Tại sao tín hiệu kỹ thuật đúng, nhưng đa số trader vẫn vào lệnh sai? Lỗi nhỏ nhưng hậu quả to!

Tại sao tín hiệu kỹ thuật đúng, nhưng đa số trader vẫn vào lệnh sai? Lỗi nhỏ nhưng hậu quả to!

Tại sao tín hiệu kỹ thuật đúng, nhưng đa số trader vẫn vào lệnh sai? Lỗi nhỏ nhưng hậu quả to!

Phương Thúy

Editor
Trial mod
6,336
28,931
Phân tích kỹ thuật dù đã tồn tại trong nhiều thập kỷ nhưng tại sao rất nhiều nhà giao dịch lại không sử dụng nó?

Phân tích kỹ thuật là cách tốt để phân tích biểu đồ, nhưng có rất nhiều cạm bẫy kỹ thuật mà thị trường bày sẵn ra, còn trader chúng ta cần học cách không đi theo những cạm bẫy đó như đa số các trader khác vẫn làm.

Trong bài viết này, tác giả chia sẻ các bẫy giá và tư duy giao dịch của các trader trong các mô hình giá phổ biến nhất. Để chúng ta hiểu được lý do vì sao mô hình giá cho tín hiệu giao dịch nhưng đa số trader vẫn thua lỗ.

Vùng giá Sideways – Xác nhận sự phá vỡ và retest


Hãy bắt đầu với vùng giá sideways, một trong những mô hình giao dịch phổ biến nhất. Các vấn đề chính với mẫu hình này là:
  • Giao dịch theo cú breakout ban đầu thường là cú breakout giả
  • Giá thoát khỏi vùng sideways và sau đó mới xuất hiện cú breakout thực sự.
Cách an toàn nhất trong việc giao dịch với các vùng giá đi ngang đó là chờ đợi một sự phá vỡ được xác nhận, sau đó giá có xu hướng hồi về retest. Việc giá retest lại có mục đích là làm cho những trader vào lệnh theo cú phá vỡ trước đó đã chuyển điểm dừng lỗ của họ về lại điểm hòa vốn sẽ bị dừng lỗ.

Nếu bạn tự tin về chiến lược của mình, bạn có thể sẽ giao dịch ngay lần retest đầu tiên của giá nhưng có thể sẽ gặp thua lỗ nếu như cú retest này thất bại. Hoặc tốt hơn là bạn nên đợi cho cú retest được xác nhận và sau dó hãy tham gia giao dịch khi có thêm các tín hiệu xác nhận khác kèm theo. Như ví dụ dưới đây:

phân-tích-kỹ-thuật-traderviet.png
Giá sau khi bị phá vỡ, và quay lại retest, và đó là cơ hội tốt để giao dịch.

Mô hình vai đầu vai


Một trong những mô hình phổ biến khác đó là vai đầu vai. Nhưng đây lại là mô hình khá khó để giao dịch. Lý do là hầu hết các trader sẽ giao dịch phía bên vai phải và sau đó họ thường dời điểm chốt lỗ xuống điểm hòa vốn khi giá retest lại đường neckline. Dù giao dịch bằng cách nào đi nữa, thì mô hình này không đơn giản như vẻ ngoài của nó.

Tương tự như giao dịch với sideways, bạn nên chờ cho giá retest lại đường neckline thành công hoặc nếu tự tin hơn bạn có thể sẽ vào lệnh sau khi đường neckline bị phá vỡ và đừng chuyển stoploss đến điểm hòa vốn trước khi sự retest xảy ra.

phân-tích-kỹ-thuật-traderviet-1.png

Di chuyển điểm stoploss không phải lúc nào cũng xấu, nhưng nếu bạn làm điều đó sai thời điểm, nó có thể khiến kết quả giao dịch của bạn khác đi rất nhiều.

Đường trendline chuyển đổi


Một mô hình giá điển hình bị phá vỡ và sau đó được retest còn gọi là trendline chuyển đổi. Nó về cơ bản giống như phá vỡ vùng giá sideways và retest lại nhưng lần này là sự phá vỡ diễn ra xung quanh trendline.

Biểu đồ dưới đây cho thấy giá hoàn toàn có động thái di chuyển về cú phá vỡ ban đầu. Giá thậm chí đã dừng lại vùng bị phá vỡ trước đó một khoảng thời gian, và retest lại vài lần trước khi giảm mạnh.

phân-tích-kỹ-thuật-traderviet-2.png

Đường xu hướng là một công cụ giao dịch tuyệt vời. Nhưng có nhiều trader lại giao dịch theo cách thông thường là vào lệnh ngay khi cú phá vỡ xảy ra, sau dó dời điểm stoploss về hòa vốn. Nhưng sau đó họ lại than vãn về việc vì sao họ liên tục bị hit stoploss. Trên thực tế nếu chúng ta kiên trì và nhẫn nại chờ đợi cú phá vỡ được xác nhận sau đó giá retest mới giao dịch thì lệnh giao dịch sẽ chắc chắn hơn.

Bẫy giá trong vùng giá đi ngang


Mô hình bẫy giá của vùng range thường dẫn đến việc giá di chuyển theo hướng phá vỡ luôn chứ không có sự retest xảy ra.

Như biểu đồ bên dưới, bẫy giá là cái hộp nhỏ được đánh dấu bởi màu xanh lá cây ngay trước khi breakout xuất hiện và một khi mô hình này xảy ra, giá thường có động thái tăng nhẹ trong vùng range.

phân-tích-kỹ-thuật-traderviet-3.png

Bẫy giá thường xảy ra trong vùng range. Thường trader sẽ chờ ít nhất có 2 điểm tiếp xúc để xác nhận hình thành vùng range. Bẫy giá thường là điểm tiếp xúc thứ 3 hoặc 4 để các trader thiếu kinh nghiệm tin rằng họ đã tìm thấy một vùng range tốt để giao dịch.

Hình thức và hình dạng của bẫy giá


Những cái bẫy như vậy là mô hình phổ biến xung quanh các vùng hỗ trợkháng cự quan trọng và chúng không chỉ xảy ra ở các vùng giá đi ngang, bạn cũng có thể tìm thấy chúng ở các đường trendline.

phân-tích-kỹ-thuật-traderviet-4.png

Điều quan trọng nhất là bạn đừng tự đông giao dịch ở điểm chạm thứ 3 hoặc 4 mà hãy đợi có một mô hình xuất hiện và đợi cho sự phá vỡ thực sự xảy ra. Khi tất cả các trader tin rằng ngưỡng mức hỗ trợ/trendline có thể giữ được giá, thì đây là lúc bạn nên tập trung và chờ đợi tín hiệu để giao dịch.

Hy vọng rằng với cách thức giao dịch này sẽ giúp anh em trader đỡ mắc bẫy thị trường và dính phải những thua lỗ không đáng có. Giúp cho anh em có thể phần nào thoát ly được cách giao dịch của đại đa số trader đang sử dụng nhé.

Chúc mọi người một ngày vui vẻ!

Trích nguồn: tradeciety
 

Giới thiệu sách Trading hay
Mô Hình Biểu Đồ - Phương Pháp Hiệu Quả Để Tìm Kiếm Lợi Nhuận

Được xem là cẩm nang về mô hình biểu đồ của các nhà đầu tư, giao dich tài chính toàn cầu và là kiến thức bắt buộc phải nắm về Phân Tích Kỹ Thuật
Chỉnh sửa lần cuối:

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • TraderLC trong Hội Trader giao dịch Quỹ 2,211 Xem / 32 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 215 Xem / 12 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 101 Xem / 5 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 482 Xem / 38 Trả lời
  • DuongHuy trong Hệ thống giao dịch - Trading system 37,563 Xem / 19 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên