Thông số đường MA – Nên sử dụng loại nào và chu kỳ bao nhiêu?

Thông số đường MA – Nên sử dụng loại nào và chu kỳ bao nhiêu?

Thông số đường MA – Nên sử dụng loại nào và chu kỳ bao nhiêu?

Fliter

Editor
Trial mod
396
3,291
Đường trung bình (moving average/ma) là một công cụ rất xưa cũ của giới phân tích kỹ thuật, nhưng đến nay nó vẫn phổ biến được rất nhiều Trader tin dùng. Công dụng của nó có thể kể đến như: xác định điểm vào/thoát lệnh, trailling stop, kháng cự hỗ trợ động, và đặc biệt chính là xác định xu hướng. Khác với những chỉ báo như Bollinger band thường được dùng với một thông số phổ biến, chu kỳ và những kiểu của đường trung bình rất đa dạng và điều này đã tạo cho Trader rất nhiều khó khăn khi chọn lựa chính xác kiểu mình cần.

Nếu anh em nào vẫn còn lưỡng lự trong việc chọn lựa đường MA của mình thì hãy thử xem 6 gợi ý bên dưới về những đường trung bình hay được dùng nhất.

Loại nhanh


EMA 5
Đầu tiên đó là một dạng đường MA hàm mũ, rất nhanh vì chu kỳ chỉ là 5. Được dùng để đo lường những biến động trong thời gian ngắn. Do nó bám rất sát giá nên thường chỉ được dùng với những xu hướng đều, không có mức biến động cao, vì với những trend có biến động cao đường EMA5 sẽ dễ dàng bị xuyên thủng.

EMA 10
Với chu kỳ gấp đôi đường MA ban đầu nhưng vẫn là một dạng đường MA khá nhanh, nó vẫn có vai trò đo lường những xu hướng ngắn hạn. Tuy nhiên nó không quá sát với giá nên sẽ không hay bị phá như đường EMA5.

thong-so-duong-ma-nen-su-dung-loai-nao-va-chu-ky-bao-nhieu-tradeerviet1.png

EMA 21
Đây là một chu kỳ rất hay được nhắc đến và EMA21 cũng được dùng để đo những con trend có độ dài không quá ngắn. Thông thường đối với một xu hướng có mức biến động tương đối, đây sẽ là mức cản cuối cùng mà giá phản ứng.

Loại trung bình


SMA 50
Đây là đường trung bình hay được những Trader trung hạn sử dụng. SMA50 là một ngưỡng kháng cự động rất mạnh, xác suất giá bật lại tại đường SMA50 là tương đối cao nên mỗi khi giá tiến đến đường MA này sẽ thu hút khá nhiều sự chú ý từ thị trường.

thong-so-duong-ma-nen-su-dung-loai-nao-va-chu-ky-bao-nhieu-tradeerviet2.png

Loại chậm


SMA 100
Những Trader trung và dài hạn thường quan sát đường SMA chu kỳ 100 và 200, mỗi khi giá xuyên thủng đường MA 50, nó thường phản ứng tại đường SMA100.

thong-so-duong-ma-nen-su-dung-loai-nao-va-chu-ky-bao-nhieu-tradeerviet3.png

SMA 200
Đây có thể nói là một mức kháng cự- hỗ trợ mạnh nhất mà xu hướng phải đối mặt. Những Trader dài hạn cũng thường vào lệnh ở khu vực này sau một cú pullback sâu của thị trường. Đây là một công cụ hữu hiệu để bạn có thể quan sát được ai đang chiếm quyền kiểm soát trong dài hạn, và một khi SMA200 bị phá, nó thường mang tới những dấu hiệu chẳng lành, đặc biệt là đối với thị trường cổ phiếu.

Đó là 6 đường MA được đánh giá là phổ biến, được tin dùng. Bạn đã chọn được đường MA cho mình chưa, nếu vẫn còn chưa chắc chắn, hãy dành thời gian để backtest thêm, đừng chọn lựa một cách mù quáng vì đường MA phải phù hợp với chiến lược mà bạn sử dụng thì nó mới mang lại hiệu quả.

Chúc anh em có sự lựa chọn tốt nhất!

>> Giao dịch phá ngưỡng sao cho hiệu quả? Với các mức cản ngang hay cản xiên?

>> Giao dịch với mô hình giá– Hướng dẫn cụ thể và chi tiết nhất
 

Giới thiệu sách Trading hay
Mô Hình Biểu Đồ - Phương Pháp Hiệu Quả Để Tìm Kiếm Lợi Nhuận

Được xem là cẩm nang về mô hình biểu đồ của các nhà đầu tư, giao dich tài chính toàn cầu và là kiến thức bắt buộc phải nắm về Phân Tích Kỹ Thuật
Chỉnh sửa lần cuối:
Bạn giải thích thêm các loại MA giúp mình nha:
  • Simple
  • Exponential
  • Smoothed
  • Linear Weighted
Ngoài ra mình thấy thường mọi người sử dụng combo 1 MA ngắn cắt 1 MA khác. bạn có thể nói thêm cách này ?
 
Bạn giải thích thêm các loại MA giúp mình nha:
  • Simple
  • Exponential
  • Smoothed
  • Linear Weighted
Ngoài ra mình thấy thường mọi người sử dụng combo 1 MA ngắn cắt 1 MA khác. bạn có thể nói thêm cách này ?
Hi bạn, về cơ bản thì 3 loại đường trung bình mà bạn liệt kê phía sau có đặc điểm tương tự nhau đó là đặt trọng số tính toán về thời điểm gần nhất (tức là biến động giá ở thời điểm sau sẽ ảnh hưởng mạnh hơn thời điểm trước), trong khi đó đường SMA thì chỉ đơn giản là tính mức bình quân, không hề có trọng số. Đây là lý do đường SMA luôn bị than phiền là phản ứng chậm so với giá.
Mình sẽ cố gắng ra một bài chi tiết nói về những sự khác biệt này cho anh em.

Còn chiến lược mà bạn nói là một dạng chiến lược kinh điển, khi một MA nhanh cắt một MA chậm cho thấy dấu hiệu thị trường có khả năng đảo chiều, tuy nhiên phải kết hợp nhiều yếu tố trước khi quyết định vào lệnh.
 
Xin phép được chia sẻ chút hiểu biết của mình về bộ đôi đường MA. Việc sử dụng tín hiệu giao cắt của bộ đôi đường MA ( EMA) thường tỏ ra mạnh và đáng tin cậy khi giá đã đi xong vùng tích lũy. Sau vùng tích lũy thị trường thường có hướng đi khá rõ ràng, lúc này hướng giao cắt, độ dốc của đường MA, độ mở của BB sẽ cho mình quyết định nên giao dịch ở phía nào. Mình thường dùng các bộ đôi đường EMA sau cho việc xác định các ngưỡng hỗ trợ, kháng cự mà giá sẽ phản ứng:
- EMA5 và EMA10
- EMA9 và EMA18
- EMA34 và EMA89
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,717 Xem / 99 Trả lời
  • DuongHuy trong Hệ thống giao dịch - Trading system 37,524 Xem / 18 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 388 Xem / 29 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 403 Xem / 18 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên