Thị trường tiền tệ đã “bỏ lại” vấn đề phong tỏa kinh tế ở phía sau? Và hướng đi sắp tới của USD…

Thị trường tiền tệ đã “bỏ lại” vấn đề phong tỏa kinh tế ở phía sau? Và hướng đi sắp tới của USD…

Thị trường tiền tệ đã “bỏ lại” vấn đề phong tỏa kinh tế ở phía sau? Và hướng đi sắp tới của USD…

Bianas

Senior Mod
Đã Xác Nhận
Trial mod
5,114
29,770
Trong tháng này, chúng tôi (ING) đang xem xét các tác động của việc gỡ bỏ phong tỏa đối với thị trường tiền tệ. Sự thật là dường như không có mối quan hệ bền chặt nào giữa chúng. Thay vào đó, thị trường FX đang bị thúc đẩy bởi câu chuyện về thanh khoản dồi dào. Tuy nhiên, chúng tôi hy vọng các cuộc bầu cử ở Mỹ sắp tới sẽ tạo được dấu ấn. Và chúng tôi cho rằng cả hai vấn đề đều gây bất lợi cho USD.

Gỡ bỏ phong tỏa không còn tác động nhiều đến thị trường tiền tệ


Đã gần hai tháng kể từ khi một số biện pháp phong tỏa được gỡ bỏ tại EU và dữ liệu di động của Google cũng cho thấy sự đi lên nhẹ nhàng trong các hoạt động kinh tế tại khu vực này từ tháng 5.

Dưới đây chúng tôi xem xét một dữ liệu nhanh về hiệu suất của các đồng tiền đối với dữ liệu di động của Google kể từ ngày 26/4 (thời điểm kết thúc phong tỏa tại Ý và Tây Ban Nha).

Vậy có mức độ phục hồi lớn trong hiệu suất các đồng tiền dựa trên dữ liệu đó không? Câu trả lời ngắn gọn là không!

7.png

Hiệu suất các đồng tiền thay đổi so với dữ liệu di động của Google từ cuối tháng 4
Ở một mức độ nào đó, người ta có thể lập luận rằng đồng krone Nay Uy và bảng Anh nằm ở những vị trí nhạy cảm trên chart (mặc dù nhân tố giá dầu hồi phục cũng có thể được nêu lên) thì phần còn lại dường như không có nhiều mối quan hệ; và đối với đồng USD, chúng tôi cho rằng thanh khoản dồi dào là nhân tố thúc đẩy lớn hơn.

Mối tương quan: ‘Risk on – Đô la giảm’ vẫn hiện diện


Xét về các nhân tố dẫn dắt lớn đối với thị trường FX, chúng tôi vẫn tin rằng những ấn phẩm từ FED đã và đang thiết lập tông màu tổng thể cho thị trường.

Nhớ lại hồi tháng 9, FED đã phát hiện ra điểm mà dự trữ vượt mức tại FED ở mức thấp có thể kích hoạt một số căng thẳng tài chính, đặc biệt là trên thị trường repo USD. Mức dự trữ lúc đó là 1.25 nghìn tỷ USD, hiện nay mức dự trữ vượt mức đã ở mức hơn 3 nghìn tỷ USD và FED cũng đã đưa ra nhiều biện pháp giúp khôi phục niềm tin trên hệ thống tài chính kể từ tháng 3, qua đó thổi một luồng sinh khí vào thị trường tài sản rủi ro. Sau gần 14 tuần các dòng vốn liên tục chảy ra kể từ cuối tháng 2, các thị trường mới nổi hiện đã ghi nhận tuần thứ 5 liên tiếp có dòng vốn đầu tư chảy vào trở lại.

Việc in tiền của FED đến hiện tại vẫn đảm bảo được mối tương quan nghịch giữa đồng USD và các tài sản rủi ro. Bước ngoặt gần đây phù hợp với mối mối quan hệ được thấy trong giai đoạn 2009-2012 khi FED buộc phải tiến hành các chương trình nới lỏng định lượng 1, 2, và 3. Việc giảm dần bảng cân đối của FED chỉ được thảo luận vào tháng 6/2013 và được thực hiện vào tháng 12 cùng năm khi mối tương quan này thực sự bắt đầu đảo ngược.

Chừng nào FED còn mua tài sản và sẵn sàng hành động nhiều hơn, chúng tôi kỳ vọng mối tương quan nghịch này vẫn được duy trì (risk on – USD giảm) trên thị trường tài chính trong các quý tới. Do đó, khi các nền kinh tế dần ‘bình thường hóa’ trở lại thì khả năng USD sẽ thiết lập xu hướng giảm vào nửa cuối năm 2020.

8.png

Tương quan DXY so với S&P 500: Thời điểm 2018 - 2020 (trái) và thời điểm 2000 - 2020 (phải)

Có “Con voi đang ở trong phòng”?*


Có lẽ mối đe dọa lớn nhất đối với thị trường tiền tệ chính là bầu cử Mỹ.

Chúng tôi kỳ vọng nhân tố này sẽ bắt đầu thúc đẩy thị trường từ cuối tháng 8/ đầu tháng 9 trở đi. Chúng tôi không nghĩ rằng việc ông Joe Biden dẫn đầu trong các cuộc thăm dò đã được thị trường định giá, tuy nhiên đây chắc chắn là một chủ đề nóng ở Q3.

Dưới đây chúng ta hãy xem DXY đã biến động thế nào trong những lần bầu cử Mỹ trước đây, cần lưu ý rằng đà tăng mạnh trong năm 1992 và 2008 cũng có sự đóng góp đáng kể cuộc khủng hoảng Cơ chế Tỷ giá EU 1992 và khủng hoảng tài chính 2008. Nhưng có vẻ công bằng khi nói rằng đồng đô la đã bắt đầu một đà tăng tương đối trước khi có kết quả bầu cử chính thức.

9.png

Ngoài ra, báo chí đang bắt đầu xuất hiện các ý tưởng về một vụ sụp đổ của đồng đô. Trọng tâm của câu chuyện đó là thâm hụt tăng mạnh.

Mặc dù thâm hụt lớn hơn một mình nó không thể tạo ra một đồng USD yếu hơn, nhưng với sự không chắc chắn trong tăng trưởng của Mỹ, USD sẽ có thể dễ dàng bị tổn thương trong Q3.

Vì lý do này, chúng tôi vẫn thoải mái với nhận định rằng #EURUSD sẽ tăng lên mức 1.18 vào cuối Q3 và kết thúc năm tại mức giá 1.20, cùng thời điểm đó, chỉ số đồng USD có thể rớt 6-7%.

(*) The elephant in the room: là một câu thành ngữ của Mỹ ám chỉ một vấn đề/ tình huống lớn đang xảy ra ở hiện tại nhưng lại bị mọi người phớt lờ, không luận bàn.
The elephantTham khảo: ING
 

Giới thiệu sách Trading hay
Đánh Bại Thị Trường Forex - Tư duy khác biệt và các kỹ thuật giao dịch của chuyên gia quản lý quỹ triệu đô

Sách chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm trading từ một chuyên gia quản lý quỹ, cùng các kỹ thuật giao dịch giúp quỹ này đứng trong top nhiều năm
Chỉnh sửa lần cuối:

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,487 Xem / 79 Trả lời
  • TraderViet News trong Chuyện bên lề 66 Xem / 1 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 412 Xem / 24 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,100 Xem / 83 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 300 Xem / 3 Trả lời
  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 117 Xem / 2 Trả lời
  • LuTienSinh trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 170 Xem / 3 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên