 năm ở mức 5% và hiện nay chúng chỉ ở mức 3%.

Nela Richardson, nhà kinh tế trưởng của ADP, cho biết: “Các nhà đầu tư trái phiếu có xu hướng tin tưởng hơn vào một nền kinh tế mà nó đòi hỏi lợi suất cao hơn để nắm giữ các tài sản an toàn. Nhưng nếu lợi suất cao đi kèm với “sự kết thúc của tiền rẻ và tín dụng thấp” thì thị trường có xu hướng hỗn loạn.”

Khoản tiền kích thích tài chính trị giá hàng nghìn tỷ USD đang len lỏi khắp nền kinh tế, ngoài ra, tiến độ tiêm chủng nhanh chóng của Mỹ có khả năng dẫn đến việc tái mở cửa nhanh và rộng hơn cho các khu vực của Mỹ, điều này có thể đặt lạm phát vào một thử thách. Và bởi vì chúng ta chưa thấy lạm phát cao kể từ thời Volcker, nhiều người đang lo ngại rằng điều này có thể giải phóng nó.

Trong khi đó, thị trường trái phiếu dường như đã báo hiệu rằng nó đã chấp nhận cam kết của FED trong việc giữ chính sách tiền tệ lỏng lẻo trong thời gian tới. Nhưng ngay cả khi lãi suất 10 năm tăng lên 3% và lạm phát cũng gia tăng cùng với dự báo tăng trưởng GDP ở mức 6.9% trong năm nay, nó có thể giảm trở lại về mức quen thuộc mà thị trường đã thấy trong suốt 4 thập kỷ qua.

Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, mọi người đã dự báo rằng lạm phát sẽ là vấn đề lớn của FED, nhưng như chúng ta đã thấy, FED đã xử lý được nó.

Tóm lại, việc lợi suất trái phiếu Mỹ liên tục gia tăng thời gian gần đây đang khiến mức độ biến động gia tăng, đồng USD mạnh lên, vàng, JPY và thị trường chứng đều giảm xuống, tuy nhiên, điều đó nên được nhìn nhận một cách tích cực bởi sự cải thiện trong triển vọng kinh tế, không nên quá lo lắng về nó!

Tham khảo: MarketWatch
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp VPA - Kỹ Thuật Nhận Diện Dòng Tiền Thông Minh bằng Hành Động Giá kết hợp Khối Lượng Giao Dịch

Phương pháp VPA - Volume Price Analysis - là phương pháp Price Action hướng dẫn ĐỌC GIÁ / NẾN kết hợp với KHỐI LƯỢNG GIAO DỊCH để tìm ra hướng đi của DÒNG TIỀN THÔNG MINH

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 117 Xem / 18 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 232 Xem / 6 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,368 Xem / 85 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 253 Xem / 13 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,115 Xem / 41 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên