Thiết lập hành động giá với xác suất thắng cực cao chỉ dựa vào phân tích mô hình nến Marubozu

Thiết lập hành động giá với xác suất thắng cực cao chỉ dựa vào phân tích mô hình nến Marubozu

Thiết lập hành động giá với xác suất thắng cực cao chỉ dựa vào phân tích mô hình nến Marubozu

Phương Thúy

Editor
Trial mod
6,334
28,931
Mô hình nến marubozu là một trong những mô hình nến thường xuyên xuất hiện trên biểu đồ giá và nếu nắm được cách sử dụng mô hình nến này có thể giúp trader kiếm được lợi nhuận rất tiềm năng. Nhưng thực tế thì có không nhiều trader tận dụng tín hiệu từ nến marubozu để giao dịch.

Bài viết này mình xin chia sẻ cho các anh em trader cách thức giao dịch mô hình nên marubozu và những ví dụ thực tế đi kèm nhé.

Nến Marubozu


Hình bên dưới là nến marubozu tăng giá:

1.png

Nến marubozu là nến có thân nến lớn và không có đuôi nến trên và dưới hoặc đuôi nến cực kỳ nhỏ. Với tín hiệu cung cấp cho tradder đó chính là tín hiệu tể hiện sự cấp bách của những người chơi trên thị trường khi liên tục đẩy giá về một hướng. Điều đó có nghĩa là khi thấy marubozu tăng giá thì thị trường thường sẽ kỳ vọng giá tiếp tục tăng trong ngắn hạn và ngược lại.

Nhưng thực tế thị trường không phải khi nào cũng như chúng ta kỳ vọng. Vậy nên bạn cần một chiến lược có thể tận dụng được tín hiệu của mô hình nến này. Và bài viết này sẽ chia sẻ cho anh em điều đó.

Cách giao dịch với mô hình nến Marubozu


Có 4 bước để phân tích thị trường kết hợp với mô hình nến marubozu:

Bước 1: Phân tích bối cảnh thị trường

Gồm những việc như phân tích xu hướng và sức mạnh của xu hướng. Ngoài ra bạn cũng xác định thêm những ngưỡng cản quan trọng.

Bước 2: Xác định nến marubozu

Nếu tuân thủ đúng các bước giao dịch thì việc tìm được một nến marubozu lý tưởng (không có đuôi nến) là việc khá khó khăn. Nên chúng ta cần nới lỏng yêu cầu cho việc tìm kiếm mô hình nến này. Đó là có thể chấp nhận nến marubozu có đuôi nên rất nhỏ (bé hơn 5% toàn bộ độ lớn của nến).

Bước 3: Sử dụng nến marubozu để hỗ trợ việc phân tích

Tức là thay vì sử dụng marubozu để giao dịch thì nên dùng nên này đễ hỗ trợ cho việc phân tích. Điều quan trọng là tập trung vào phản ứng của thị trường đối với từng nến marubozu.

Ví dụ: trong một xu hướng tăng, chúng ta kỳ vọng nến marubozus tăng giá sẽ thúc đẩy xu hướng tiếp tục tăng và ngược lại. Khi phản ứng với nến marubozu không đáp ứng được kỳ vọng của chúng tôi, chúng ta nên tận dụng tín hiệu đó để điều chỉnh nhận định của mình.

Bước 4: Tìm thiết lập phù hợp

Ví dụ về giao dịch với nến marubozu


Ví dụ 1: Khung D1

Trước tiên chúng ta quan sát phản ứng của thị trường đối với từng nến marubozu sau đó sử dụng thông tin này để đánh giá xu hướng.

2.jpg

  1. Xu hướng tăng rõ ràng và nến marubozu tăng giá này đã hỗ trợ thị trường tạo đỉnh mới cao hơn. Sau đó một khoảng trống giá xuất hiện cho thấy thị trường có khả năng tiếp tục tăng.
  2. Nến marubozu thứ 2 này mặc dù dài hơn nên kia nhưng lại không cung cấp tín hiệu đáng kể nào. Sau đó là vùng giằng co hình thành cho thấy khả năng đảo chiều.
  3. Sự từ chối giá ở vùng giằng co này được xem là tín hiệu bán có thể tham gia thị trường.
Ví dụ 2: Khung H4

3.jpg
  1. Kết nối 2 đỉnh để hình thành đường xu hướng giảm.
  2. 2 nến marubozu này không tạo được động lực tiếp tục giảm giá cho xu hướng thay vào đó chúng còn bị từ chối và giá tăng ngược trở lại.
  3. Thị trường giằng co ngay bên dưới trendline giảm. Có lúc giá đâm qua trendline.
  4. Giá vượt qua đường xu hướng. Sẽ có những trader ngần ngại mua lên thời điểm này nhưng hãy nhớ marubuzo giảm giá đã không cung cấp tín hiệu giảm giá nào khả thi nên chúng ta hoàn toàn có thể cân nhắc mua lên trong trường hợp này.
Ví dụ 3: Khung M5

Trong ví dụ này chúng ta sẽ sử dụng nến marubozu như một tín hiệu có thể xem xét vào lệnh.

4.jpg
  1. Thị trường đi ngang
  2. Marubozu giảm giá và thị trường từ chối tín hiệu này. Vậy đây có phải là tín hiệu tăng giá?
  3. Tuy nhiên thị trường đã giảm trở lại.
  4. Từ hành động giá trên cho thấy phe bán đang giành quyền kiểm soát. Giá được đẩy xuống thấp hơn và toàn bộ nằm dưới đường SMA. Và cuối cùng thị trường phá được ngưỡng hỗ trợ ở vùng giá đi ngang trước đó.
  5. Vì xác nhận thị trường nằm trong xu hướng giảm nên sự từ chối của marubozu tăng giá là một thiết lập khả thi. Vùng khoanh tròn là nơi có áp lực bán xuất hiện và tại đây chúng ta có thể mở vị thế bán.
Ví dụ : Giao dịch breakout khung D1

5.jpg
  1. Thị trường hình thành 2 nến marubozu giảm giá dưới đường SMA. Tuy nhiên 2 mô hình này đều bị từ chối.
  2. Marubozu thứ 3 nà bị đẩy xuống đáy mới và có vẻ như là một sự phá vỡ giảm giá vững chắc. Nhưng chỉ sau một nến giảm, thị trường đã bất ngược trở lại và đi ngang.
  3. Có vẻ như thị trường đã phản ứng đúng với tín hiệu của nến marubozu tăng giá này. Phe mua dường như đang nắm quyền kiểm soát cho đến nay.
  4. Do đó, chúng ta có thể giao dịch mua lên khi giá phá vỡ ngưỡng kháng cự. Trong trường hợp này bạn có thể vào lệnh với nên marubozu giảm giá bị từ chối khi giá phá vỡ ngưỡng kháng cự và pullback trở về lại để kiểm tra.
Có thể thấy nếu áp dụng đúng thông tin hành động giá mà nến marubozu cung cấp chúng ta hoàn toàn có thể kiếm được lợi nhuận lớn với mô hình này phải không ạ. Mời anh em tham khảo bài viết nhé.

Trích nguồn: TSR
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp VPA - Kỹ Thuật Nhận Diện Dòng Tiền Thông Minh bằng Hành Động Giá kết hợp Khối Lượng Giao Dịch

Phương pháp VPA - Volume Price Analysis - là phương pháp Price Action hướng dẫn ĐỌC GIÁ / NẾN kết hợp với KHỐI LƯỢNG GIAO DỊCH để tìm ra hướng đi của DÒNG TIỀN THÔNG MINH

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,293 Xem / 89 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 308 Xem / 27 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 275 Xem / 16 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên