Thị trường mới nổi đang diễn biến tồi tệ hơn cả thời điểm khủng hoảng ’08

Thị trường mới nổi đang diễn biến tồi tệ hơn cả thời điểm khủng hoảng ’08

Thị trường mới nổi đang diễn biến tồi tệ hơn cả thời điểm khủng hoảng ’08

tung56

Active Member
51
10
Trong khi các nhà quản lý quỹ từ Goldman Sachs đến Quỹ quản lý tài sản UBS đều khuyến khích đầu tư vào thị trường mới nổi, Giáo sư Đại học Havard Carmen Reinhard lại có quan điểm không tích cực về nhóm tài sản này.

aimages.ndh.vn_Images_Uploaded_Share_2015_03_12_77dwwwinvestor_verlagde.jpeg

Nhà kinh tế học người Cuba này đã chỉ ra các vấn đề như: ngưỡng nợ tăng, thương mại yếu kém, lãi suất toàn cầu tăng, tăng trưởng chậm. Thực tế, các quốc gia đang phát triển đang ở trong tình trạng tồi tệ hơn cả 2 thời điểm suy thoái gần đây: Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và Sự tụt dốc của thị trường mới nổi khi FED thu hồi gói QE vào nằm 2013 (Taper tantrum), khi cổ phiếu sụt giảm tới 64% và 17%. Tại Đại học Cambridge, Massachussetts, bà phát biểu: “Nhìn chung, thị trường mới nổi hiện tại đang xuất hiện nhiều vấn đề hơn 5 năm trước và cả thời điểm khủng hoảng tài chính toàn cầu, xét theo các điều kiện bên trong và bên ngoài ”

Sau đây là một số phát biểu khác của Reinhart về thị trường mới nổi:

Mối quan hệ giữa lạm phát Mỹ và chứng khoán tại các thị trường mới nổi.

- “Lạm phát luôn là vấn đề gắn với lãi suất. Nó không chỉ đơn giản là lạm phát mà còn là ý nghĩa của các phản ứng đối với chính sách tiền tệ của Mỹ. Chính sách tiền tệ càng chặt, người ta càng dự báo lãi suất sẽ tăng cao hơn và hậu quả cho thị trường mới nổi gành chịu sẽ lớn hơn.”

- “Nếu các chính sách của Mỹ thắt chặt hơn và không có nền kinh tế nào đuổi kịp một cách tương đối, đồng USD sẽ mạnh hơn. Vấn đề sẽ nghiêm trọng gấp đôi vì hơn 2/3 khoản nợ của các thị trường mới nổi tính bằng USD, thậm chí bây giờ có thể đã hơn vì khoản vay mượn USD từ Trung Quốc.”

Khả năng bị tổn thương trước các tác động

- “Các thị trường mới nổi hồi phục cực nhanh sau đợt suy thoái tài chính thế giới, và một yếu tố quan trọng của việc này là họ có rất ít nợ nước ngoài. Họ chỉ bị ảnh hưởng rất ít. Khủng hoảng Mexico đã khởi phát ra tình trạng bất ổn tại châu Mỹ Latin, và rồi bùng nổ khủng hoảng châu Á, khủng hoảng Nga và Argentina. Hàng loạt sự kiện khủng hoảng khiến suy giảm động lực phát triển.”

- “Tốc độ tăng trưởng suy giảm tiết lộ nhiều lỗ hổng hơn trong hệ thống tài chính, như Brazil. Chile và Thổ Nhĩ Kỳ cũng từng là quốc gia phát triển khá tốt nhưng đến nay họ đều vấp phải các vấn đề khác nhau. Thổ Nhĩ Kỳ có quá nhiều chiều hướng chính trị và giá hàng hóa ở Chile đắt đỏ hơn cả thời kỳ thịnh vượng nhất. Những chuyện kỳ lạ đang xảy ra.


- “Đây không chỉ là các pha suy thoái – tăng trưởng mà hiện tại đang xuất hiện thêm nhiều vấn đề nội tại và ngoại tác mà thời kỳ khủng hoảng trước đó không có”

Rủi ro vỡ nợ tại các thị trường mới nổi

- “Nhiều quốc gia châu Phi và Trung Đông đang nợ Trung Quốc, các khoản nợ này thường thiếu minh bạch. Các quốc gia như Angola nếu vay nợ Trung Quốc thì nợ nước ngoài thực tế của nước này sẽ cao hơn 20% so với số liệu chính thức đưa ra. Một thập kỷ trước, lái suất vay cực thấp và khi đó có nhiều ưu đãi để vay thì hiện nay, lãi suất bắt đầu tăng và đồng USD đang quay trở lại tăng giá thì các vấn đề bắt đầu chồng chận lên nhau.”


- “Các nước mới nổi thu nhập thấp hơn thì lại gặp nhiều vấn đề về dịch vụ nợ. Nếu bạn đang vay mượn Trung Quốc thì những khoản nợ rất thiếu minh bạch và bạn sẽ tự hỏi liệu họ có tái cấu trúc khoản nợ không?”

Các dòng tiền ra của thị trường mới nổi

- “Nếu nhìn vào dòng vốn của các thị trường mới nổi sẽ thấy nó liên hệ chặt chẽ tới biến động. Đã có lúc lãi suất thấp và thậm chí thị trường không biến động chút nào. Kể cả khi thị trường trở nên biến động mạnh thì cũng không phải là một dấu hiệu tốt cho dòng tiền vào của các nước mới nổi.”

- “Đã từng có rào cản lớn hơn giữa nợ trong nước và nước ngoài. Nhưng dần chúng phai nhạt đi, như chúng ta thấy với Argentina. Nợ trong nước từ những người không cư trú ngày càng tăng, làm cho ảnh hưởng từ các tác động ngoại lai ngày càng lớn hơn.”

Đối thoại của Argentna với IMF

- “Vào thời kỳ khó khăn, các quốc gia có thể xin IMF hạn mức tín dụng nếu tuân thủ theo các chính sách IMF đề ra. Chuyện này sẽ ra sao với Tổng thống Mauricio Macri? Nhưng từ quan điểm thuận lợi cho thị trường, đó là một tín hiệu từ Chính phủ rằng họ thực sự muốn theo luật. Họ đang tìm kiếm sự hỗ trợ thanh khoản và đó là một hình thức bảo đảm. "

"Phần đáng lo ngại là những vấn đề trung hạn: có một vấn đề nội bộ và bên ngoài. Vấn đề đã tồn tại từ rất lâu, Argentina cần cắt giảm tiền lương của nhân viên khu vực công. Trừ khi thực hiện điều này, nếu không nó sẽ trở thành vòng xoay cũ rích lặp lại về vấn đề chi tiêu lương và sẽ rất khó khăn để giải quyết các vấn đề hệ thống tài chính và phá vỡ kỳ vọng lạm phát. Vấn đề từ bên ngoài là họ có thâm hụt tài khoản 5%. Tôi không nghĩ rằng họ nhận được hỗ trợ tài chính từ bên ngoài được 5%. "

- “Thật khó để thấy những bất ổn này không trở thành một kỳ suy thoái, cho dù là nghĩ tới viễn cảnh tích cực nhất. Thời điểm này đang đến rất gần, và chúng có thể diễn biến nghiêm trọng.”

Nguồn: https://www.investo.vn/blogs/tin-tu...ien-toi-te-hon-ca-thoi-diem-khung-hoang-07-08
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Wyckoff Hiện Đại - Kỹ thuật Nhận diện Xu hướng Thị trường Tiềm năng

Phương pháp Wyckoff là một phương pháp price action kinh điển và đem lại thành công cho nhiều trader. Phương pháp này là nền tảng của nhiều phương pháp trading nổi tiếng khác

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 502 Xem / 12 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 419 Xem / 41 Trả lời
  • forex_vn trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,735 Xem / 14 Trả lời
  • phaisinh trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 69 Xem / 1 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 186 Xem / 1 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên