Tổng quan về kênh Hàng hóa phái sinh tại Việt Nam!

Tổng quan về kênh Hàng hóa phái sinh tại Việt Nam!

Tổng quan về kênh Hàng hóa phái sinh tại Việt Nam!
414
926
*** Bài viết do Saigon Futures gửi cho TraderViet ***
-----
Là một trong những kênh đầu tư phổ biến trên thế giới, giao dịch hàng hóa phái sinh qua các sàn giao dịch hàng hóa cũng đang từng bước đón nhận sự quan tâm đông đảo của các nhà đầu tư Việt Nam bên cạnh các kênh đầu tư truyền thống như chứng khoán, bất động sản… Đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, giao dịch hàng hoá phái sinh được xem là công cụ phòng ngừa rủi ro hữu hiệu cũng như tìm kiếm lợi nhuận cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư.

1. Giới thiệu về kênh hàng hóa phái sinh


Trên thế giới, giao dịch hàng hoá phái sinh đã manh nha hình thành từ khoảng 7.000 năm trước với sự xuất hiện của các hợp đồng giao dịch dê trong tương lai của người Sumer tại vùng Lưỡng Hà (tức Iraq hiện nay). Người Sumer thoả thuận các hợp đồng cung cấp một lượng dê xác định vào một ngày nhất định với giá cả được ấn định vào ngày thoả thuận, hoặc được đổi bằng một lượng hàng hoá khác. Các hợp đồng tương lai (futures) này đã giúp các bên tham gia quản lý biến động giá, giảm bớt thiệt hại do các rủi ro hình thành trong tương lai cũng như giúp nhà đầu tư sử dụng hiệu quả nguồn vốn, tìm kiếm lợi nhuận trên thị trường.

Qua thời gian, việc hàng hoá được giao dịch theo hợp đồng tương lai lan rộng ra nhiều nơi khác trên thế giới với các loại hàng hoá đa dạng hơn như các giao dịch ngũ cốc tương lai tại Amsterdam (Hà Lan) vào năm 1695, giao dịch lúa gạo Dojima tại Osaka (Nhật Bản) vào những năm 1700 và giao dịch ngũ cốc tại Chicago (Hoa Kỳ) vào năm 1848.

Các giao dịch hàng hoá này dần được tập trung thống nhất tại một địa điểm và theo những quy tắc chuẩn hoá chung, phù hợp với đặc điểm của từng loại hàng hoá như khối lượng đo lường và niên vụ gieo trồng. Qua đó, hình thành các trung tâm giao dịch hàng hoá quy mô lớn như Sở giao dịch kim loại London (LME), Sở giao dịch hàng hoá Chicago (CBOT), Sở giao dịch hàng hoá Đại Liên (DCE), Sở giao dịch hàng hoá Tokyo (TOCOM)…

upload_2021-12-17_12-16-42.png


>> Xem thêm: https://traderviet.org/t/60580/

Đối tượng tham gia giao dịch hàng hoá phái sinh có thể là các nhóm bảo hiểm rủi ro về giá hoặc các nhà đầu tư tài chính thuần túy, trong đó, nhóm nhà đầu tư tài chính sẽ mua bán các hợp đồng tương lai nhằm kiếm lợi nhuận từ chênh lệch giá hoặc các tổ chức tài chính khác sẽ sử dụng các hợp đồng kỳ hạn hàng hóa như là một công cụ xác định giá của thị trường hàng thật… Bên cạnh đó, các sàn giao dịch hàng hoá còn giúp tăng cường liên kết chuỗi giá trị sản phẩm gồm nhà đầu tư, nhà cung cấp, nhà chế biến, nông dân và ngân hàng, nâng cao tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm khi các hợp đồng giao dịch hàng hoá phái sinh được giao dịch liên thông quốc tế.

Hiện nay, các nhà đầu tư sẽ không cần mua bán tích trữ hàng thực mà chỉ cần giao dịch trực tuyến qua phần mềm giao dịch như giao dịch chứng khoán. Hoạt động mua/bán hàng hóa thể hiện qua các khối lượng khớp lệnh các hợp đồng tương lai có kỳ hạn tại các Sở giao dịch hàng hóa thế giới.

upload_2021-12-17_12-17-41.png


Sở giao dịch hàng hóa được thành lập và phát triển quy mô giao dịch tại nhiều quốc gia phát triển trên thế giới, đóng vai trò là đơn vị tổ chức giao dịch hàng hóa tập trung các nhóm hợp đồng tương lai (HĐTL) và hợp đồng quyền chọn (HĐQC). Cụ thể:
  1. Sở giao dịch hàng hóa Chicago – CBOT (1848) giao dịch chủ yếu các HĐTL nhóm Nông Sản;
  2. Sở giao dịch hàng hóa New York – NYMEX (1872) giao dịch các HĐTL nhóm Năng Lượng và Kim Loại Quý;
  3. Sở giao dịch hàng hóa Nhật Bản – TOCOM (1948) ban đầu tổ chức giao dịch các HĐTL nhóm Kim Loại và Năng Lượng và dần mở rộng sản phẩm giao dịch như hiện nay;
  4. Sở giao dịch liên lục địa – ICE giao dịch HĐTL nhóm Năng Lượng và tiền điện tử
  5. Vào 01/09/2020, Bộ Công Thương quyết định cấp phép thành lập Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam, gọi tắt MXV theo giấy phép số 4596/GP-BCT,đơn vị tổ chức thị trường giao dịch hàng hóa phái sinh cấp quốc gia duy nhất tại Việt Nam, và liên thông với hầu hết các Sở giao dịch hàng hóa lớn thế giới để triển khai các hệ thống giao dịch, và phát triển sản phẩm hỗ trợ nhà đầu tư, doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường phái sinh thế giới một cách dễ dàng và nhanh chóng, góp phần xây dựng một kênh huy động vốn ngắn, trung và dài hạn phát triển kinh tế đất nước.
MXV không trực tiếp hướng dẫn cho khách hàng giao dịch mà thông qua các Thành viên kinh doanh chính thức của mình để cung cấp nghiệp vụ môi giới giao dịch hàng hoá phái sinh dưới sự quản lý của MXV.

>> Xem thêm: https://traderviet.org/t/60536/

2. Sản phẩm đầu tư


Sản phẩm đầu tư của thị trường hàng hóa phái sinh rất đa dạng, độ thanh khoản cao vì là các sản phẩm quen thuộc, có vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày, được giao dịch dưới dạng hợp đồng tương lai chia thành 4 nhóm chính: Nông Sản, Nguyên Liệu Công Nghiệp, Kim Loại và Năng Lượng.
  • Nhóm Nông sản là các hợp đồng tương lai có kỳ hạn của Ngô, Đậu Tương, Khô Đậu Tương, Dầu Đậu Tương, Lúa mì, Gạo,..
  • Nhóm Nguyên liệu công nghiệp là các hợp đồng tương lai có kỳ hạn của Cà phê, Cao su, Đường, Bông,…
  • Nhóm Kim loại là các hợp đồng tương lai có kỳ hạn của Bạc, Bạch kim, Đồng, Quặng sắt,…
  • Nhóm Năng Lượng là các hợp đồng tương lai có kỳ hạn của Dầu thô WTI, Khí tự nhiên, Xăng pha chế,…

3. Vai trò của thị trường hàng hóa phái sinh


Việc tạo lập và phát triển thị trường hàng hóa phái sinh tại Việt Nam có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế đất nước. Nó là kênh huy động vốn, kích thích sự luân chuyển vốn đầu tư trong và ngoài nước trong ngắn – trung và dài hạn. Ở hầu hết các quốc gia phát triển, thì trường hàng hóa phái sinh được thành lập và phát triển với các vai trò chủ yếu sau:

Thị trường hàng hóa phái sinh là kênh huy động, tập trung và luân chuyển vốn linh hoạt cho nền kinh tế


Thị trường hàng hóa phái sinh cùng thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản,… đang trở thành nơi tập trung nguồn tiền nhàn rỗi của các cá nhân, doanh nghiệp, quỹ tài chính, tạo “sân chơi” minh bạch, hợp pháp dưới sự quản lý của Nhà nước giúp nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận từ việc phân tích biến động giá cả hàng hóa thực tế theo quy luật cung-cầu, sự kiện kinh tế, chính trị để mua và bán các hợp đồng tương lai theo hai chiều linh hoạt.

Thị trường hàng hóa phái sinh là nơi phản ánh thực trạng hàng hóa trong hiện tại và tương lai


Với cơ chế giao dịch liên thị trường, qua phiên Châu Á, Châu Âu và Châu Mỹ, giá cả hàng hóa giao dịch được phản ánh chân thật và minh bạch nhất hiện trạng hàng hóa quốc gia và các nước trên thế giới thông qua thiếu hụt hay dư thừa cung và cầu hàng hóa tại thời điểm nhất định được phản ánh qua mức giá trên thị trường. Các doanh nghiệp từ đó có thể chủ động hơn trong việc đảm bảo biến động chi phí đối với các nguyên liệu đầu vào có liên quan, hoặc có thể giảm thiểu được các rủi ro biến động giá đầu ra. Đó còn là nơi kết nối giữa người mua và người bán đối với việc giao nhận hàng, các hàng hóa này đều là các hàng hóa được chuẩn hóa

Thị trường hàng hóa phái sinh là công cụ phòng ngừa rủi ro cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu và các bên tham gia


Bên cạnh là công cụ đầu tư, thị trường hàng hóa phái sinh còn là công cụ bảo hiểm rủi ro hàng hóa cho người sản xuất, nông dân, tiểu thương có tham gia vào quy trình kinh doanh một loại hàng hóa cụ thể cho thị trường, thông qua việc mua bán hợp đồng tương lai hàng hóa để giảm thiểu rủi ro vận chuyển, lưu trữ và bảo quản hàng hóa, tối ưu nguồn vốn cũng như lợi nhuận kinh doanh.

Thị trường hàng hóa phái sinh góp phần đa dạng hóa các hình thức đầu tư và huy động vốn trong nền kinh tế


Thị trường hàng hóa phái sinh đang dần trở thành một công cụ đầu tư mới, đa dạng phù hợp với nhà đầu tư đã có kinh nghiệm đầu tư tài chính. Với một cấu trúc sản phẩm hơn 21 loại sản phẩm đa dạng nhiều kỳ hạn, và thanh khoản cao, nhà đầu tư có thể lựa chọn những hàng hóa phù hợp với kiến thức và phong cách đầu tư của mình, hoặc thông qua các nhà tư vấn chuyên môn để lựa chọn danh mục đầu tư thích hợp. Nhờ vậy, tiền nhàn rỗi trong xã hội sẽ được thu hút vào công cuộc đầu tư. Vốn đầu tư sinh lời sẽ kích thích ý thức đầu tư của mọi người, thay vì cất trữ như trước đây. Như vậy, kênh đầu tư hàng hóa phái sinh là một trong những công cụ cung cấp cơ hội đầu tư, nâng cao luân chuyển tiền để kích cầu kinh tế đất nước phát triển.

—————————————

Saigon Futures là Thành viên kinh doanh xuất sắc của Sở Giao Dịch Hàng Hóa Việt Nam năm 2020 chuyên tư vấn giao dịch hợp đồng tương lai hàng hóa, bảo hiểm rủi ro hàng hóa, và giao dịch hàng thật

upload_2021-12-17_12-22-2.png

- Website: https:// saigonfutures.com
- Facebook: https:// www.facebook.com/tuvanhanghoaphaisinhSaigonFutures
- Hotline: 02866860068
 

Giới thiệu sách Trading hay
Khám phá Nghệ thuật Giao dịch Tiền tệ Chuyên nghiệp

Sách được viết bởi FX Trader chuyên nghiệp, có gần 30 năm giao dịch Forex cho các ngân hàng lớn thế giới như Citi, Nomura hay HSBC, đồng thời từng trading cho quỹ đầu cơ có vốn hàng chục triệu đô la

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 509 Xem / 45 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 255 Xem / 2 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 613 Xem / 12 Trả lời
  • forex_vn trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,753 Xem / 14 Trả lời
  • phaisinh trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 85 Xem / 1 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên