Tổng hợp 22 nguyên tắc khi sử dụng chỉ báo Bollinger Bands cho anh em trader

Tổng hợp 22 nguyên tắc khi sử dụng chỉ báo Bollinger Bands cho anh em trader

Tổng hợp 22 nguyên tắc khi sử dụng chỉ báo Bollinger Bands cho anh em trader

Phương Thúy

Editor
Trial mod
6,384
29,032
Bollinger Bands là một trong những chỉ báo kỹ thuật phổ biến được rất nhiều anh em trader sử dụng. Cũng có rất nhiều chiến lược giao dịch được xây dựng dựa trên chỉ báo này. Trader thường sử dụng Bollinger Bands để xác định mức độ biến động của thị trường, hoặc xác định xu hướng. Cũng có trader sử dụng Bollinger Bands để tìm kiếm tín hiệu giao dịch.

Để giúp cho anh em trader sử dụng chỉ báo Bollinger được tốt hơn, mình xin phép tổng hợp lại 22 nguyên tắc trong việc sử dụng Bollinger Bands trong giao dịch.

1. Bollinger Bands giúp trader xác định tương đối được các mức giá cao và mức giá thấp trong biểu đồ. Theo định nghĩa, thì các mức giá cao sẽ nằm ở dải trên và các mức giá thấp sẽ nằm ở dải dưới của chỉ báo Bollinger Bands.

Screenshot_4.png

2. Định nghĩa tương đối ở trên có thể được sử dụng để so sánh với hành động giá hoặc hành động của chỉ báo để giúp trader đưa ra quyết định mua bán.

3. Các chỉ báo phù hợp có thể được xây dựng dựa trên động lượng, khối lượng, vị thế thị trường, khối lượng mở (OI), dữ liệu liên thị trường,…

4. Nếu sử dụng từ hai chỉ báo kỹ thuật trở lên, trader không nên sử dụng các chỉ báo có đặc tính liên quan trực tiếp với nhau. Ví dụ: không nên sử dụng 2 chỉ báo xu hướng hoặc hai chỉ báo dao động để phân tích một biểu đồ.

5. Bollinger Bands có thể được sử dụng để nhận biết các mô hình nến hoặc mô hình giá như M/W formation, hoặc để nhận biết sự thay đổi động lượng,…

Screenshot_5.png

6. Các dải band trên và band dưới không phải là nơi mà trader nên xác định tín hiệu mua bán.

7. Trong thị trường có xu hướng, giá có thể đi lên dải band trên và đi xuống dải band dưới.

8. Giá đóng cửa bên ngoài dải band là dấu hiệu cho thấy giá tiếp tục di chuyển theo hướng cũ, chứ không phải là tín hiệu đảo chiều. (Đặc điểm này là cơ sở cho nhiều hệ thống giao dịch breakout mạnh mẽ.)

Screenshot_6.png

9. Các tham số mặc định của chỉ báo như đường MA 20 và 2 lần độ lệch chuẩn cho độ rộng của các dải band, chỉ là mặc định. Các thông số thực tế có thể thay đổi tùy theo thị trường mà bạn giao dịch.

10. Đường trung bình (đường band giữa) là tín hiệu thay đổi xu hướng khi giá giao cắt chứ không phải là tín hiệu giao dịch.

11. Nếu thay đổi chu kỳ của đường trung bình thì độ rộng của dải BB cần được thay đổi theo. Ví dụ: độ lêch chuẩn sẽ tăng lên từ 2 lên 2.1 nếu bạn thay đổi đường MA 20 thành MA 50. Tương tự, khi giảm chu kỳ đường MA 20 xuống thành MA 10, độ lệch chuẩn của BB nên được điều chỉnh còn 1.9.

12. Bollinger Bands truyền thống dựa đường SMA. Điều này là do giá trị trung bình này được sử dụng để tính độ lệch chuẩn và chúng ta cần nhất quán về điểm này.

13. Bollinger Bands dựa trên đường EMA sẽ loại bỏ những thay đổi đột ngột về độ rộng của dải band. Nên độ lệch chuẩn cần phải được tính toán theo cách khác.

14. Không có các giả định về thống kê dựa trên việc sử dụng cách tính độ lệch chuẩn cho việc xây dựng dải Bollinger. Việc giá chứng khoán phân phối không tuân theo phân phối chuẩn và kích thước mẫu trong hầu hết các dữ liệu của Bollinger Bands là quá nhỏ so với ý nghĩa thống kê.

15. Số liệu %b cho chúng ta biết sự tuong quan vị trí của giá hiện tại với hai dải band của Bollinger Bands. Theo công thức bên dưới đây:

b41158ba-d7e7-477e-a71d-0d1c1ba3dc9a.jpg

Trong đó: Trong đó: C là giá hiện tại, LB là giá trị band dưới, UB là giá trị band trên.


16.%b có nhiều lợi ích, nó giúp trader xác định được tín hiệu phân kỳ, xác định mô hình,…

17. Các chỉ báo khác có thể được chuẩn hóa với %b, bằng cách xây dựng dải Bollinger Band cho chính chỉ báo đó, sau đó tính giá trị %B của chỉ báo.

18. BandWidth cho chúng ta biết độ rộng của Bollinger Bands. Sử dụng các tham số mặc định, BandWidth là bốn lần độ lệch chuẩn.

19. BandWidth có nhiều lợi ích. Lợi ích phổ biến nhất của nó là xác định vùng co thắt, nhưng cũng hữu ích trong việc xác định sự thay đổi xu hướng ...

20. Bollinger Bands có thể được sử dụng trên hầu hết các thị trường khác như chứng khoán, chỉ số, ngoại hối, hàng hóa, hợp đồng tương lai, quyền chọn và trái phiếu.

21. Bollinger Bands có thể được sử dụng trên nhiều khung thời gian khác nhau như M5, H1, H4, D1, W1,… Điều quan trọng là các tthông tin này phải đủ lớn để cho thấy rõ bức tranh về hành động giá.

22. Bollinger Bands không đưa ra tín hiệu giao dịch thường xuyên mà thay vào đó chúng giúp xác định các tỷ lệ cược có lợi cho trader.

Hi vọng những kiến thức nhỏ về Bollinger Bands này giúp ích được cho anh em trader trong quá trình giao dịch nhé.

Trích nguồn: bollingerbands

Giới thiệu SÁCH MỚI về MÔ HÌNH BIỂU ĐỒ cho anh em: https://bit.ly/mo-hinh-bieu-do-1
[TBODY] [/TBODY]
 

Giới thiệu sách Trading hay
Mô Hình Biểu Đồ - Phương Pháp Hiệu Quả Để Tìm Kiếm Lợi Nhuận

Được xem là cẩm nang về mô hình biểu đồ của các nhà đầu tư, giao dich tài chính toàn cầu và là kiến thức bắt buộc phải nắm về Phân Tích Kỹ Thuật
Chỉnh sửa lần cuối:

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,241 Xem / 84 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 638 Xem / 34 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,142 Xem / 40 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 278 Xem / 31 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 145 Xem / 2 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 98 Xem / 3 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên