Tâm lý thị trường (market sentiment) và cách nó giúp Trader đỡ sấp mặt như thế nào

Tâm lý thị trường (market sentiment) và cách nó giúp Trader đỡ sấp mặt như thế nào

Tâm lý thị trường (market sentiment) và cách nó giúp Trader đỡ sấp mặt như thế nào

Nhật Hoài

Active Member
9,576
59,533
Tâm lý thị trường là thứ bị nhiều anh em trader bỏ qua, không thèm quan tâm mỗi khi đặt lệnh. Ta chỉ mở chart, thấy kèo là xuống hàng ngay, cần gì để ý tâm lý chi cho nhọc. Nhưng không, biết được Tâm lý thị trường thời điểm vào lệnh sẽ giúp tránh thua lỗ và sấp mặt rất nhiều.

Tâm lý thị trường là gì?


Tâm lý thị trường đơn giản là cảm xúc hiện tại của thị trường. Thị trường như 1 sinh vật sống vậy, nó cũng có tâm lý và cảm xúc dựa trên các sự việc vừa mới xảy ra. Mình nhấn mạnh yếu tố “vừa mới xảy ra” bởi tâm lý là thứ mang tính thời điểm, thị trường chỉ phản ứng và có tâm lý với các sự kiện gần nhất, và nó không thể cảm thấy đau buồn cho 1 sự kiện đã xảy ra trong quá khứ cách đây mấy năm được.

tam-ly-sentiment-traderviet5.jpg

Do đó ở bài này ta sẽ học cách đánh giá Tâm lý thị trường qua 2 điểm:
  • Nhận ra sự thay đổi tâm lý sớm nhất có thể;
  • Trade trong khi cái tâm lý đó còn đang mới.

Tâm lý thị trường - Nhận ra sự thay đổi tâm lý nhanh nhất có thể


Thời điểm tốt nhất để trade dựa trên tâm lý là ngay khi ta nhận ra sự thay đổi. Tâm lý này thay đổi rất nhanh vì nhiều loại tin tức: có thể là 1 dữ liệu nào đó được công bố; 1 sự thay đổi về chính trị hay 1 sự kiện bất ngờ nào đó. Cơ bản là ta luôn có cơ hội trade khi tâm lý thay đổi.

Tâm lý thị trường - Không phải tâm lý nào cũng như nhau


1 ngày trôi qua có rất nhiều dữ liệu và loại thông tin được công bố, và không phải toàn bộ các thông tin đó đều làm thị trường di chuyển mức độ giống nhau. Chính sách lãi suất của FED luôn luôn quan trọng hơn dữ liệu bán lẻ, và tình hình thương chiến thì có độ quan trọng tương đương chính sách lãi suất.

tam-ly-sentiment-traderviet1.jpg

Giờ ta thử lấy ví dụ dữ liệu CPI của Canada (thời điểm viết bài này thì chưa công bố dữ liệu)
Ngân hàng Canada là ngân hàng trung ương duy nhất chưa chuyển sang bồ câu 1 cách rõ ràng. Tuy nhiên khi các ngân hàng còn lại đều bearish thì Canada phải chịu áp lực và đi theo sau. Điều này có nghĩa là thị trường chỉ chờ đợi 1 lý do để sell CAD vì kỳ vọng BoC sẽ đi theo sau các ngân hàng còn lại. Trong quá khứ ta cũng thấy nhiều lần BoC không ngần ngại thẳng tay cắt giảm lãi suất và làm market ngạc nhiên.

Đó thấy không anh em? Việc kỳ vọng 1 cú bán tháo của CAD trước thềm tin CPI chính là đọc hiểu tâm lý thị trường thời điểm vào lệnh. Kết quả là lạm phát tăng 1 chút, do đó cơ hội cắt giảm lãi suất trong tháng 9 từ BoC giảm đi nhiều. Kèo này bỏ qua.

Điểm quan trọng ở đây là nhờ vào tin CPI không lạc quan, ta đã kỳ vọng 1 kèo giảm cho CAD, và sẽ bán ra hoặc ít nhất là không mua vào đồng tiền này. Từ đó anh em cần các nhân tố sau cho 1 kèo sentiment đẹp:
  • Một nhận định về hướng đi rõ ràng cho sự kiện;
  • Một tin tức hay dữ liệu được công bố mà nó khẳng định hoặc mâu thuẫn hướng đi nhận định đó. Tức là thị trường phải chạy theo tin đó, không được kiểu lừng khừng.
Screen Shot 2019-09-05 at 12.11.50 PM.png

Tâm lý thị trường - Trade trong khi cái tâm lý đó còn đang mới


Giả sử anh em phát hiện 1 kèo sell CAD như bên trên, nhưng không có thời gian vào lệnh lúc ra tin, bận hay gì đó. Thường sẽ có 1 cơ hội thứ 2 để vào lệnh trong vòng 24h sau tin, ta sẽ đợi cho giá hồi về các vùng quan trọng rồi vào lệnh sau cũng không muộn:

Ví dụ kèo trade AUDNZD khi sentiment vẫn còn mới:

Mấu chốt tin tức cho kèo này là cái nhìn ngày càng khác xa nhau giữa RBA với với RBNZ. Biên bản họp RBA được công bố càng khẳng định kỳ vọng này. Cơ hội 1 đợt cắt giảm lãi suất từ RBA giảm từ ~50% xuống còn ~12% so với tuần trước. Do đã lỡ kèo buy trước đó khi biên bản cuộc họp công bố nên tác giả đặt lệnh buy stop quanh mức 50% Fib và chốt lời tại đỉnh trước đó. Lệnh khớp tại mũi tên xanh và thoát tại mũi tên đỏ:

tam-ly-sentiment-traderviet3.png

Bạn thấy đó? Tác giả vào lệnh khi tâm lý thị trường vẫn còn mới, 1 kỳ vọng về sự chênh lệch giữa chính sách của RBA và RBNZ khiến tác giả nhắm mua vào AUDNZD, và biên bản cuộc họp đã khẳng định tâm lý đó là đúng.

Ví dụ kèo AUDJPY theo sentiment:

tam-ly-sentiment-traderviet2.png

Với các cặp dính tới JPY, ta nghĩ ngay tới chiến tranh thương mại vì nó là tài sản an toàn. AUD kỳ vọng tâm lý giảm do sự phụ thuộc của nền kinh tế Úc với Trung Quốc, trong khi đó JPY tâm lý tăng do rủi ro thương chiến. Kèo sell AUDJPY là quá đẹp.

Trên đây là vài ý tưởng về giao dịch sentiment - Tâm lý thị trường - anh em thấy hay thì đừng tiếc 1 THẢ TIM và COMMENT cảm ơn. Xin Cảm Ơn!

Nguồn forexlive
 

Giới thiệu sách Trading hay
Khám phá Nghệ thuật Giao dịch Tiền tệ Chuyên nghiệp

Sách được viết bởi FX Trader chuyên nghiệp, có gần 30 năm giao dịch Forex cho các ngân hàng lớn thế giới như Citi, Nomura hay HSBC, đồng thời từng trading cho quỹ đầu cơ có vốn hàng chục triệu đô la

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,095 Xem / 57 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 282 Xem / 20 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 284 Xem / 7 Trả lời
  • nlinh trong Lập trình MQL - Expert Advisor - Indicator 13,909 Xem / 14 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,455 Xem / 86 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên