(Trader chia sẻ) Ảnh hưởng của việc dùng đòn bẩy quá mức và giải pháp

(Trader chia sẻ) Ảnh hưởng của việc dùng đòn bẩy quá mức và giải pháp

(Trader chia sẻ) Ảnh hưởng của việc dùng đòn bẩy quá mức và giải pháp

captainfx

Editor
Trial mod
2,039
13,220
Chia sẻ của bạn Xuân Osaka đăng trong group fb Anh Em TraderViet Thiện Lành

Xem nguồn và tham gia bình luận trên FB group tại đây

---

OVERSIZE

Nếu bạn có tài khoản kí quỹ 1000$ mà bạn vào lệnh 5000$ thì bạn đang giao dịch với size 5x hay leverage (đòn bẩy) 5x. Tôi hay dùng từ leverage thay thế cho trade size (kích cỡ lệnh/quy mô lệnh) bởi vì khi vốn kí quỹ tăng lên thì size giao dịch của bạn cũng tăng lên. Khi leverage tăng lên thì đường PNL (đường biểu hiện lợi nhuận/thua lỗ) sẽ gồ ghề hơn. Nhưng khi leverage vượt một mức nào đó thì hệ thống giao dịch sẽ sụp đổ. Ít nhất có hai lý do:
  • Thứ nhất, về mặt số học, khi vị thế quá lớn sẽ dẫn đến việc bạn không thể chừa quá nhiều không gian cho giá di chuyển. Bạn không thể đặt stoploss quá xa, bởi nếu bạn để stoploss quá xa, hay gồng lệnh quá lâu thì bạn sẽ có nguy cơ thua lỗ lớn hay cháy tài khoản. Còn nếu đặt stoploss quá ngắn hay cắt lỗ quá sớm thì thao tác đó có thể không theo đúng hệ thống giao dịch của bạn. Và khi đó những dao động ngẫu nhiên cũng có thể đẩy bạn ra khỏi thị trường.
  • Thứ hai, vị thế quá lớn sẽ tạo gánh nặng tâm lý cho bạn. Khi giá di chuyển trái chiều, bạn có xu hướng chấp nhận rủi ro cao hơn dẫn tới việc gồng lỗ khi có vị thế xấu. Ví dụ, bình thường bạn thấy thoải mái với rủi ro mất 100$ cho mỗi giao dịch, nhưng khi bạn đang có cái trade lỗ 200$, thì bạn có xu hướng chấp nhận mức rủi ro 500$ để gỡ lại 200$ thua lỗ đó, và khi mức lỗ lên 500$ thì bạn có xu hướng chấp nhận rủi ro lên 1000$. Nhiều thí nghiệm của tâm lý học hành vi cho thấy hiện tượng trên.
upload_2022-1-14_16-17-57.png

>> Vượt qua lỗi giao dịch quá mức một lần và mãi mãi

Khi giá di chuyển thuận lợi, bạn lại sợ thị trường lấy lại khoản lợi nhuận đó nên chốt non khi đang có vị thế tốt. Những cú hồi nhẹ cũng khiến tài khoản thay đổi mạnh, tâm lý của bạn dần trở nên phập phù trước những biến động của giá. Và cuối cùng khi bạn không thể chịu đựng được lâu hơn và đành chốt non để rồi sau đó nhìn giá phi như ngựa.

Khi vị thế quá lớn, bạn sẽ không thể thấy những dấu hiệu nguy hiểm, hoặc có thấy thì cũng bỏ qua dấu hiệu đó. Bởi lúc này bạn đang hi vọng thắng lớn. Rõ ràng là giao dịch đó được thực hiện bởi ham muốn của bạn thúc đẩy chứ chẳng phải thị trường cho tín hiệu để bạn vào lệnh. Những cái bạn "nhìn thấy" đó là kết quả của việc bạn tự ám thị/thôi miên chính mình mà thôi. Chuyện tự ám thị như thế này cũng bình thường luôn, từ bị nhẹ như bọn say nắng cho đến nặng như lũ si tình. Ù má nó có ý với tao bây ơi, trong khi đó nó chẳng nhớ nổi mặt mũi của mài.

Tóm lại, để giải quyết hầu hết các vấn đề gặp phải trong trading, đơn giản chỉ là giảm leverage/size xuống mà thôi. Nếu thấy không ổn thì giảm ½, nếu vẫn thấy không ổn thì giảm tiếp ½ nữa. Khi bạn giảm tới một mức nào đó thì tâm lý chẳng ảnh hưởng cái vẹo gì đến kết quả giao dịch của bạn.
 

Giới thiệu sách Trading hay
Khám phá Nghệ thuật Giao dịch Tiền tệ Chuyên nghiệp

Sách được viết bởi FX Trader chuyên nghiệp, có gần 30 năm giao dịch Forex cho các ngân hàng lớn thế giới như Citi, Nomura hay HSBC, đồng thời từng trading cho quỹ đầu cơ có vốn hàng chục triệu đô la

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,048 Xem / 38 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 397 Xem / 31 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 179 Xem / 27 Trả lời
  • duc1551 trong Trao Đổi về Broker 615 Xem / 1 Trả lời
  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 40 Xem / 1 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 337 Xem / 4 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên