"Taper tantrum" - Cơn giận của thị trường trước việc rút lại kích thích là gì? Và nó ảnh hưởng đến các lớp tài sản ra sao?

"Taper tantrum" - Cơn giận của thị trường trước việc rút lại kích thích là gì? Và nó ảnh hưởng đến các lớp tài sản ra sao?

"Taper tantrum" - Cơn giận của thị trường trước việc rút lại kích thích là gì? Và nó ảnh hưởng đến các lớp tài sản ra sao?

Bianas

Senior Mod
Đã Xác Nhận
Trial mod
5,124
29,785
Tại Mỹ, khi quá trình tiêm chủng diễn ra nhanh chóng, các lệnh phong toả dần bị gỡ bỏ và hoạt động kinh doanh khởi sắc, minh chứng bằng các dữ liệu kinh tế tích cực, thì cũng là lúc thị trường bàn luận về việc FED sẽ rút lại các kích thích của mình. Hiện tại, FED đã liên tục từ chối khả năng sớm xảy ra hành động này, tuy nhiên, chúng ta vẫn cần hiểu và nhìn nhận đúng về cái gọi là “taper tantrum.”

Taper là thuật ngữ ám chỉ hành động dần rút lại các kích thích tiền tệ, tantrum là một sự giận dữ/ cơn thịnh nộ, do vậy, chúng ta có thể tạm hiểu “taper tantrum” là sự phẫn nộ của thị trường khi FED rút lại các kích thích, và tất nhiên, điều này đi kèm với những phản ứng cực đoan từ thị trường, do đó, FED rất thận trọng trong vấn đề này.

Nhìn lại tác động của đợt “tapering” hồi năm 2013


Về cơ bản, hoạt động “tapering of bonds” chính là việc FED giảm tốc độ mua vào trái phiếu kho bạc Mỹ. Nhóm nghiên cứu tại ING đã tổng hợp những mẩu thông tin hữu ích về việc họ kỳ vọng ra sao về việc các tài sản sẽ phản ứng trước hành động này.

Một phần quan trọng trong đó chính là việc nhìn lại tác động của hoạt động tapering hồi năm 2013, khi mà một cơn giận đã xảy ra sau khi FED bắt đầu thảo luận về việc giảm mua các khoản nợ của Bộ Tài chính Mỹ. Tác động đáng chú ý nhất chính là việc giá vàng đã mất đi gần 20% giá trị trong giai đoạn từ đầu tháng 5 đến đầu tháng 9 trong năm đó, theo sau là các loại tiền tệ thị trường mới nổi (emerging market).

1-traderviet.png

Thống kê tác động của việc tapering lên các loại tài sản​

Qui mô của “cơn giận”


Xét trên mặt lợi suất, vào năm 2013 mức độ của “cơn giận” trước việc rút dần các kích thích là 150 điểm cơ bản (bps), lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm đã tăng từ 1.5% lên mức 3% trong 5 tháng. Điểm mấu chốt quyết định qui mô của “cơn giận” chính là cường độ và tốc độ của việc rút lại kích thích. Và việc lợi suất trái phiếu sẽ tăng cao hơn bao nhiêu và tăng nhanh như thế nào là vô cùng quan trọng.

Với ING, kịch bản chính của họ là lợi suất trái phiếu 10 năm của Mỹ sẽ đạ mốc 1.75% vào cuối năm, tuy nhiên họ vẫn lưu ý về rủi ro nó có thể đạ được mức này vào giữa năm nay.

Tác động đến hàng hoá thế nào?


Nếu “taper tantrum” lặp lại một lần nữa, tác động có khả năng xảy ra nhất chính là các loại hàng hoá sẽ hứng chịu áp lực giảm giá, trong đó, vàng là “kẻ” thua thiệt rõ ràng nhất, nhưng các loại hàng hoá khác cũng được kỳ vọng sẽ giảm. Tuy nhiên cần lưu ý rằng đây không phải là nhân tố dẫn dắt duy nhất, điển hình là với thị trường dầu mỏ, OPEC+ sẽ có vai trò đặc biệt quan trọng.

ND: Nhìn rộng hơn, nếu lợi suất tăng, việc mua vào USD là một điều nên làm.

Tác động đến thị trường tiền tệ thế nào?


Trong năm 2013, nhóm “fragile five” bao gồm Brazil, Indonesia, Ấn Độ , Thổ Nhĩ Kỳ, và Nam Phi đã chứng kiến sự sụt giảm nghiêm trọng - khoảng 18% - của các đồng nội tệ so với đồng USD. Còn trong thời điểm hiện tại, ING xem đồng ZAR (đồng rand Nam Phi) là đồng tiền dễ tổn thương nhất bởi nó đã tăng mạnh trong năm nay. Họ cũng cho rằng CNY (nhân dân tệ), TWQ (đồng dollar Đài Loan) và KRW (won Hàn Quốc) là những đồng tiền dễ bị tổn thương trong kịch bản có xảy ra taper tantrum.

2-traderviet.png


Cuối cùng, ING nhận thấy EURUSD có khả năng tăng do sự hồi phục toàn cầu trong nửa cuối năm, điều sẽ có lợi cho các loại tiền tệ có tính chu kỳ như EUR, và điều này cũng có nghĩa là các đồng tiền hàng hoá như AUD và NZD cũng sẽ mạnh lên.

Tham khảo: ING, Forexlive
 

Giới thiệu sách Trading hay
Giao Dịch Theo Xu Hướng Để Kiếm Sống

Sách chia sẻ chiến lược giao dịch, tâm lý, phương pháp quản lý vốn thực chiến của Trader 18 năm kinh nghiệm giao dịch theo xu hướng

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 478 Xem / 45 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 231 Xem / 2 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 577 Xem / 12 Trả lời
  • forex_vn trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,750 Xem / 14 Trả lời
  • phaisinh trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 80 Xem / 1 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên