Tổng hợp 20 chỉ báo kỹ thuật hàng đầu được các bậc thầy trading tin dùng (Phần cuối)

Tổng hợp 20 chỉ báo kỹ thuật hàng đầu được các bậc thầy trading tin dùng (Phần cuối)

Tổng hợp 20 chỉ báo kỹ thuật hàng đầu được các bậc thầy trading tin dùng (Phần cuối)

Le Hue Truong

Editor
Trial mod
7,275
32,425
Xin chào cả nhà!

Hôm nay chúng ta cùng đi khám phá tiếp những chỉ báo kỹ thuật được các bậc thầy trading sử dụng phổ biến nhất nhé!

20 loại chỉ báo kỹ thuật được tin dùng nhiều nhất (tiếp theo)

14. Chỉ báo OBV (On-balance Volume)


20-chi-bao-ky-thuat-duoc-nhieu-trader-tin-dung-TraderViet1.jpg

Khối lượng cân bằng (On-balance Volume) được Joe Granville đưa ra vào năm 1963.

Về cơ bản, OBV là một chỉ báo kỹ thuật đo lường dòng khối lượng tích cực/ tiêu cực và cách khối lượng được kết nối với sự thay đổi của giá.

Chỉ báo OBV tuân theo ý tưởng rằng khối lượng sẽ đi trước giá. Theo khái niệm này, khi giá tăng, nó sẽ hút khối lượng lớn hơn. Khối lượng cũng sẽ giảm khi giá đi xuống.

Chỉ báo này giúp các trader tìm hiểu xem một loại tiền tệ cụ thể được tích luỹ bởi phe mua hay bị bán ra với phe bán. Nó không chỉ cho chúng ta biết dòng chảy của đồng tiền, mà còn dự báo được xu hướng trong tương lai.

OBV nên được sử dụng kết hợp với các chỉ báo khác chứ không chỉ đứng một mình đơn lẻ.

Bạn có thể xem thêm thông tin về chỉ báo OBV tại đây.

15. Chỉ báo Pivot Points


20-chi-bao-ky-thuat-duoc-nhieu-trader-tin-dung-TraderViet2.jpg

Pivot Points (điểm xoay chiều) là một chỉ báo phân tích kỹ thuật khác được sử dụng để xác định biến động giá (xu hướng chung của thị trường) trong các khoảng thời gian khác nhau. Pivot points cũng là một trong những indicator được sử dụng rộng rãi nhất trong day trading.

Nói một cách đơn giản, về cơ bản, một pivot point là giá trị trung bình của mức giá high(đỉnh), low (đáy) và closing (đóng cửa) của ngày giao dịch hoặc phiên giao dịch trước đó.

Một điểm pivot point là một mức giá, được các trader chuyên nghiệp sử dụng để xác định xem giá đang tăng hay giảm. Giao dịch nằm trên điểm xoay chiều sẽ cho thấy tâm lý lạc quan (bullish); ngược lại, giao dịch nằm dưới điểm xoay chiều sẽ cho thấy tâm lý tiêu cực (bearish).

Cơ sở cho chỉ báo này là điểm xoay chiều ( pivot point), tuy nhiên, nó cũng có thể bao gồm các ngưỡng hỗ trợ/ kháng cự khác, được ước tính dựa trên tính toán của điểm xoay chiều. Các ngưỡng này sẽ giúp trader biết được xu hướng của giá.

16. Chỉ báo DMI (Dynamic Momentum Index)


20-chi-bao-ky-thuat-duoc-nhieu-trader-tin-dung-TraderViet3.jpg

Chỉ báo kỹ thuật tiếp theo mà mình muốn giới thiệu được gọi là chỉ số động lượng và nó được phát triển bởi Tushar Chande cùng Stanley Kroll.

DMI khá giống với RSI (chỉ số sức mạnh tương đối) đã được giải thích ở Phần 1 - xác định xem một tài sản có đang bị quá mua hoặc quá bán. Sự khác biệt chính là RSI thì sử dụng một số kỳ cụ thể trong tính toán của nó, trong khi DMI thì sử dụng các kỳ khác nhau, có tính đến những thay đổi về độ biến động.

Số kỳ cố định thường là 5 đến 30. Khi độ biến động cao, DMI sẽ sử dụng ít kỳ hơn; còn khi độ biến động thấp, nó sẽ sử dụng nhiều kỳ hơn để tính toán.

Hơn nữa, chỉ báo này cũng được các trader sử dụng để tạo ra các tín hiệu giao dịch theo hướng đi của xu hướng (khi thị trường đang có xu hướng) và cũng cung cấp các tín hiệu mua/bán (khi đó là một thị trường đi ngang).

Nếu chỉ báo hiển thị dưới 30, điều đó có nghĩa là tài sản đang bị quá bán. Nếu trên 70 thì nó có nghĩa là tài sản đang bị quá mua.

Ngoài ra, DMI được sử dụng để diễn giải các tín hiệu mua/bán. Nếu giá di chuyển ra khỏi vùng quá bán thì đó là tín hiệu mua; nếu giá di chuyển ra khỏi vùng quá mua, thì đó có thể xem là tín hiệu bán khống.

17. Chỉ báo DMI (Directional Movement Index)


20-chi-bao-ky-thuat-duoc-nhieu-trader-tin-dung-TraderViet4.jpg

Chỉ số Chuyển động Định hướng (DMI) là một chỉ báo được phát triển bởi J. Welles Wilder vào cuối những năm 70. Nó giúp các trader xác định xem giá của tài sản đang di chuyển theo hướng nào.

Chỉ báo có thể làm điều này bằng cách so sánh các đỉnh và đáy trước đó và vẽ 2 đường khác nhau:
  1. Đường chuyển động theo hướng tích cực (+DI).
  2. Đường chuyển động theo hướng tiêu cực (-DI).
Nếu đường +DI nằm trên đường -DI thì có nghĩa là chuyển động đi lên mạnh hơn chuyển động đi xuống.

Nếu đường -DI nằm trên đường +DI thì có nghĩa là chuyển động đi xuống mạnh hơn chuyển động đi lên.

Các đường này cũng có thể báo hiệu các xu hướng mới hình thành. Ví dụ: Nếu đường +DI cắt lên phía trên đường -DI thì nó có thể được hiểu là sự bắt đầu của xu hướng tăng giá.

Một số trader sẽ thêm ADX (Average Directional Movement Index) vào kết hợp sử dụng với chỉ báo DMI.

18. Chỉ báo Aroon


20-chi-bao-ky-thuat-duoc-nhieu-trader-tin-dung-TraderViet5.jpg

Chỉ báo Aroon là một chỉ báo kỹ thuật giúp trader biết khi nào thị thị trường đang trong xu hướng tăng hay giảm, hoặc khi nào đi ngang.

Chỉ báo này được thiết kế bởi Tushar Chande và nó hỗ trợ các trader trên toàn thế giới xác định các xu hướng sắp hình thành trước khi chúng thành hình.

Bằng cách sử dụng hai thành phần ("Aroon up" và "Aroon down"), chỉ báo được thiết kế để hiển thị cho các trader thấy khi một xu hướng mới bắt đầu, độ lớn của nó và những thay đổi từ hành vi giá range-bound (dao động trong phạm vi) và các mô hình xu hướng.
  • "Aroon up" tính toán thời gian giá chạm đến mức đỉnh gần nhất là trong bao lâu.
  • "Aroon down", trái lại, tính toán thời gian diễn ra cho đến khi giá chạm đến mức đáy gần nhất.
Chỉ báo Aroon được nhiều trader sử dụng như một phần của các chiến lược giao dịch theo xu hướng (trend-following) của họ.

19. Chỉ báo Klinger Oscillator


20-chi-bao-ky-thuat-duoc-nhieu-trader-tin-dung-TraderViet6.jpg

Bộ dao động khối lượng Klinger được phát triển bởi Stephen Klinger và nó được sử dụng để dự đoán sự đảo chiều của giá trên thị trường, bằng cách so sánh khối lượng với giá. (Khối lượng đo lường số đơn vị chứng khoán hoặc chỉ số nhất định được giao dịch trên một đơn vị thời gian.)

Nói một cách đơn giản, theo chỉ báo này, xu hướng và khối lượng là những yếu tố ảnh hưởng chủ yếu trong giao dịch.

Đối với nhiều trader, sự khác biệt giữa khối lượng và giá có thể gợi ý về câu chuyện tiếp theo.

Ví dụ, nếu một tài sản có khối lượng lớn và giá có xu hướng đi ngang (hoặc đi xuống), thì điều này có nghĩa là bất kỳ xu hướng đang diễn ra nào cũng sớm bị đảo ngược. Nếu giá tăng và khối lượng giảm, điều này có thể cho thấy lực mua yếu.

Klinger Oscillator cũng được coi là một trong những những bộ dao động phức tạp hơn bởi vì nó sử dụng công thức tính trung bình trên đường EMA ngắn hơn và EMA dài hơn.

20. Chỉ báo PPO (Percentage Price Oscillator)


20-chi-bao-ky-thuat-duoc-nhieu-trader-tin-dung-TraderViet7.jpg

Chỉ báo dao động giá phần trăm (PPO) là một chỉ báo động lượng kỹ thuật, về cơ bản, hiển thị mối quan hệ giữa 2 đường trung bình động theo tỷ lệ phần trăm. Các đường trung bình động thường là đường EMA 20 hoặc EMA 12.

Các trader sử dụng PPO để so sánh sự biến động và hiệu suất tài sản cũng như bắt lấy phân kỳ, tất cả đều có thể giúp xác định hướng đi của xu hướng, tạo ra các tín hiệu giao dịch và dẫn đến đảo chiều giá.

PPO hơi giống với chỉ báo MACD ( phân kỳ hội tụ trung bình động), tuy nhiên, PPO đo lường sự khác biệt về tỷ lệ phần trăm giữa các đường EMA. Trong khi đó, MACD thì đo lường sự khác biệt về giá trị tuyệt đối.

Hầu hết các trader thích PPO vì những phát hiện của nó có thể so sánh giữa các tài sản (chẳng hạn như các cặp tiền) với các mức giá khác nhau.

Lời kết


Trong series 3 phần này, chúng ta đã thảo luận về nhiều loại chỉ báo giao dịch Forex được các chuyên gia sử dụng rộng rãi.

Bằng cách sử dụng các indicator, các trader dễ dàng được thông báo khi có điều kiện thuận lợi và do đó, có thể đưa ra các quyết định giao dịch tốt hơn, hợp lý hơn và được tính toán kỹ lưỡng.

Rốt cuộc, thị trường không hoàn toàn ngẫu nhiên. Nhiều trader và nhà đầu tư sử dụng các chỉ báo phân tích kỹ thuật để giúp họ xác định các mô hình và đạt được kết quả tốt.

Các indicator cũng hỗ trợ các trader đánh giá hướng đi và sức mạnh của xu hướng.

Các trader không nhất thiết chỉ dựa vào một chỉ báo. Hầu hết thời gian, họ kết hợp một số chỉ báo chính với 2 chỉ báo phụ hoặc nhiều hơn để có được sự xác nhận (confirmation) tốt hơn hòng mang về chiến thắng chung cuộc.

Hãy nhớ rằng, mỗi indicator mà chúng ta đã đề cập đều có những lợi ích riêng biệt và mình hy vọng rằng chuỗi bài viết này đã cung cấp cho bạn một chút động lực để chắp cánh cho thành công trading của các bạn!

Happy Trading!!!

Nguồn: trading-education
Nếu thấy bài viết này hay hoặc hữu ích thì đừng quên THẢ TIM, SHARE VÀ COMMENT để ủng hộ mình nhiều hơn nữa nhé!! Nice day cả nhà ;););)
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp VPA - Kỹ Thuật Nhận Diện Dòng Tiền Thông Minh bằng Hành Động Giá kết hợp Khối Lượng Giao Dịch

Phương pháp VPA - Volume Price Analysis - là phương pháp Price Action hướng dẫn ĐỌC GIÁ / NẾN kết hợp với KHỐI LƯỢNG GIAO DỊCH để tìm ra hướng đi của DÒNG TIỀN THÔNG MINH
Chỉnh sửa lần cuối:

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • TraderViet News trong Chuyện bên lề 55 Xem / 1 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 406 Xem / 24 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,476 Xem / 78 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,097 Xem / 83 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 294 Xem / 3 Trả lời
  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 117 Xem / 2 Trả lời
  • LuTienSinh trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 165 Xem / 3 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên