Top 10 nền kinh tế mạnh nhất thế giới tính cho đến hiện tại

Top 10 nền kinh tế mạnh nhất thế giới tính cho đến hiện tại

Top 10 nền kinh tế mạnh nhất thế giới tính cho đến hiện tại

Jasmine Tran

Editor
Trial mod
839
4,978
Khi nói đến bảng xếp hạng 10 nền kinh tế quốc gia hàng đầu trên thế giới hiện tại, trật tự có thể không giống như những gì chúng ta nghĩ một chút, nhưng các cái tên chủ chốt vẫn được giữ nguyên và chúng ta cũng dễ dàng đoán được các cường quốc trên thế giới. Tuy nhiên, chúng ta cũng sẽ thấy những cuộc bứt phá ngoạn ngục và các mối đe doạ cho top đầu khi đã có sự trỗi dậy của một số nước mới phát triển, điển hình là Trung Quốc.

Sau đây là danh sách top 10 nền kinh tế mạnh nhất trên toàn thế giới:

Lưu ý: Danh sách này dựa trên ước tính năm 2017 theo cơ sở dữ liệu World Outlook Economic của IMF (Qũy tiền tệ thế giới), vào tháng 4 năm 2017. Các dữ liệu được chọn lọc từ CIA World Factbook. Các thành tố được xem gồm các hợp phần GDP (tổng sản phẩm quốc nội) và các hợp phần PPP (ngang giá sức mua).

Chú giải:

GDP danh nghĩa: GDP tổng sản phẩm quốc nội chưa khấu hao lạm phát
GDP dựa PPP: GDP tính bằng sức mua trong quốc nội

1. Mỹ

hoaky_WTRK.jpeg

Nền kinh tế Mỹ vẫn là nền kinh tế lớn nhất thế giới khi xét về GDP danh nghĩa. Nền kinh tế trị giá 19,422 tỷ USD của Mỹ là 25% tổng sản phẩm thế giới.
Hoa Kỳ là một siêu cường kinh tế tiên tiến về công nghệ, cơ sở hạ tầng và có nguồn tài nguyên phong phú. Tuy nhiên, nền kinh tế Mỹ sẽ mất vị trí nền kinh tế số một thế giới nếu như so với Trung Quốc về chỉ số GDP dựa trên PPP. Nếu xét GDP dựa trên sức mua thì GDP của Trung Quốc là 23,19 nghìn tỷ USD vượt quá GDP của Hoa Kỳ là 19,42 nghìn tỷ USD. Tuy nhiên, Mỹ đang đi trước Trung Quốc về GDP bình quân đầu người theo danh nghĩa cũng như PPP. Điều này có thể lí giải do Trung Quốc hiện là quốc gia đông dân nhất trên thế giới.

2. Trung Quốc

Thien-An-mon-Trung-Quoc-MC126h-01.jpg
Trung Quốc đã chuyển từ một nền kinh tế khép kín theo kế hoạch tập trung vào những năm 1970 sang một trung tâm sản xuất và xuất khẩu trong những năm qua. Kể từ khi nó khởi xướng cải cách thị trường vào năm 1978, người khổng lồ của châu Á đã đạt được tăng trưởng kinh tế trung bình 10% mỗi năm (mặc dù nó đã chậm lại gần đây) và trong quá trình đó, đã đưa gần một nửa số 1,3 tỷ dân ra khỏi đói nghèo và trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới.

Nền kinh tế Trung Quốc đã vượt qua được nền kinh tế Mỹ về GDP, nếu xét trên một phương pháp khác gọi là PPP (Parity Power Parity - ngang giá sức mua), và ước tính vẫn tiếp tục đi trước Mỹ một cách vững chắc trong những năm tiếp theo. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa các nền kinh tế về GDP danh nghĩa vẫn còn lớn đối với nền kinh tế trị giá 11,8 nghìn tỷ đô la của Trung Quốc. Nền kinh tế Trung Quốc từ lâu đã nổi tiếng vì sự tăng trưởng mạnh mẽ của nó, tăng trưởng trên 7% thậm chí trong những năm gần đây. Tuy nhiên, tăng trưởng GDP của cả nước đã giảm xuống 6,7% vào năm 2016 và dự kiến sẽ giảm xuống 6,6% vào năm 2017, và tiếp tục giảm xuống 5,7% vào năm 2022. Nền kinh tế của Trung Quốc được thúc đẩy bởi sự đóng góp bình đẳng từ sản xuất và dịch vụ (xấp xỉ 45% mỗi ngành) và với sự đóng góp 10% của ngành nông nghiệp.

3. Nhật Bản

nhat ban.jpg

Nền kinh tế Nhật Bản hiện đang đứng thứ ba về GDP danh nghĩa, trong khi nó tụt xuống vị trí thứ 4 khi so sánh GDP dựa trên PPP. Nền kinh tế đã phải đối mặt với thời kỳ khó khăn kể từ năm 2008, khi nó lần đầu tiên cho thấy các triệu chứng suy thoái. Các gói kích thích thông thường kết hợp với lợi tức trái phiếu dưới chuẩn và đồng tiền yếu đã làm cho nền kinh tế thêm căng thẳng. Tăng trưởng kinh tế một lần nữa vẫn được dự đoán là tích cực, đến khoảng 1% vào năm 2016 và tới năm 2020 khoảng 1,2%.

4. Đức

ĐỨC1.jpg

Đức là nền kinh tế lớn và mạnh nhất châu Âu. Trên quy mô thế giới, về GDP danh nghĩa nó xếp thứ 4 toàn thế giới. Nền kinh tế Đức nổi tiếng về xuất khẩu máy móc, phương tiện, thiết bị gia dụng và hóa chất. Đức có một lực lượng lao động lành nghề, nhưng nền kinh tế đang đối mặt với vô số thách thức trong những năm tới, từ Brexit đến khủng hoảng người tị nạn Quy mô GDP danh nghĩa của nó là 3,42 nghìn tỷ đô la, trong khi GDP của nó về mặt sức mua tương đương là 4,13 nghìn tỷ đô la. GDP của Đức trên đầu người là 49.814 đô la, và nền kinh tế đã tăng trưởng ở mức vừa phải 1-2% trong những năm gần đây và được dự báo sẽ vẫn ở mức đó trong tương lai.

5. Anh

london.jpg

Vương quốc Anh, với GDP 2.5 nghìn tỷ USD, hiện là nước lớn thứ năm thế giới. GDP của nó theo PPP cao hơn một chút ở mức $ 2.91 nghìn tỷ trong khi GDP (PPP) trên đầu người là 44.001 đô la. Nền kinh tế của Anh chủ yếu là nhờ vào dịch vụ, ngành đóng góp hơn 75% GDP.

Sau khi cuộc trưng cầu dân ý vào tháng 6 năm 2016 khi các cử tri quyết định rời khỏi Liên minh châu Âu, triển vọng kinh tế của Anh rất không chắc chắn, Anh và Pháp có thể hoán đổi vị trí cho nhau. Nước này vẫn sẽ hoạt động theo các quy định của EU và các hiệp định thương mại trong hai năm sau khi chính thức rời EU, trong lúc đó các quan chức sẽ làm việc về một hiệp định thương mại mới. Các nhà kinh tế ước tính rằng Brexit có thể dẫn đến đợt giảm GDP từ 2,2 - 9,5% trong dài hạn, tùy thuộc vào các hiệp định thương mại thay thế cho cấu trúc thị trường hiện tại. Tuy nhiên, IMF dự báo tăng trưởng sẽ ở mức từ 1,5-1,9% trong 5 năm tới.

6. Ấn Độ

an do.jpg

Ấn Độ là nền kinh tế lớn thứ 6 trên thế giới với GDP danh nghĩa là 2,45 nghìn tỷ đô la. Quốc gia này đứng thứ 3 về GDP về sức mua tương đương 9.49 nghìn tỷ USD. Dân số cao của đất nước kéo mức GDP trên đầu người xuống còn 1.850 USD. GDP của Ấn Độ vẫn phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp (17%). Tuy nhiên, lĩnh vực dịch vụ đã tăng lên trong những năm gần đây và hiện chiếm 57% GDP, trong khi ngành công nghiệp đóng góp 26%. Ấn Độ đã vượt qua Trung Quốc như một nền kinh tế lớn đang phát triển nhanh chóng và dự kiến sẽ nhảy lên vị trí thứ 4 trong danh sách vào năm 2022.

7. Pháp

phap.jpg
Pháp, nước có số người đến du lịch nhiều nhất trên thế giới, hiện là nền kinh tế lớn thứ 7 với GDP danh nghĩa là 2,42 nghìn tỷ USD. GDP của nó về mặt sức mua tương đương khoảng 2,83 nghìn tỷ đô la. Pháp có tỷ lệ đói nghèo thấp và mức sống cao, được phản ánh trong GDP (PPP) trên đầu người là 43.652 đô la. Pháp cũng là một trong những nhà xuất khẩu và nhập khẩu hàng đầu trên thế giới. Pháp đã trải qua một giai đoạn suy thoái trong vài năm qua và chính phủ đang chịu áp lực mạnh mẽ để tái lập lại nền kinh tế cũng như chống lại nạn thất nghiệp cao, đứng ở mức 9,6% trong Quý 1 năm 2017 . Theo IMF, dự báo tăng trưởng GDP của nước này sẽ tăng trong 5 năm tới, và tỷ lệ thất nghiệp dự kiến sẽ tiếp tục giảm.

8. Brazil

brazil.jpg
Với nền kinh tế trị giá 2,14 nghìn tỷ USD, Brazil hiện xếp hạng 8 nền kinh tế lớn nhất theo GDP danh nghĩa. Nền kinh tế Brazil đã phát triển các ngành dịch vụ, sản xuất và nông nghiệp, mỗi ngành đóng góp khoảng 68%, 26% và 6% vào tổng GDP. Brazil là một trong những nước phát triển nhanh nhất trên thế giới. Tuy nhiên, suy thoái kinh tế vào năm 2015 đã khiến Brazil đứng thứ 9 trong bảng xếp hạng kinh tế thế giới, với tốc độ tăng trưởng -3,6% (2016). IMF dự kiến nền kinh tế sẽ tăng trưởng 0,2% trong năm 2017, tiếp tục phục hồi lên 1,7% vào năm 2018 và sau đó là 2% trong bốn năm tới.

9. Ý

italy_pass_regular_desktop.jpg
Nền kinh tế trị giá 1,81 nghìn tỷ USD của Ý là nền kinh tế lớn thứ 9 trên thế giới về GDP danh nghĩa. Ý là một trong những nền kinh tế nổi bật của Eurozone, nhưng nó đã bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng nợ nần trong khu vực. Nền kinh tế đang phải đối mặt với nợ công khổng lồ ước tính khoảng 133% GDP, và hệ thống ngân hàng của nó đang gần sụp đổ và cần một gói cứu trợ. Nền kinh tế cũng đang phải đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao, nhưng lần đầu tiên kể từ năm 2011, nền kinh tế tăng trưởng tích cực (0,1%), và dự kiến sẽ tiếp tục. Chính phủ đang tiến hành các biện pháp khác nhau để thúc đẩy nền kinh tế đã bị thu hẹp trong những năm gần đây.

10. Canada

canada.jpg

Canada đã vượt qua Nga để trở thành nền kinh tế lớn thứ 10 vào năm 2015. Canada có một nền kinh tế định hướng dịch vụ cao, và đã có sự tăng trưởng vững chắc trong sản xuất cũng như trong ngành dầu khí kể từ thế chiến thứ hai. Nền kinh tế dự kiến sẽ tăng trong khoảng 1,8-2,0% trong giai đoạn 2017- 2022.

Xem thêm:

>>Toàn cảnh quy định giao dịch Forex ở các khu vực trên thế giới


Nguồn: Investopedia
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Thực Chiến Hiệu Suất Cao Của Nhà Quán Quân Giao Dịch Tài Chính

Sách hướng dẫn phương pháp giao dịch hiệu suất cao của tác giả Robert Miner, người đã từng nhiều lần vô địch và đạt thứ hạng cao tại các cuộc thi trading toàn thế giới

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 399 Xem / 16 Trả lời
  • captainfx trong Chuyện bên lề 778 Xem / 1 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 191 Xem / 6 Trả lời
  • TraderLC trong Hội Trader giao dịch Quỹ 2,257 Xem / 32 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên