Tổng hợp 20 chỉ báo kỹ thuật hàng đầu được các bậc thầy trading tin dùng (Phần 1)

Tổng hợp 20 chỉ báo kỹ thuật hàng đầu được các bậc thầy trading tin dùng (Phần 1)

Tổng hợp 20 chỉ báo kỹ thuật hàng đầu được các bậc thầy trading tin dùng (Phần 1)

Le Hue Truong

Editor
Trial mod
7,217
32,341
Phân tích kỹ thuật là gì?

Một trong những điều đầu tiên và quan trọng nhất mà các Forex trader phải học và nắm vững là hai loại phân tích thị trường: Phân tích cơ bảnPhân tích kỹ thuật.

Mặc dù hai loại phân tích này không loại trừ lẫn nhau, nhưng thông thường, các trader chỉ thuộc một trong hai trường phái mà thôi. Cả Phân tích cơ bảnPhân tích kỹ thuật đều có những ưu và nhược điểm riêng.

Hôm nay, chúng ta sẽ tập trung vào Phân tích kỹ thuật, các technical trader và các chỉ báo kỹ thuật mà họ sử dụng để ra quyết định. Chúng ta cũng sẽ nói về những ưu điểm của Phân tích kỹ thuật và lý do tại sao một số trader lại thích loại phân tích thị trường này hơn Phân tích cơ bản.

Hãy bắt đầu với định nghĩa chính xác của Phân tích kỹ thuật là gì nhé!

20-chi-bao-ky-thuat-duoc-nhieu-trader-tin-dung-TraderViet8.jpeg


Phân tích kỹ thuật là quá trình phân tích các biểu đồ và mô hình để dự đoán sẽ thay đổi như thế nào.

Giao dịch kỹ thuật đã có từ lâu đời và nó dựa trên ý tưởng rằng lịch sử (hay trong trường hợp của chúng ta là thị trường) có xu hướng lặp lại.

Do đó, khi các mô hình và chỉ báo nhất định trở nên rõ ràng, giá rất có thể sẽ di chuyển theo một hướng cụ thể.

Sở dĩ Phân tích kỹ thuật nghiên cứu các biến động giá trong quá khứ, nên nó trở thành một "nghệ thuật" mang tính thách thức cao hơn là khoa học. Khi chúng ta cố gắng dự đoán biến động giá trong tương lai bằng Phân tích kỹ thuật, có thể có những khác biệt nhỏ, đôi khi dẫn đến những kết luận khác nhau.

Để giúp bạn quyết định thời điểm mở hoặc đóng lệnh, Phân tích kỹ thuật dựa trên các chỉ số toán học và thống kê. Nếu bạn là một technical trader, bạn có thể sử dụng các mô hình biểu đồ (bar và line chart), các chỉ báo và bộ dao động, bắt nguồn từ các đường trung bình động và khối lượng giao dịch. Biểu đồ phổ biến để phân tích kỹ thuật chính là biểu đồ nến.

Công cụ chính để Phân tích kỹ thuật và điều quan trọng bạn phải xem xét là dữ liệu giá, bất kể khung thời gian đã chọn.

Nói về khung thời gian, các chỉ báo kỹ thuật có thể phân tích trên các khung thời gian khác nhau, từ M1 đến 1 năm.

Phân tích kỹ thuật có thể được áp dụng trong nhiều thị trường khác nhau, bao gồm futures
(hợp đồng tương lai), cổ phiếu, hàng hoá,... Nếu thị trường có thanh khoản tốt và không dễ bị ảnh hưởng bởi các tác động bên ngoài, thì Phân tích kỹ thuật có thể được áp dụng và đạt được hiệu quả.

Lợi ích của việc sử dụng Phân tích kỹ thuật là gì?


Phân tích kỹ thuật không phải là bất kỳ loại "ma thuật" nào, mà nó có một số lợi thế thực tế sau:
  • Phân tích kỹ thuật có thể được thực hiện khá nhanh chóng, chỉ bằng cách đánh giá hướng đi và sức mạnh của xu hướng;
  • Phân tích kỹ thuật có thể được áp dụng cho bất kỳ công cụ giao dịch nào và trong bất kỳ khung thời gian mong muốn nào (dài, trung, ngắn hạn);
  • Nó không chỉ được sử dụng như một phương pháp độc lập để phân tích thị trường hoặc nó cũng có thể được kết hợp với Phân tích cơ bản hoặc bất kỳ kỹ thuật market timing nào khác;
  • Với việc sử dụng các chỉ báo phổ biến (và các mô hình biểu đồ), trader có thể áp dụng các công cụ đã có sẵn và tìm cơ hội giao dịch tiềm năng;
  • Phân tích kỹ thuật cho phép chúng ta xem một lượng lớn thông tin có cấu trúc được đưa vào màn hình của chúng ta, mang lại cho trader cảm giác kiểm soát.

Phân tích cơ bản vs. Phân tích kỹ thuật


20-chi-bao-ky-thuat-duoc-nhieu-trader-tin-dung-TraderViet1.jpg

Trong khi Phân tích kỹ thuật dự báo biến động giá bằng cách sử dụng các mô hình biểu đồ, thì Phân tích cơ bản sẽ xem xét các dữ liệu kinh tế khác nhau, chẳng hạn như GDP, lãi suất, lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp,...

Các technical trader xem xét hành động giá trong các khung thời gian ngắn, trung và dài hạn, trong khi các fundamental trader sẽ xem xét các yếu tố kinh tế, tin tức và sự kiện xảy ra trong trung hạn hoặc ngắn hạn.

Các kỹ năng cần thiết cho hai loại phân tích cũng khác nhau một chút:
  • Nếu bạn là một fundamental trader, bạn phải có kỹ năng đọc và hiểu kinh tế học cũng như phân tích thống kê.
  • Nếu bạn là một technical trader, bạn phải có khả năng làm việc với các chart và chỉ báo khác nhau.
Giờ thì đi đến phần chính nhé!

20 loại chỉ báo kỹ thuật được tin dùng nhiều nhất


1. Chỉ báo Stochastic


20-chi-bao-ky-thuat-duoc-nhieu-trader-tin-dung-TraderViet2.jpg

Chỉ báo Stochastic được phát triển bởi George Lane.

Đây là một chỉ báo kỹ thuật rất hữu ích, về cơ bản giúp các trader xác định nơi xu hướng kết thúc.

Nó sử dụng một thang đo để đo lường mức độ thay đổi giữa giá của một thời kỳ đóng cửa nhằm dự đoán hướng hiện tại của xu hướng sẽ tiếp tục trong bao lâu.

Chỉ báo Stochastic tuân theo lý thuyết rằng:
  1. Khi có xu hướng tăng, giá sẽ duy trì bằng hoặc cao hơn giá đóng cửa của giai đoạn trước;
  2. Khi có xu hướng giảm, giá sẽ vẫn bằng hoặc thấp hơn giá đóng cửa trước đó.
Cũng cần lưu ý rằng Stochastic là một dao động xung lượng. Nó bao gồ 2 dòng -%K - dòng nhanh và %D - dòng chậm. Nó hoạt động trên thang điểm từ 1 đến 100.

2. Chỉ báo Bollinger Bands


20-chi-bao-ky-thuat-duoc-nhieu-trader-tin-dung-TraderViet3.jpg

Bollinger Bands được phát minh bởi nhà phân tích tài chính John Bollinger và là một trong những chỉ báo hữu ích nhất nên dùng trên chart của bạn.

Bollinger Bands đo độ biến động (volatility) như một phương pháp để xác định xu hướng.

Ý tưởng cơ bản của Bollinger Bands là giá sẽ bật trở lại, giống như một sợi dây thun. Nó sử dụng 2 tham số:
  1. Số kỳ của đường trung bình động;
  2. Có bao nhiêu độ lệch mà bạn muốn dải được đặt cách xa đường MA.
Bollinger Bands hiển thị các điểm cao nhất và thấp nhất mà giá của một công cụ đạt được. Nếu các dải cách xa mức giá hiện tại, điều đó cho thấy thị trường đang rất biến động và điều ngược lại được hàm ý nếu chúng ở gần mức giá hiện tại.

Bạn nên sử dụng dải BB trong các thị trường đi lên, đi xuống và đi ngang. Nếu bạn là người mới bắt đầu, bạn nên tích luỹ một số kinh nghiệm vững chắc trước khi sử dụng chúng.

3. Chỉ báo Ichimoku Cloud


20-chi-bao-ky-thuat-duoc-nhieu-trader-tin-dung-TraderViet4.jpg

Chỉ báo đám mây Ichimoku, còn được gọi là Ichimoku Kinko Hyo hoặc mây Kumo, sẽ cô lập các giao dịch có xác suất cao trong thị trường Forex.

Chỉ báo này tương đối mới với các trader, tuy nhiên, mức độ phổ biến của nó đã tăng lên trong vài năm qua, đặc biệt là đối với các trader mới vào nghề.

Mây Ichimoku hiển thị nhiều điểm dữ liệu hơn và do đó, cung cấp phân tích dễ đoán hơn về hành động giá.

Ichimoku Kinko Hyo sẽ kết hợp các đường được vẽ trên biểu đồ để đo lường động lượng giá trong tương lai. Nó cũng sẽ xác định các khu vực hỗ trợkháng cự trong tương lai. Đối với nhiều người, nó có vẻ giống như một chỉ báo phức tạp (có lẽ do các đường khác nhau và ý nghĩa đặc biệt của chúng):
  • Kijun Sen (đường màu xanh): Đây là đường cơ sở (baseline). Nó là trung bình của đỉnh cao nhất và đáy cao nhất trong 26 kỳ vừa qua.
  • Tenkan Sen (đường màu đỏ): Đây là đường rẽ (turning line). Nó là trung bình của đỉnh cao nhất và đáy cao nhất trong 9 kỳ vừa qua.
  • Chikou Span (đường màu xanh lá cây): Nó còn được gọi là đường có độ trễ. Nó hiển thị giá đóng cửa của ngày hôm nay, được tính từ 26 kỳ tiếp theo.
  • Senkou Span (dải màu đỏ/xanh lá cây): Đường Senkou đầu tiên tính trung bình của đường Tenkan Sen và Kijun Sen, vẽ 26 kỳ phía trước. trong khi đường Senkou thứ hai tính trung bình đáy cao nhất và đỉnh cao nhất trong 52 kỳ vừa qua, vẽ 26 kỳ phía trước.

4. Chỉ báo MACD (Moving Average Convergence Divergence)


20-chi-bao-ky-thuat-duoc-nhieu-trader-tin-dung-TraderViet5.jpg

Chỉ báo kỹ thuật này được tạo ra bởi Gerald Appel vào cuối những năm 1970. Nó được sử dụng để xác định các đường trung bình động chỉ ra một xu hướng mới, bất kể đó là xu hướng tăng hay giảm. Ưu tiên hàng đầu của các trader là xác định xu hướng, bởi đó là cách mà họ có thể kiếm tiền từ thị trường.

Về cơ bản, MACD cho thấy mối quan hệ giữa 2 đường MA của giá tài sản.

Với biểu đồ MACD, các trader có thể thấy 3 con số khác nhau, được sử dụng để thiết lập công cụ:
  1. Các kỳ được sử dụng để tính toán đường trung bình động nhanh hơn;
  2. Các kỳ được sử dụng để tính toán đường trung bình động chậm hơn;
  3. Số lượng thanh, được sử dụng để tính MA của sự khác biệt giữa đường trung bình động chậm và nhanh hơn.
MACD chắc chắn là một công cụ linh hoạt cho anh em trader rồi.

5. Chỉ báo CCI (Commodity Channel Index)


20-chi-bao-ky-thuat-duoc-nhieu-trader-tin-dung-TraderViet6.jpg

Chỉ báo CCI đo lường sự khác biệt giữa giá hiện tại của tài sản và giá trung bình lịch sử của nó.

Nếu CCI trên 0, điều này có nghĩa là giá cao hơn mức trung bình lịch sử; còn CCI dưới 0 thì có nghĩa là giá thấp hơn mức trung bình lịch sử.

Giả sử, CCI ở mức 100 hoặc cao hơn, thì tức là xu hướng đang giữ các vị trí mạnh và đang tăng. Ngược lại, CCI ở mức -100, thì tức là xu hướng đang diễn ra mạnh mẽ và đang giảm.

Thông tin như vậy về hướng và sức mạnh của xu hướng giá sẽ giúp các trader quyết định xem họ muốn tham gia hay thoát khỏi giao dịch, tránh thực hiện những giao dịch đáng tiếc.

Theo một cách nào đó, chỉ náo này có thể hoạt động giống như một nhà cung cấp tín hiệu giao dịch vậy.

6. Chỉ báo RSI (Relative Strength Index)


20-chi-bao-ky-thuat-duoc-nhieu-trader-tin-dung-TraderViet7.jpg

Chỉ số Sức mạnh Tương đối (RSI) là một chỉ báo xung lượng, bao gồm một đường duy nhất được chia tỷ lệ từ 0 đến 100 xác định các điều kiện quá mua và quá bán trong thị trường Forex.

Nếu xếp hạng trên 70, điều đó cho thấy thị trường đang quá mua, còn dưới 30 thì cho thấy thị trường đang quá bán.

Về cơ bản, ý tưởng của RSI là xác định các đỉnh và đáy để tham gia vào thị trường khi xu hướng đang đảo chiều. Điều này sẽ mang lại lợi thế cho bạn trong cả một động thái.

Khi giá của một công cụ nhất định đạt đến mức quá mua (trên 70), một xu hướng có thể sẽ đảo chiều và giá sẽ bắt đầu giảm. Khi giá đạt đến mức quá bán (dưới 30), giá sẽ bắt đầu tăng.

RSI cũng cho biết thời điểm xu hướng sắp kết thúc.

Tuy nhiên, các bạn đừng chỉ dựa vào mỗi RSI. Hãy thường xuyên kiểm tra lịch kinh tế để biết những tin tức lớn có thể ảnh hưởng đến giá của công cụ bạn quan tâm.

--------------------------------------​

Mình xin phép được tạm dừng Phần 1 tại đây nhé anh em! Hứa hẹn phần 2 và phần 3 sẽ còn rất nhiều chỉ báo thú vị đó, anh em nhớ theo dõi tiếp nha :p

Nguồn: trading-education
Nếu thấy bài viết này hay hoặc hữu ích thì đừng quên THẢ TIM, SHARE VÀ COMMENT để ủng hộ mình nhiều hơn nữa nhé!! Nice day cả nhà ;););)
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp VPA - Kỹ Thuật Nhận Diện Dòng Tiền Thông Minh bằng Hành Động Giá kết hợp Khối Lượng Giao Dịch

Phương pháp VPA - Volume Price Analysis - là phương pháp Price Action hướng dẫn ĐỌC GIÁ / NẾN kết hợp với KHỐI LƯỢNG GIAO DỊCH để tìm ra hướng đi của DÒNG TIỀN THÔNG MINH
nhìu thế học sao hết dc nhỉ:confused::confused::confused:

Em có biết 1 trader dùng BB và volume trade thành công.
Hồi mới trade em dại dột tin theo pp trong quyển trading for a living và toàn lỗ, lý do chắc là do em ko phù hợp.
Bác nên tìm 1 pp nào phù hợp với tính cách, ví dụ giao dịch breakout em nghĩ là những người quyết đoán, giao dịch pullback như em là người cẩn thận.
Hãy nghe theo con tim bác nhé :D
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 308 Xem / 27 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,293 Xem / 84 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 275 Xem / 16 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên