Too big to fail thực sự có nghĩa là gì?

Too big to fail thực sự có nghĩa là gì?

Too big to fail thực sự có nghĩa là gì?

pipsmaster

Administrator
Đã Xác Nhận
IB Việt Nam
1,528
8,251
Too big to fail tạm dịch là “Quá lớn để sụp đổ” cụm từ này nói về một công ty, nhưng không ám chỉ đến quy mô của công ty đó mà nó có nghĩa là kết nối với nền kinh tế toàn cầu rằng sự sụp đổ của nó sẽ là một sự kiện lớn và thảm khốc.

Too big to fail nổi lên từ thời chính quyền của tổng thống Bush, trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Thời điểm đó chính phủ phải cân nhắc việc bảo lãnh một số công ty để tránh sụp đổ kinh tế. Chủ yếu là các công ty tài chính lớn đã đạt được lợi thế cạnh tranh khi nền kinh tế đang bùng nổ tăng mạnh rồi khi thị trường nhà đất sụp đổ, những thứ khiến họ tăng mạnh đang đe dọa họ dẫn tới phá sản. Đó là khi họ trở nên quá lớn để có thể sụp đổ rồi.

qua-lon-de-sup-do-2.jpg

Ví dụ về quá lớn để sụp đổ

Ngân hàng đầu tiên quá lớn để sụp đổ là Bear Stearns. Vào tháng 3 năm 2008, Cục Dự trữ Liên bang đã chi 30 tỷ USD cho JPMorgan Chase để mua lại Bear Stearns. Bear là một ngân hàng nhỏ nhưng rất nổi tiếng. FED lo ngại rằng sự sụp đổ của Bear sẽ phá hủy niềm tin của mọi người vào các ngân hàng khác.

Một cái tên lớn hơn nữa đó là Lehman Brothers, một ngân hàng đầu tư. Thời điểm đó Lehman Brothers chưa phải là một công ty lớn NHƯNG nếu nó phá sản thì sẽ là đáng báo động vì dường như nó sẽ tạo ra một chuỗi phản ứng tiếp sau Bear Stearns.

qua-lon-de-sup-do-ê.jpg

Năm 2008, Bộ trưởng Tài chính Hank Paulson nói không với gói cứu trợ Lehman. Lehman buộc phải đệ đơn xin phá sản. Vào thứ hai tiếp theo, chỉ số Dow giảm 350 điểm. Đến thứ tư, thị trường tài chính hoảng loạn. Hàng loạt các ngân hàng lên cán cân điều tra. Chính sách giờ không còn tác dụng nữa, có tiền là giải quyết nhanh nhất. Điều đó có nghĩa là một khoản cứu trợ 700 tỷ đô la là cần thiết để tái cấp vốn cho các ngân hàng lớn đang trong vòng điêu đứng.

Citigroup đã nhận được 20 tỷ USD tiền mặt từ Kho bạc. Đổi lại, chính phủ đã nhận được 27 tỷ đô la cổ phần ưu đãi với lãi suất 8 phần trăm hàng năm.

Các ngân hàng đầu tư như Goldman Sachs và Morgan Stanley cũng thuộc dạng “quá lớn để thất bại”. FED đã giải cứu họ bằng cách cho phép họ trở thành ngân hàng thương mại. Điều đó có nghĩa là họ có thể mượn tiền từ FED.

Họ có thể tận dụng các chương trình bảo lãnh khác của FED dành cho các ngân hàng bán lẻ. Điều đó đã kết thúc kỷ nguyên của ngân hàng đầu tư nổi tiếng bởi bộ phim "Phố Wall". Câu thần chú những năm 1980, "Tham lam là tốt", giờ đã được nhìn thấy bằng màu sắc thật sự của nó. Wall Street tham lam làm cho người nộp thuế và chủ nhà lãnh quả đắng.

Fannie và Freddie - Công ty thế chấp

Những người khổng lồ trong lĩnh vực thế chấp, Fannie Mae và Freddie Mac, đã thực sự “quá lớn để sụp đổ”. Đó là bởi vì họ đã “ôm” tới 90 phần trăm của tất cả các khoản thế chấp nhà dưới chuẩn vào cuối năm 2008. Kho bạc chính phủ bảo lãnh 100 triệu đô la trong các khoản thế chấp của họ, họ trả lại cho chính phủ bằng quyền sở hữu tổng công ty. Nếu Fannie và Freddie phá sản, thị trường nhà đất sẽ sụp đổ. Đó là bởi vì các ngân hàng sẽ không cho vay mà không có sự đảm bảo của chính phủ.

Công ty bảo hiểm AIG

American International Group (AIG) rất là quen thuộc với các giải bóng đá lớn, là một trong những công ty bảo hiểm lớn nhất thế giới. Hầu hết dịch vụ kinh doanh của công ty là các sản phẩm bảo hiểm truyền thống. Khi tài sản gặp rắc rối thì bảo hiểm tài sản cũng gặp rắc rối không kém. Nếu AIG bị phá sản, nó sẽ kích hoạt sự sụp đổ của các tổ chức tài chính đã mua những giao dịch của họ.

Sự bảo hiểm của AIG đối với các khoản thế chấp dưới chuẩn đã đẩy nó đến bờ vực phá sản. Khi các khoản thế chấp liên quan đến các giao dịch này buộc AIG phải huy động hàng triệu đô la. Cục Dự trữ Liên bang đã cung cấp một khoản vay trị giá 85 tỷ đô la, hai năm cho AIG.

qua-lon-de-sup-do-1.png

Đổi lại, chính phủ đã nhận 79,9% vốn cổ phần của AIG và quyền thay thế quyền quản lý. Chính phủ cũng lấy luôn quyền phủ quyết trên tất cả các quyết định quan trọng, bao gồm cả việc bán tài sản và trả cổ tức. Vào tháng 10 năm 2008, FED đã thuê Edward Liddy làm Giám đốc điều hành và Chủ tịch để quản lý công ty.

Kế hoạch là FED sẽ phân AIG thành nhiều mảng miếng để đem bán siết nợ. Nhưng thị trường chứng khoán lao dốc trong tháng 10 khiến điều đó là không thể. Người mua tiềm năng rất ít. Bộ Tài chính đã mua 40 tỷ đô la trong các cổ phiếu ưu tiên của AIG từ Kế hoạch mua lại vốn của mình. FED đã mua 52,5 tỷ đô la trong các chứng khoán được thế chấp. Các quỹ cho phép AIG rút lại các khoản hoán đổi mặc định tín dụng của mình một cách hợp lý, tránh khỏi sự sụp đổ.

AIG đã trở thành một trong những “phi vụ” giải cứu tài chính lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Kết thúc thời kì Too big to fail nhưng hậu quả và bài học nó để lại khiến mọi người phải dè chừng.

Nguồn thebalance.com
 

Giới thiệu sách Trading hay
Trading In The Zone - Thực hành Kiểm soát Cảm xúc bằng Tâm lý học Hành vi trong Đầu tư và Giao dịch Tài chính

Là quyển sách Top 1 toàn cầu về chủ đề đầu tư/trading, Trading In The Zone giúp thấu hiểu và quản trị cảm xúc cũng như giữ vững kỷ luật khi tham gia thị trường tài chính, nhằm nâng cao trình độ và hiệu quả đầu tư lên mức cao nhất có thể
Chỉnh sửa lần cuối:
"Too big to fail nổi lên từ thời chính quyền của tổng thống Bush, trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Thời điểm đó chính phủ phải cân nhắc việc bảo lãnh một số công ty để tránh sụp đổ kinh tế. Củ yếu là các công ty t" k hiểu nghĩa từ này lắm
 
"Too big to fail nổi lên từ thời chính quyền của tổng thống Bush, trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Thời điểm đó chính phủ phải cân nhắc việc bảo lãnh một số công ty để tránh sụp đổ kinh tế. Củ yếu là các công ty t" k hiểu nghĩa từ này lắm
đã sửa :( hành văn hay thế mà vẫn sơ sót
 
u Fannie và Freddie phá sản, thị trường nhà đất sẽ sụp đổ. Đó là bởi vì các ngân hàng sẽ không cho vay mà không có sự đảm bảo của chính phủ.
Ko hiểu rõ lắm, vì sao nó sụp đổ lại làm nhà đất sụp đổ, và ngân hàng ko cho vay là sao?
Giải thích giúp tui nha, thank ad
 
u Fannie và Freddie phá sản, thị trường nhà đất sẽ sụp đổ. Đó là bởi vì các ngân hàng sẽ không cho vay mà không có sự đảm bảo của chính phủ.
Ko hiểu rõ lắm, vì sao nó sụp đổ lại làm nhà đất sụp đổ, và ngân hàng ko cho vay là sao?
Giải thích giúp tui nha, thank ad
Vì mọi người mua nhà trả góp rồi đem chính cái nhà đó đi thế chấp để có tiền, Fannie and Freddie là nơi ôm hết
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • captainfx trong Chuyện bên lề 647 Xem / 1 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 155 Xem / 6 Trả lời
  • TraderLC trong Hội Trader giao dịch Quỹ 2,226 Xem / 32 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 271 Xem / 12 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên