[Tổng hợp] 50 yếu tố chi phối mạnh mẽ tới giá trị của đồng USD - Phần cuối

[Tổng hợp] 50 yếu tố chi phối mạnh mẽ tới giá trị của đồng USD - Phần cuối

[Tổng hợp] 50 yếu tố chi phối mạnh mẽ tới giá trị của đồng USD - Phần cuối

namthang

Editor
Trial mod
3,026
16,139
Hello cả nhà,

Dưới đây là 1 bài tổng hợp rất chi tiết về 50 yếu tố chi phối mạnh mẽ tới giá trị của đồng USD mà mình thiết nghĩ là rất quan trọng đối với anh em trader chúng ta, mình xin được phép chia ra thành nhiều phần bởi vì nó khá dài và đầy đủ.

Trong phần I mình đã tổng hợp lại các nội dung chính, anh em có thể đọc lại theo link bên dưới:

>> Phần I: https://traderviet.org/t/64577/
>> Phần II: https://traderviet.org/t/64773/
>> Phần III: https://traderviet.org/t/65600/
>> Phần IV: https://traderviet.org/t/65764/

Trong phần này, chúng ta sẽ đi vào chi tiết 4 phần lớn cuối cùng:

X. Thị trường vốn Hoa Kỳ (US capital markets)


upload_2022-5-25_15-16-32.png


Cổ phiếu, trái phiếu và các khoản đầu tư khác của Hoa Kỳ là rất hấp dẫn, bất kể bạn ở đâu trên thế giới. Xu hướng của thị trường vốn Hoa Kỳ có thể thu hút hoặc khiến cho các nhà đầu tư nước ngoài xa lánh, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến đồng đô la.

1. Thị trường gấu (Bear markets):
Thị trường Gấu làm cho các khoản đầu tư giảm sút, làm lung lay niềm tin của nhà đầu tư và khiến họ đa dạng hóa hoặc thanh lý danh mục đầu tư của mình, dẫn đến thiệt hại cho đồng đô la (thoát khỏi các vị thế được mua bằng đô la).

2. Thị trường bò (Bull markets): Thị trường Bò có tác động ngược lại, tạo ra lợi nhuận, thu hút các nhà đầu tư mới và khuyến khích các nhà đầu tư hiện tại đổ nhiều tiền hơn vào các tài sản tính bằng đô la. Một thị trường bùng nổ có thể thu hút các nhà đầu tư, hỗ trợ cho đồng đô la.

3. Các vụ bê bối kiểm toán (Accounting scandals): Các vụ bê bối kiểm toán như vụ Enron có thể khiến đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán Mỹ suy giảm, gây ảnh hưởng xấu đến đồng đô la. (Đây là vụ phá sản của Enron Corporation, một công ty năng lượng của Mỹ có trụ sở tại Houston, Texas. Việc Enron phá sản đã đẫn đến sự giải thể của Arthur Andersen, một trong năm đối tác kiểm toán và kế toán lớn nhất thế giới. Không những là tổ chức lớn nhất bị phá sản trong lịch sử nước Mỹ vào thời điểm đó, Enron còn được coi là thất bại lớn nhất trong lịch sử kiểm toán.

XI. Nền [URL='https://traderviet.org/threads/tong-quan-nen-kinh-te-hop-chung-quoc-hoa-ky-usa.610/']kinh tế Mỹ[/URL] (Economy)


upload_2022-5-25_15-17-21.png

Hiệu suất hiện tại của nền kinh tế Hoa Kỳ là phong vũ biểu đo lường sức khỏe tài chính của quốc gia. Nó báo hiệu cho các nhà đầu tư về khả năng trả nợ cũng như mức lợi nhuận mà họ có thể kiếm được.

1. Kinh tế tăng trưởng và ổn định (Economic growth and stability):
Nhìn chung, một nền kinh tế mạnh sẽ nâng cao niềm tin, đảm bảo với các nhà đầu tư nước ngoài rằng họ sẽ kiếm được lợi nhuận tốt khi môi trường đầu tư ổn định. Tăng trưởng kinh tế thậm chí còn thu hút thêm đầu tư. Điều này sẽ hỗ trợ cho đồng đô la, khi các nhà đầu tư nước ngoài cần mua đô la để đầu tư vào Mỹ. Điều này sẽ dừng lại khi nền kinh tế giảm tốc.

2. Suy thoái kinh tế (Economic recession): Lên rồi phải xuống là quy luật bất biến. Nền kinh tế tăng trưởng chậm lại làm tổn hại đến đồng đô la, khiến các nhà đầu tư rút tiền khỏi Mỹ vì sợ các khoản đầu tư của họ sẽ mất giá.

3. Nền kinh tế Mỹ hiệu quả hơn các nền kinh tế khác (Outperforming other economies): Nếu nền kinh tế Mỹ mạnh hơn các nước khác, các nhà đầu tư có thể chuyển sang đồng đô la như một sự đặt cược an toàn.

XII. Thời tiết (Weather)


upload_2022-5-25_15-18-8.png


Thời tiết ảnh hưởng đến ngành nông nghiệp, tiêu thụ năng lượng và kinh tế địa phương. Bất kỳ thay đổi nào, dù tốt hơn hay xấu, đều có thể tạo ra một gợn sóng ảnh hưởng đến nền kinh tế nói chung và khiến đồng đô la biến động.

1. Điều kiện canh tác không thuận lợi (Unfavorable farming conditions):
Điều kiện canh tác không thuận lợi có thể khiến cây trồng chậm phát triển và buộc các nhà kinh doanh phải nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu lương thực của Hoa Kỳ. Điều này càng mở ra thâm hụt thương mại và làm suy yếu đồng đô la (dùng đô la để mua các đồng tiền của các nước xuất khẩu).

2. Mùa hè nóng bất thường (Unusually hot summers): Một mùa hè nóng bức bất thường có thể gây ra sự gia tăng chi phí năng lượng cho cả người tiêu dùng và các ngành công nghiệp. Điều này có thể tạo ra căng thẳng cho nền kinh tế và khiến đồng đô la giảm giá. Giống như một mùa hè nóng bức bất thường có thể làm đồng đô la bị nhấn chìm, một mùa đông quá lạnh cũng có thể làm điều tương tự. Nó có thể khiến chi phí năng lượng tăng lên, và vì năng lượng của Mỹ phải nhập khẩu, đồng đô la có thể bị ảnh hưởng bất lợi. Ngoài ra, người tiêu dùng sẽ có ít tiền hơn để đổ vào các lĩnh vực khác của nền kinh tế.

3. Thiên tai (Natural disasters): Các thảm họa thiên nhiên như Bão/Lốc xoáy/Sóng thần,... tạo ra căng thẳng cho các nền kinh tế địa phương cũng như chính quyền địa phương và liên bang khi họ phải sửa chữa và khắc phục thiệt hại cũng như chi tiền cho việc cứu trợ và tái xây dựng. Điều này có thể khiến đồng đô la gặp khó khăn.

XIII. Lạm phát (Inflation)


upload_2022-5-25_15-18-40.png


Lạm phát ăn trực tiếp vào giá trị của đồng đô la. Quy luật ngang giá sức mua (PPP) cho rằng tiền tệ của một quốc gia và các mức giá chung của quốc gia đó phải di chuyển theo các hướng ngược nhau.

1. Sự ổn định của giá cả hàng hóa nước ngoài (Slow in inflation of foreign goods):
Lạm phát nước ngoài ổn định giúp giá của những mặt hàng đó ổn định, cho phép người tiêu dùng Mỹ mua cùng một lượng hoặc nhiều hơn cùng một loại hàng hóa. Điều này không giúp thu hẹp thâm hụt thương mại và có thể làm suy yếu đồng đô la.

2. Tin tức về lạm phát (News about inflation): Tất nhiên, bất kỳ tin tức nào về khả năng lạm phát của Mỹ hoặc nước ngoài đều có thể khiến thị trường ngoại hối phản ứng trước và làm cho đồng đô la trở nên biến động mạnh.

Trên đây là 5 phần trong bài tổng hợp: "50 yếu tố chi phối mạnh mẽ tới giá trị của đồng USD". Anh em lưu lại và ngâm cứu nhé!

Nguồn tham khảo: currencytrading.net​
 

Giới thiệu sách Trading hay
Trading In The Zone - Thực hành Kiểm soát Cảm xúc bằng Tâm lý học Hành vi trong Đầu tư và Giao dịch Tài chính

Là quyển sách Top 1 toàn cầu về chủ đề đầu tư/trading, Trading In The Zone giúp thấu hiểu và quản trị cảm xúc cũng như giữ vững kỷ luật khi tham gia thị trường tài chính, nhằm nâng cao trình độ và hiệu quả đầu tư lên mức cao nhất có thể

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 348 Xem / 22 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,419 Xem / 78 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,065 Xem / 83 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 268 Xem / 3 Trả lời
  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 115 Xem / 2 Trả lời
  • LuTienSinh trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 152 Xem / 3 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 237 Xem / 9 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên