Tiền...tiền...tiền - Phần 1

Tiền...tiền...tiền - Phần 1

Tiền...tiền...tiền - Phần 1

TraderViet News

Editor
Trial mod
6,544
34,865
“Give me control of a nation’s money and I care not who makes it’s laws - Hãy để tao kiểm soát tiền của một quốc gia, và tao sẽ không quan tâm đến ai là người làm ra luật”
- Mayer Amschel Bauer Rothschild -

Uớc tính dân số thế giới là khoảng 7,6 tỷ người với đủ chủng tộc, khác biệt ngôn ngữ, tôn giáo, văn hóa, chính phủ… nhưng bất chấp tất cả sự khác biệt đó. Điều duy nhất mà chúng ta có điểm chung đó là MONEY — TIỀN.

Tiền là ngôn ngữ duy nhất mọi người đều hiểu.

Serie bài viết này tôi sẽ đi sâu vào giải thích thứ giúp hàng tỷ người trên thế giới có thể kết nối và giao tiếp với nhau thông qua thứ ngôn ngữ duy nhất đó là Tiền. Và cũng chính vì nó mà hàng tỷ người trên thế giới này trở thành nô lệ của đồng tiền bởi vì một số ít người nắm trong tay quyền in tiền, kiểm soát nó, và cũng vì rất ít người thật sự hiểu về nó. Chính phủ và nền giáo dục sẽ không bao giờ nói cho bạn những điều này trên trường học.

Phần 1:
  • Những đặc tính cơ bản cần phải có của tiền tệ.
  • Hệ thống trao đổi đầu tiên trong lịch sử loài người — Barter system (9000–1200 BCE).
  • Từ Vỏ Sò đến Tiền xu (1200 BCE — 400 AD).
  • Sự ra đời của tiền giấy (100 AD — Present)
Để hiểu được sự hình thành và tiến hóa của hệ thống tiền tệ, tôi muốn các bạn trước tiên cần phải hiểu được những đặc tính cơ bản quan trọng mà tiền tệ cần phải có để có thể hiểu được vì sao con người đi từ loại hình tiền tệ này đến loại hình khác. Trong quá trình nói về lịch sử tiến hóa tiền tệ, tôi sẽ lồng ghép các đặc tính này vào để các bạn có thể hiểu sâu nhất có thể.

Những đặc tính cơ bản của tiền tệ.


  • Phương tiện trao đổi (medium of exchange): là thuộc tính của tiền làm cho mọi người sẵn sàng chấp nhận nó trong quá trình trao đổi hàng hóa và dịch vụ.
  • Đơn vị tính toán (unit of account) là thuộc tính hay chức năng của tiền cho phép mọi người sử dụng nó để tính toán và ghi chép giá trị của hàng hóa, dịch vụ, tài sản và các giao dịch tài chính.
  • Dễ đang cầm, xách, mang theo được (Portable) Đây là lý do chúng ta chuyển từ mua bán thanh toán bằng vàng, bạc sang tiền giấy.
  • Tính bền (Durable) Vàng, bạc, kim loại hiếm đều có tính bền và giữ được đặc tính vật lý cao trong mọi điều kiện về thời gian. Tiền giấy do chính phủ phát hành cũng có tính bền khó rách, dẻo dai hơn những không thể giữ được lâu theo thời gian.
  • Tính chia nhỏ được (Divisible) Vàng, bạc, kim loại, và tiền giấy đều có thể chia nhỏ thành các đơn vị bé hơn để thanh toán cho các giao dịch phù hợp.
  • Lưu trữ giá trị (Store of Value) Vàng bạc đều có khả năng lưu trữ giá trị trong suốt toàn bộ lịch sử loài người do giá trị nội tại của nó (hiếm, lấp lánh làm trang sức, bền dẻo, tốn năng lượng sức lao động và vật chất để khai thác). Đây là đặc tính mà tiền giấy không có khi nguồn cung là vô hạn, dễ dàng được in ra và không được bảo trợ bởi bất kỳ thứ gì ngoài niềm tin.
  • Thay thế được cho nhau hay còn được gọi là tính linh hoạt (Fungible) là khả năng của một hàng hóa hoặc tài sản (vàng bạc, tiền giấy…) được hoán đổi thay thế với các hàng hóa hoặc tài sản riêng lẻ khác cùng loại. VD: 1 tờ tiền bị rách không thể sử dụng được nữa sẽ được thay thế bằng một tờ tiền khác có giá trị tương đương.
Đó là 7 đặc tính cơ bản nhất của bất kỳ loại tiền tệ nào cần phải có để được đưa vào lưu thông.

Hệ thống trao đổi đầu tiên trong lịch sử loài người — Barter system (9000–1200 BCE).


Screen Shot 2021-08-16 at 21.36.21.png

Hệ thống trao đổi trực tiếp không mang lại hiệu quả đã giữ chân con người khỏi sự phát triển suốt hàng nghìn năm lịch sử​

Barter system: nguồn gốc cơ bản đầu tiên hình thành nên hệ thống tiền tệ.

Hãy cùng hình dung vào quay trở lại thời điểm 9000 năm trước Công nguyên, khi mà tổ tiên của loài người chúng ta phát triển từ các hoạt động săn bắn hái lượm tiền đến việc chăn nuôi và trồng trọt tự cung cấp thực phẩm cho nhu cầu của con người, cho đến một giai đoạn khi các mặt hàng vật chất phục vụ cho nhu cầu của con người được làm ra ngày càng nhiều. Khi một cá nhận hay tập thể làm ra được dư thừa một loại sản phẩm nào đó, họ không cần thiết sử dụng tại thời điểm hiện tại dẫn đến tích trữ và nhu cầu cần sử dụng một loại sản phẩm mà họ không sẵn có xuất hiện, sẽ dẫn đến việc tạo ra nhu cầu trao đổi trực tiếp các mặt hàng sản phẩm giữa những cá nhân và tập thể đó với nhau.

VD: Bạn có quá nhiều bò mà không ăn hết, nhưng bạn thiếu gạo. May sao hàng xóm họ dư thừa gạo, và họ thèm ăn thị bò nhà bạn, điều này dẫn đến bạn và hàng xóm sẽ trao đổi với nhau như 1 con bò lấy 5 hoặc 6 bao thóc… Đó chính là hệ thống trao đổi trực tiếp các mặt hàng.

Và tất nhiên hệ thống trao đổi này gặp phải vấn đề do vi phạm hầu hết 7 đặc tính trên. Hãy lấy VD về Tính chia nhỏ được (Divisible). VD: 5 bao gạo của bạn đổi được 1 con bò, trên đường về bạn thèm ăn cá, muốn có cá nhưng 1 con bò là thứ duy nhất bạn có thể trao đổi, bạn không thể đổi nguyên 1 con bò lấy cá hoặc xẻ thịt nó ra để đổi lấy vài con cá.

Do vậy chúng ta cần một thứ gì đó làm trung gian đứng giữa để quy đổi giá trị chung tất cả các mặt hàng. Thứ gì đó phù hợp hơn giúp chúng ta thoát khỏi thời kỳ đồ đá. Điều tất yếu này đưa chúng ta đến với giai đoạn trao đổi qua vật trung gian.

Từ Vỏ Sò đến Tiền xu (1200 BCE — 400 AD)


Lịch sử của hệ thống trao đổi có từ năm 6000 trước Công nguyên. Được sử dụng đầu tiên bởi các bộ lạc Mesopotamia, việc trao đổi đã được thông qua bởi người Phoenicia. Họ trao đổi hàng hóa với những người ở các thành phố khác nhau trên khắp các đại dương. Người Babylon cũng đã phát triển hệ thống trao đổi cải tiến hơn. Hàng hóa đã được đa dạng hóa như: thực phẩm, trà, vũ khí và gia vị.

Và từ đây hệ thống trung gian trao đổi giữa các loại hàng hóa được hình thành. Muối là một mặt hàng phổ biến trao đổi. Nó có giá trị đến mức lương của binh lính La Mã được trả bằng muối. Vào thời trung cổ, người châu Âu đã đi khắp thế giới để trao đổi hàng thủ công và lông thú để đổi lấy lụa và nước hoa… Họ sử dụng tất cả các loại đồ vật có thể dùng để trao đổi hàng hóa tốt hơn so với hệ thống Batter như: Vỏ sò, các loại hạt, rìu, thậm chí họ dùng cả trà đóng thành bánh để làm tiền trao đổi…chúng có thể chia nhỏ (Divisible), được dùng làm đợn vị tính toán (unit of account). Nhưng tất cả những thứ này đều có các nhược điểm như không bền (Durable), khó vận chuyển (Portable), khả năng lưu trữ giá trị (Store of Value) không có.

Screen Shot 2021-08-16 at 21.36.29.png

Ảnh từ viện bảo tàng Money Museum | Deutsche Bundesbank
Để khắc phục những yếu điểm trên kim loại hiếm đã được sử dụng, như đồng, bạc, vàng. Vàng bạc đều có tính lưu trữ giá trị, dễ cầm, bền, dễ chia nhỏ. Nhưng chúng được khai thác thô và chia nhỏ một cách không đồng đều. Điều này dẫn đến việc chúng bị thiếu đi tính thay thế (Fungible) do giá trị mỗi đơn vị được chia nhỏ không tương đương nhau nên các mẩu kim loại này không đáp ứng được khả năng thay thế cho nhau. Vàng được sử dụng nhiều nhất cho việc lưu trữ, phục vụ nhiều trong các nghi lễ tôn giáo, thể hiện quyền lực của nhà vua và dâng cúng lên các vị thần vì giá trị nội tại của nó. Tính thay thế này rất quan trọng đã được tôi trình bày trong bài viết trước đây, các bạn có thể tham khảo tại đây.

Screen Shot 2021-08-16 at 21.36.36.png

Ảnh từ viện bảo tàng Money Museum | Deutsche Bundesbank​

Sự xuất hiện của tiền xu


Để khắc phục các nhược điểm trên, mục đích chính là tạo ra tính thay thế cho tiền tệ, việc đúc các đồng tiền kim loại giống hệt nhau đã ra đời, khi đồng xu này bị hỏng hoặc bị mất bạn có thể thay thế chúng bằng đồng xu y hệt khác. Tiền xu có thể được đúc bằng vàng, bạc, đồng, hoặc vàng được pha với các kim loại khác.

Screen Shot 2021-08-16 at 21.36.47.png

Những đồng tiền được đúc đầu tiên tại Ấn Độ​

Những đồng tiền bằng kim loại thực tế được sản xuất đầu tiên xuất hiện riêng ở Ấn Độ, Trung Quốc và các thành phố xung quanh Biển Aegean trong khoảng từ 700 đến 500 trước Công nguyên. Tiền tệ chính thức đầu tiên được đúc bởi Vua Alyattes của Lydia, thuộc Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay. Trong nhiều năm tiếp theo, đồng xu đã phát triển và thay đổi thành một thiết kế tròn và mượt mà hơn.

Việc đúc và xuất khẩu tiền cũng có tác động lớn đến sự phát triển của tiền dưới dạng tiền xu. Khi Lydia bị người Ba Tư chinh phục vào năm 546 trước Công nguyên, tiền xu đã được Ba Tư biết đến. Người La Mã cũng đã bắt đầu thực hành đúc tiền cho đến năm 326 trước Công nguyên. Ở Trung Quốc, tiền vàng được tiêu chuẩn hóa lần đầu tiên vào thời nhà Tần (221 trước Công nguyên).
Như vậy vàng bạc là những hình thức tiền phổ biến nhất trong suốt thời gian qua, mặc dù các kim loại khác cũng được dùng để đúc tiền, nhưng không được sử dụng nhiều cho đến sau này, do chúng không phải khan hiếm nên không có giá trị trao đổi cao. Vàng bạc đều là những kim loại hiếm, đẹp mắt nên đã giữ được giá trị vốn có ngay từ đầu, khiến con người gắn bó với tiêu chuẩn vàng cho tiền của họ thay vì các kim loại khác cho đến tận ngày nay.

Sự ra đời của tiền giấy (100 AD — Present)


Trong khi việc phát minh ra tiền xu đã giải quyết được nhiều vấn đề về tiền bạc, nhưng vẫn còn những bất lợi. Đối với tiền được đúc từ kim loại quý bao gồm vàng, bạc… sự lưu thông và tăng trưởng nguồn cung bị hạn chế bởi sự sẵn có của những kim loại quý đó. Hơn nữa, chúng chiếm nhiều không gian, nặng nề, khiến việc lưu trữ và mang theo trở nên bất tiện. Sự bất tiện và thiếu nguồn cung đã trở thành một vấn đề lớn cho đến khi xuất hiện giấy.

Vào năm 100 sau Công nguyên, người Trung Quốc đã phát minh ra mẫu giấy tiền đầu tiên. Thay vì mang tiền xu và đồ đạc giá trị đi khắp mọi nơi, mọi người có thể để các vật đó tại ngân khố quốc gia và ngân khố sẽ cung cấp một ghi chú ký xác nhận giá trị của các vật phẩm mà người đó có trong ngân khố; tức là Hệ thống tiền giấy đầu tiên này được dựa trên sự tin tưởng rằng mẫu giấy ghi chú có thể được trao đổi cho các vật có giá trị thực tế. Thay vì đổi lấy các vật có giá trị hữu hình bất cứ lúc nào, mọi người có thể tiếp tục trao đổi các ghi chú giấy đó. Vì những mẫu giấy đó được đảm bảo bởi sự sở hữu của các vật có giá trị thật nên chúng có thể dùng để mua bán trao đổi hàng hóa trong lãnh thổ cho phép.

Screen Shot 2021-08-16 at 21.37.01.png

Mẫu in ấn tiền giấy thời nhà Nguyên Trung Quốc​

Sau này Mông Cổ xâm lược Trung Quốc, Đế quốc Mông Cổ cũng chọn cách trao đổi buôn bán bằng tiền giấy. Và vào thế kỷ 13, Marco Polo thương gia, nhà thám hiểm gốc Venezia là người châu Âu đầu tiên đến Trung Quốc bằng Con đường tơ lụa đã mang tiền giấy quay trở lại châu Âu.

Đến thế kỷ 17, châu Âu đã bắt kịp xu hướng, các thợ kim hoàn đã áp dụng phương thức sử dụng tiền giấy làm bảo đảm, được hỗ trợ bởi chính thợ kim hoàn Vàng. Điều này dẫn đến việc các ngân hàng tư nhân là tiền thân của các chủ tiệm kim hoàn (những người nắm giữ nhiều vàng bạc) bắt đầu có ý tưởng bằng việc phát hành các mẫu giấy thể hiện quyền chứng nhận sử hữu vàng dưới dạng ghi chú giấy. Các ghi chú này chính là (Bank note).

Stockholms Banco (còn được gọi là Ngân hàng Palmstruch hoặc Ngân hàng Palmstruch) ở Thụy Điển là ngân hàng châu Âu đầu tiên in tiền giấy (Bank note) vào năm 1661.

Screen Shot 2021-08-16 at 21.37.11.png

Tiền giấy đầu tiên ở châu Âu, do Stockholms Banco phát hành năm 1666.​

Ở Hoa Kỳ đã có những nỗ lực ban đầu để thành lập một ngân hàng trung ương vào năm 1791 và 1816, nhưng chỉ đến năm 1862, chính phủ liên bang Hoa Kỳ mới bắt đầu in tiền giấy.

Screen Shot 2021-08-16 at 21.37.20.png

Tờ 55 Dollar được phát hành vào năm 1779 tại lục địa Mỹ.​

Hình trên là tờ tiền giấy 55 Dollars được đảm bảo bởi lượng vàng hoặc bạc tương đương giá trị.

Việc sử dụng tiền giấy do các ngân hàng thương mại tư nhân phát hành làm tiền tệ chính thức đã dần được thay thế bằng việc phát hành tiền giấy được ủy quyền và kiểm soát bởi chính phủ quốc gia. Năm 1694 Chính phủ Anh đã trao quyền in tiền hợp pháp cho ngân hàng tư nhân Bank of England do William Paterson làm chủ sở hữu và từ ngân hàng tư nhân Bank of England đã trở thành ngân hàng trung ương đầu tiên trên thế giới. Tại Hoa Kỳ, Chính phủ cũng đã cấp cho Cục Dự trữ Liên bang Mỹ các quyền tương tự sau khi thành lập vào năm 1913. Và từ đó, các chính phủ được ủy quyền và đại diện cho việc in tiền một cách hợp pháp, và chúng được hỗ trợ một phần bởi vàng hoặc bạc và về mặt lý thuyết có thể chuyển đổi thành vàng hoặc bạc tại bất kỳ đâu.

Đến đầu thế kỷ 20, hầu hết tất cả các quốc gia đã áp dụng tiêu chuẩn vàng này, và ủng hộ việc phát hành tiền tệ hợp pháp của họ với số lượng vàng cố định.

Các ngân hàng trung ương phát hành tiền giấy (bank note) được đảm bảo bởi lượng vàng họ có trong hầm. Những tờ bank note này, bạn có thể đem theo trao đổi hàng hóa bất kỳ đâu và có thể mang tới bất kỳ hệ thống ngân hàng nào để đổi lấy lượng vàng tương ứng. Nhưng bởi vì mọi người ngày càng có nhu cầu về tiền giấy để trao đổi buôn bán thương mại, nên các ngân hàng bắt đầu phát hành nhiều bank note hơn để có thể cho vay và lưu thông cùng một lúc. Và họ đặt cược vào giả thuyết rằng tất cả các cá nhân đang giữ bank note của họ sẽ không gõ cửa ngân hàng để đòi vàng vào một ngày đẹp trời nào đó. Điều này dẫn tới việc chủ các nhà băng phát hành bank note để cho người khác vay nhiều hơn những gì họ có. Và nó đã trở thành thông lệ đầu tiên của việc mở rộng cung tiền trong những gì chúng ta sẽ xem là tiền tệ hiện đại.

Như vậy chúng ta đã quay lại lịch sử từ trước Công nguyên để biết được con người đã thay đổi các hình thức tiền tệ để phù hợp hơn qua từng giai đoạn từ sơ khai cho đến thế kỷ 17 tiền giấy Bank Note xuất hiện. Bank note đã khắc phục được hầu hết các nhược điểm của hệ thống tiền xu cũ và nó cũng phù hợp với các tiêu chuẩn của tiền tệ thật (Real Money): Phương tiện trao đổi, đơn vị tính toán, dễ mang theo, có tình bền, chia nhỏ được, có được tính linh hoạt, và cuối cùng chúng được bảo đảm bằng lượng vàng nhất định nên có được khả năng lưu trữ giá trị vô cùng quan trọng này.

Trong bài viết phần 2 tôi sẽ đưa các bạn khám phá tiếp hành trình từ khi ngân hàng trung ương của các chính phủ lên nắm quyền kiểm soát việc in tiền từ tay các ngân hàng tư nhân cho đến hiện tại, và họ đã làm chúng ta bị lừa dối về đồng tiền như nào...

Các bạn đón đọc nhé.

Nguồn: Medium/Wikipedia
Dịch giả: Luce Wayne
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Wyckoff Hiện Đại - Kỹ thuật Nhận diện Xu hướng Thị trường Tiềm năng

Phương pháp Wyckoff là một phương pháp price action kinh điển và đem lại thành công cho nhiều trader. Phương pháp này là nền tảng của nhiều phương pháp trading nổi tiếng khác

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 522 Xem / 45 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 271 Xem / 2 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 621 Xem / 12 Trả lời
  • forex_vn trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,754 Xem / 14 Trả lời
  • phaisinh trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 87 Xem / 1 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên