Tại sao trader cứ phải gặp những khoản lỗ ĐÁNG SỢ thì mới chịu quản lý vốn cho đàng hoàng?

Tại sao trader cứ phải gặp những khoản lỗ ĐÁNG SỢ thì mới chịu quản lý vốn cho đàng hoàng?

Tại sao trader cứ phải gặp những khoản lỗ ĐÁNG SỢ thì mới chịu quản lý vốn cho đàng hoàng?

Phương Thúy

Editor
Trial mod
6,377
29,021
Rất nhiều trader nói rằng, " phương pháp giao dịch của tôi rất ổn, chỉ là vẫn lỗ vì chưa quản lý vốn tốt" hoặc là "chỉ cần tôi kiểm soát lại thì sẽ có lợi nhuận ngay thôi" hoặc là "Đợt này lỗ quá, tại vì không quản lý vốn thôi, chứ quản lý vốn lại là kết quả khác liền",.... rất nhiều câu nói nước đôi kiểu như vậy. Và hầu hết trong mọi trường hợp sau đó, chẳng ai chịu quản lý vốn cho đàng hoàng cả, vẫn sẽ là duy trì lối giao dịch cũ cho đến khi thua tới mức biết sợ mới bắt đầu thay đổi.

Mình tự hỏi rằng, tại sao có rất nhiều trader biết được vấn đề của mình nằm ở đâu, nhưng lại chẳng mảy may tìm cách giải quyết. Phải chăng đó chính là nguyên nhân khiến rất nhiều trader gặp khó khăn trong quản lý vốn.

Để kiếm được tiền chúng ta cần rất nhiều mảnh ghép lớn nhỏ hợp lại, giúp chúng ta định hình được cách thức kiếm tiền trong nghề. Dù lớn dù nhỏ, mỗi mảnh ghép đều quan trọng và không nên thiếu mảnh nào. Quản lý vốn chính là mảnh ghép không nhỏ xíu nào. Trader bị mất tiền vì không quản lý vốn, bị khủng hoảng tâm lý khi không quản lý vốn. Dẫu biết nó quan trọng như vậy nhưng tại sao rất nhiều trader chưa hành động vậy? Có lẽ vì những nguyên do này:

thoát-lệnh-sớm-traderviet.jpeg

Chưa thực sự sợ


Có lẽ động lực lớn nhất khiến trader bắt buộc phải hành động ở đây chính là nỗi sợ. Sẽ có những trader hiểu được tầm quan trọng của quản lý vốn và bắt đầu tìm cách thức cho riêng mình chứ không chỉ đơn thuần là vì họ sợ.

Tuy nhiên đa số trader không chịu thay đổi đó là vì những thua lỗ đó chưa đủ làm cho họ sợ. Sẽ đến một thời điểm chúng ta gặp những khoản lỗ mà chỉ nghĩ đến thôi cũng thấy sợ. Đó lúc bạn sẽ phải hành động nếu không kết quả sẽ càng thảm.

Khi đã biết sợ thì mỗi khi giao dịch, trader đều sẽ nghĩ đến hậu quả nếu như không quản lý vốn. Tự động sẽ biết giới hạn rủi ro, biết lập chiến lược quản lý vốn cho mình. Những việc này vốn dĩ không khó, nhưng vì trước đây chưa biết sợ, lại thiếu động lực nên mãi không chịu làm.

Vậy nên trader chỉ khi biết sợ rồi mới có đủ động lực để thực hành quản lý vốn nghiêm túc, khi đã quản lý vốn rồi thì mới thấy được tầm quan trọng và lợi ích của nó.

>>> Đọc thêm bài hay: https://traderviet.org/t/68209/

Thắng lớn thì trader lại dễ dàng quên đi mình đã thua lỗ như thế nào


Lúc thua lỗ thì ai cũng quyết tâm quản lý vốn cho bằng được. vì lúc đó ta cứ nghĩ rằng chỉ cần quản lý vốn lại là mọi thứ sẽ ổn thôi. Nhưng không, chỉ cần có một đợt thắng thôi, trader lại dễ dàng quên đi lời thề thốt trước đó. Vì sao vậy? Mọi người chắc cũng biết đó, kiếm được tiền thì lòng tham lại nổi lên, và kiếm tiền mới là mục đích được ưu tiên hơn là quản lý vốn lúc này.

Vậy cho nên mới nói, quản lý vốn không phải là việc dễ. Nó có thể dễ ở lúc bắt đầu, còn duy trì thì đó lại là một chuyện khác. Đặc biệt là nếu tư duy, suy nghĩ, hành động của trader thay đổi liên tục thì có lẽ nó lại càng khiến cho việc thực hành quản lý vốn thêm khó.


Không giữ được nguyên tắc


Có thể sau một đợt thua lỗ, việc mà trader nghĩ tới đó là lần sau giao dịch sẽ quản lý vốn cho đàng hoàng. Có lẽ sau đó chúng ta cũng bắt tay vào việc quản lý vốn, nhưng vấn đề là nằm ở cách duy trì nó. Nếu chúng ta dễ dàng phá vỡ các nguyên tắc thì việc duy trì quản lý vốn là điều rất khó. Vì trên thực tế quản lý vốn là việc đòi hỏi có tính kỷ luật và nhất quán.

Nếu là trước đây bạn có những khoản lãi lớn, thì bây giờ sau khi quản lý vốn, có lẽ mức lãi bạn đang nghĩ tới sẽ không đạt được. Bởi vì sở dĩ bạn kiếm được lãi lớn là vì bạn chấp nhận rủi ro cao. Bây giờ bạn muốn hạn chế rủi ro lại thì lợi nhuận cũng không thể giữ nguyên được. Vậy cho nên, quản lý vốn đôi khi nó sẽ khiến bạn phá vỡ các nguyên tắc để kiếm những khoản lãi lớn. Mà nếu nguyên tắc không giữ được thì việc quản lý vốn sẽ rất khó.

Vậy cho nên, thực tế quản lý vốn cũng không phải là quá khó, nó nằm ở động lực, ở tư duy của chúng ta. Nếu chúng ta muốn quản lý vốn, chúng ta có tư duy đúng đắn thì dần dần quản lý vốn không làm khó được các bạn.

Nice day!
 

Giới thiệu sách Trading hay
Trading In The Zone - Thực hành Kiểm soát Cảm xúc bằng Tâm lý học Hành vi trong Đầu tư và Giao dịch Tài chính

Là quyển sách Top 1 toàn cầu về chủ đề đầu tư/trading, Trading In The Zone giúp thấu hiểu và quản trị cảm xúc cũng như giữ vững kỷ luật khi tham gia thị trường tài chính, nhằm nâng cao trình độ và hiệu quả đầu tư lên mức cao nhất có thể

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 238 Xem / 19 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 933 Xem / 62 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 137 Xem / 3 Trả lời
  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 92 Xem / 2 Trả lời
  • LuTienSinh trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 107 Xem / 3 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 23,967 Xem / 81 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 230 Xem / 9 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên