Tại sao trader lên kế hoạch giao dịch nhưng lại KHÔNG giao dịch theo kế hoạch?

Tại sao trader lên kế hoạch giao dịch nhưng lại KHÔNG giao dịch theo kế hoạch?

Tại sao trader lên kế hoạch giao dịch nhưng lại KHÔNG giao dịch theo kế hoạch?

Le Hue Truong

Editor
Trial mod
7,288
32,439
Xin chào cả nhà!

Sau đây là một bài đăng trên trang web trade2win.com của tác giả Brett Steenbarger - PGS. Lâm sàng về Khoa học Tâm thần và Hành vi tại Đại học Y khoa SUNY Upstate ở Syracusse.

Ông làm việc với tư cách là huấn luyện viên hiệu suất cho các nhà quản lý và giao dịch danh mục đầu tư của quỹ đầu cơ.

Ông đã viết một số cuốn sách về tâm lý giao dịch, hàng chục chương sách và các bài báo trên tạp chí về các cách tiếp cận để thay đổi nhận thức, hành vi và cảm xúc.​

Tai-sao-trader-len-ke-hoach-nhung-khong-giao-dich-theo-ke-hoach-TraderViet1.png

Là tác giả của blog Tradesfeed - đề cập đến tâm lý của các trader và thị trường, Steenbarger nhấn mạnh đến các nghiên cứu và ứng dụng gần đây trong tâm lý học và tài chính hành vi.

Bây giờ thì chúng ta cùng đọc chia sẻ của ông ấy về lý do tại sao trader thường lên kế hoạch giao dịch nhưng lại không giao dịch theo kế hoạch nhé!

***​

Hãy cân nhắc những lời khuyên sau đây:
  • Giao dịch những gì bạn thấy'
  • Giao dịch theo kế hoạch; và lên kế hoạch cho giao dịch;
  • Đừng để cảm xúc can thiệp vào trading;
  • Đừng suy nghĩ quá nhiều về các cú trade; hãy giao dịch theo cảm nhận của bạn với thị trường.
Bản thân tất cả những điều này đều hợp lý, nhưng chúng cũng mâu thuẫn với nhau. Bạn nên gạt bỏ cảm xúc của mình hay tiếp tục cảm nhận thị trường? Bạn nên kiên trì với kế hoạch giao dịch của mình hay vào/ thoát khỏi thị trường khi bạn thấy một diễn biến bất ngờ?

Nếu bạn đã đọc các bài viết trước đây của tôi, bạn có thể thấy rằng, lý do của những mâu thuẫn là bởi các lời khuyên đó liên quan đến các khung thời gian khác nhau. Trader giao dịch trong khung thời gian ngắn hay scalper hoặc nhà tạo lập thị trường (market maker) không thể đủ khả năng để suy tính quá nhiều trên các giao dịch. Thay vào đó, họ cần phải trở nên quen thuộc với các mô hình giao dịch ngắn hạn đến mức có thể đưa chúng vào trong nhận thức.

Tai-sao-trader-len-ke-hoach-nhung-khong-giao-dich-theo-ke-hoach-TraderViet2.jpeg

Ngược lại, trader giao dịch trong khung dài hạn có thể nảy sinh ý tưởng rằng "Thị trường đang suy yếu trong vài ngày qua, và hôm nay, nó có khả năng đi xuống mức đáy của ngày hôm qua." Trader sẽ chờ để xác nhận rằng hành động Buy là không thể và sau đó sẽ thực hiện lệnh Sell. Họ sẽ đặt lệnh dừng lỗ phía trên đỉnh trước đó và chốt lời phía dưới đáy trước đó cho một nửa vị thế, sau đó trader sẽ tiếp tục chờ đợi giao dịch diễn ra. Đó là lên kế hoạch giao dịch và giao dịch theo kế hoạch, đưa cảm xúc ra ngoài phương trình.

Những gì là tín hiệu đối với trader khung ngắn hạn sẽ là tín hiệu nhiễu đối với trader khung dài hơn. Đó là lý do tại sao các trader cảm thấy như thể họ đang tự phá hoại khi đặt lệnh ở một chế độ (theo cảm nhận hoặc theo kế hoạch rõ ràng), nhưng sau đó lại quản lý lệnh ở một chế độ khác.

Vậy, câu hỏi đáng hỏi lúc này là: Nếu bạn thực sự giao dịch theo một kế hoạch, thì bao nhiêu phần trăm bạn đã thoát lệnh tại:

a) Điểm chốt lời của bạn?

b) Điểm dừng lỗ của bạn?

c) Một nơi nào đó giữa điểm dừng lỗ và chốt lời?

Nếu bạn thoát lệnh đủ điều kiện cho tuỳ chọn c) với một tỷ lệ lớn, thì có nhiều khả năng bạn đang quản lý giao dịch theo cảm tính, chứ không phải theo kế hoạch của mình. Mặc dù có những trường hợp có thể tối thiểu hoá thua lỗ và khoá lợi nhuận, nhưng theo thời gian, nếu kế hoạch của bạn là một kế hoạch vững chắc, thì bạn sẽ có xu hướng đưa mình ra khỏi các giao dịch với những khoản lỗ nhỏ - thứ sau này có thể trở thành một khoản lợi nhuận, và bạn sẽ có xu hướng chốt lời sớm hơn tiềm năng thật sự của giao dịch.

>> Đọc thêm bài hay: https://traderviet.org/t/48495/

Hãy để ý những gì tôi đang nói: Nếu bạn đang quản lý giao dịch được lên kế hoạch của mình thường xuyên theo cảm tính hơn là theo kế hoạch, thì thông qua hành vi của mình, bạn đang thể hiện sự thiếu tự tin vào kế hoạch đó. Nếu kế hoạch vững chắc, thì nó nên được tuân thủ một cách thường xuyên. Nếu bạn thường xuyên không quản lý giao dịch theo cách bạn đã lên kế hoạch, thì bạn đang sử dụng các tiêu chí ngắn hạn để giải thoát khỏi kế hoạch (tức là coi trong các tiêu chí ngắn hạn hơn là tiêu chí trong kế hoạch).

Vì sao ư? Chúng ta có nhiều loại lý do cho điều này.

Tai-sao-trader-len-ke-hoach-nhung-khong-giao-dich-theo-ke-hoach-TraderViet3.jpeg

Nó có thể là một vấn đề xuất phát từ sự lo âu, và cách giải quyết có thể được thực hiện bằng các kỹ thuật hành vi như huấn luyện thư giãn và phản hồi sinh học.

Nó có thể là do lập kế hoạch sai: có lẽ quy mô vị thế quá lớn hoặc điểm dừng lỗ quá xa so với mức chấp nhận rủi ro của cá nhân hoặc quy mô tài khoản của bạn.

Cũng có thể là bạn đang cố gắng giao dịch trên một khung thời gian lớn hơn, trong khi kỹ năng nhận thức và phong cách của bạn lại phù hợp với một khung thời gian ngắn hơn.

Ngoài ra, trader thường đi chệch khỏi kế hoạch khi họ chưa có đủ kinh nghiệm về các kế hoạch đó, vì vậy, họ tự nhiên thiếu tự tin. Điều này thường xảy ra khi bạn cố gắng giao dịch theo kế hoạch/ setup của người khác mà không tự mình nghiên cứu và thực hành.

Lời khuyên chung của tôi là hãy thực hành các phương pháp hành vi, cắt giảm đáng kể quy mô vị thế của bạn (thậm chí có thể chuyển sang chế độ giao dich mô phỏng), và sau đó tuân theo kế hoạch của bạn một cách nghiêm túc hết giao dịch này đến giao dịch khác. Điều đó sẽ giúp bạn biết liệu kế hoạch có thực sự phù hợp với bạn hay không, và nó cũng sẽ giúp bạn nhận ra rằng kế hoạch đó đáng để tuân theo hay không. Bạn không thể mong đợi bản thân loại bỏ những tín hiệu nhiễu trong khung thời gian ngắn, trừ khi bạn có niềm tin mãnh liệt vào những gì bạn nhìn thấy và kế hoạch trong bức tranh lớn hơn.

Tai-sao-trader-len-ke-hoach-nhung-khong-giao-dich-theo-ke-hoach-TraderViet4.jpeg
>> Đọc thêm bài hay: https://traderviet.org/t/59512/

Những đây là bài tập thứ hai - vài tập mà tôi đã học hỏi từ nữ phù thuỷ Linda Raschke - có thể rất hữu ích trong việc đối phó với các thách thức xử lý thông tin trong trading.

Hãy chọn một khung thời gian để luyện tập. Bạn có thể làm điều này cách giao dịch trong chế độ mô phỏng và cài đặt biểu đồ từ khung M1, M5, M15, M30 hoặc H1. Bạn phải tuân thủ cài đặt bạn chọn trong suốt phiên giao dịch. Không được chuyển sang khung thời gian thấp hơn hoặc cao hơn. Sau đó, đặt đồng hồ báo thức của bạn cho một thời gian ngẫu nhiên trong vài phút tới. Khi đồng hồ đổ chuông, bạn phải tham gia thị trường trong thanh bar tiếp theo (ví dụ, nếu bạn đang giao dịch trên biểu đồ khung M5, thì bạn phải vào lệnh trong 5 phút tiếp theo). Bạn có thể long hoặc short, nhưng bạn phải tham gia và quản lý giao dịch tại khung thời gian được chọn. Hơn nữa, bạn phải giữ lệnh của mình trong ít nhất một khoảng thời gian của một một thanh bar (ví dụ, nếu bạn đang nhìn vào biểu đồ khung M5, thì bạn phải giữ lệnh trong ít nhất 5 phút), nhưng không quá 2 thanh bar. Điều đó có nghĩa là, bạn phải xác định trước các mức hỗ trợ/ kháng cự hoặc các chỉ báo có thể dùng làm điểm dừng lỗ và chốt lời.

Đặt lại báo thức của bạn vào một thời điểm ngẫu nhiên khác trong tương lai gần khi bạn thoát khỏi một giao dịch cho đến khi giao dịch trong ngày hoàn tất. Điều này sẽ giúp bạn giao dịch tích cực hơn nhiều nếu bạn đang giao dịch biểu đồ khung M1 hoặc M5 so với khi bạn giao dịch khung M30 hoặc H1.

Đảm bảo rằng, bạn giao dịch mỗi cài đặt thời gian (khung M1, M5...) nhiều lần trong nhiều ngày. Bắt buộc bản thân phải nhận thức/ lên kế hoạch, vào lệnh, quản lý, và thoát lệnh như một trader trong ngắn hạn và như một trader trong dài hạn. Thoải mái xem bất kỳ tin tức, chỉ báo hoặc dữ liệu khác mà bạn thường xem xét trong quá trình giao dịch, miễn là dữ liệu không được lấy từ các khung thời gian ngắn hơn so với dữ liệu bạn đang giao dịch là được.

Theo thời gian, những gì bạn sẽ phát hiện ra là kiểu giao dịch (hay đúng hơn là kiểu xử lý thông tin) mà bạn giỏi nhất và cảm thấy thoải mái nhất cho bạn. Bạn có cảm thấy thoải mái khi thực hiện ít giao dịch hơn và lập kế hoạch một cách chi tiết không? Bạn có đang bộc lộ hết sở trường của mình khi đọc các mô hình ngắn hạn từ phút này sang phút khác không? Điều nào khiến bạn cảm thấy tự nhiên nhất? Điều nào khiến bạn luôn ở trong vùng "zone" của mình?

Tai-sao-trader-len-ke-hoach-nhung-khong-giao-dich-theo-ke-hoach-TraderViet5.jpeg

>> Đọc thêm bài hay: https://traderviet.org/t/46677/

Tóm lại


Trader hiếm khi có mong muốn tự phá hoại bản ngã trong tiềm thức. Chúng ta chỉ tự phá hoại bản ngã khi chúng ta không thực sự biết mình là ai, mình giỏi nhất ở điểm nào và do đó, không biết điều gì sẽ đem đến cho chúng ta mức độ tin tưởng và tự tin cao nhất!

Nguồn: trade2win

Đừng quên THẢ TIM, SHARE "VÀ COMMENT để ủng hộ mình nhiều hơn nữa nhé!! Nice day cả nhà ;););)
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Mới Để Giao Dịch Kiếm Sống

Quyển sách của Tiến sỹ Alexander Elder đề cập đến những vấn đề cơ bản và cần thiết nhất với các trader. Sách được đánh giá rất cao trên toàn cầu
Chỉnh sửa lần cuối:
Chưa hiểu cách luyện tập lắm , ad có thể nói tóm tắt hơn được hong<3
Theo mình hiểu thì.
Paper trading.
Vào lệnh ở khung time nào thì TP, SL ở khung đó, có thể xem thông tin ở khung time lớn hơn (không xem ở khung nhỏ hơn, để tránh bị khung nhỏ nhảy loạn xạ).
Giữ lệnh ít nhất 1 bar và ko quá 2 bar là thoát lệnh nên phải xác định TP, SL rõ ràng (chắc là rèn luyện kế hoạch, kỷ luật)
Đặt đồng hồ báo thức ngẫu nhiên để vào giao dịch, lúc đó có thông tin gì từ indicator, thông tin hỗ trợ/kháng cự, tin tức... thì vào lệnh Long/Short. Ngày thực hiện vài giao dịch.

Từ đó biết mình phù hợp với điều gì, mong muốn điều gì, phong cách trader...

Cũng khá hay, mình thì cũng đang luyện tập trên tiền thiệt luôn, chắc cháy thì qua paper :D.
 
Theo mình hiểu thì.
Paper trading.
Vào lệnh ở khung time nào thì TP, SL ở khung đó, có thể xem thông tin ở khung time lớn hơn (không xem ở khung nhỏ hơn, để tránh bị khung nhỏ nhảy loạn xạ).
Giữ lệnh ít nhất 1 bar và ko quá 2 bar là thoát lệnh nên phải xác định TP, SL rõ ràng (chắc là rèn luyện kế hoạch, kỷ luật)
Đặt đồng hồ báo thức ngẫu nhiên để vào giao dịch, lúc đó có thông tin gì từ indicator, thông tin hỗ trợ/kháng cự, tin tức... thì vào lệnh Long/Short. Ngày thực hiện vài giao dịch.

Từ đó biết mình phù hợp với điều gì, mong muốn điều gì, phong cách trader...

Cũng khá hay, mình thì cũng đang luyện tập trên tiền thiệt luôn, chắc cháy thì qua paper :D.
Cảm ơn bạn, bạn truyền tải thông tin chính xác rùi nè!
 
Các bác mà cứ vẽ ra nhiều kế hoạch giao dịch, nếu giá đi thế này thì sẽ như thế kia...chỉ càng làm tâm lý khó chịu thôi, bởi vì các kế hoạch các bác vẽ ra là để thị trường đi theo cách phá vỡ những kế hoạch đó của các bác. Vậy nên theo mình, hãy nhìn những gì đang có trên biểu đồ để đánh giá. Cách này giúp cải thiện tâm lý của các bác rất nhiều
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 509 Xem / 45 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 255 Xem / 2 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 613 Xem / 12 Trả lời
  • forex_vn trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,753 Xem / 14 Trả lời
  • phaisinh trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 85 Xem / 1 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên