[Trader chia sẻ] Cách làm chủ trading - Phần I

[Trader chia sẻ] Cách làm chủ trading - Phần I

[Trader chia sẻ] Cách làm chủ trading - Phần I

Khắc Tâm

Active Member
390
389
Làm chủ trading.jpg


Phân tích kỹ thuật hay làm chủ tâm trí quyết định sự thành công của trader?


Những kiến thức này tôi sắp viết ra được lĩnh hội từ cuốn trading the zone.

Trước hết phải khẳng định rằng cuốn “trade in the zone” là cuốn sách kinh điển cho retail trader , vơi cá nhân tôi, tôi xem nó là mục tiêu theo đuổi rèn luyện, trên hành trình trở thành trader ổn định.

Trader nào chưa đọc cuốn này thì nên tìm mua đọc ngay và luôn, vậy cuốn sách này có gì hay?

Đây là cuốn sách khá khó đọc, vì tính trừu tượng của vấn đề và cách hành văn của tác giả, nhưng nó thực sự rất hay đáng để đọc đi đọc lại lần 2 hay lần thứ 3 và lần n.

Dài dòng vậy đủ rồi, vậy ông học được gì trong cuốn sách nói nhanh nhanh lên xem nào;

Ngắn gọn lắm “ Trading thành công với trader yếu tố tâm lý quyết định chứ không không phải kỹ thuật cũng không phải phân tích cơ bản

Cứ từ từ rồi tôi sẽ giải thích theo hiểu biết của cá nhân tôi và kinh nghiệm của tôi từ cuốn sách này.

Mở đầu tác giả có nói phân cơ bản thì nó quá rộng, bạn có thể view dài hạn chính xác nhưng thời điểm rất khó để trader tham gia vào, bản thân tôi không giỏi phân tích cơ bản nên tôi đồng ý luôn.

Phân tích kỹ thuật thuộc dạng dễ học, trader có thể học một vài mô hình và tham gia giao dịch là có thể vô ngực xưng “tao là trader”, phân tích kỹ thuật giúp trader tham gia vào những thứ đang diễn ra và nhìn lại quá khứ xảy ra như thế nào.

Nhưng để trade và kiếm lời ổn định từ phân tích kỹ thuật thì còn một khoảng cách xa từ kế hoạch đến thực tế gọi, tác giả gọi là khoảng cách tâm lý.

Thị trường cứ lặp đi lặp lại chính nó, “thị trường cổ xửa như những ngon núi kia và luôn luôn lặp lại chính nó”, dù khung thời gian nào, vậy sao rất ít người thành công với nó, có đến 90% trade trên thế giới thất bại, trong đó số là những trí thức bác sĩ, kỹ sư, luật sư, thuộc dạng ưu tú của thế giới. Tiêu biểu nhất nhà bác học Newton.

Sau tất cả, cảm xúc để lại trong họ là tức giận, thất vọng, long lắng, phản bội, tiếc nuối.....Dù bất cứ là ai đã dấn thân vào con đường trading đều phải nhận cảm giác này cả thôi.

Để dành chiến thắng dài hạn trước hết phải làm chủ tâm lý.

Tâm lý là gì ? có ăn được không mà quan trọng vậy?


1: Sợ hãi


Trước hết định nghĩa sợ hãi là gì ? đến từ đâu ?

Theo wikipedia “sợ hãi là cảm xúc tiêu cực xuất hiện từ việc nhận thức các mối đe dọa. Đây là một cơ chế tồn tại cơ bản xảy ra trong phản ứng với một kích thích cụ thể, chẳng hạn như đau hoặc nguy hiểm đe dọa. Nói ngắn gọn, sợ là khả năng nhận ra nguy hiểm và chạy trốn khỏi nó hoặc chiến đấu chống lại”

Sơ hãi đến từ cảm xúc nguyên thủy của con người.

Sợ hãi cũng có 2 mặt, tốt và không tốt, với trader mặt tốt là tâm trí dựng lên hàng rào bảo vệ ta không xuống tay những lệnh quá mức so với sức chịu đựng của tài khoản, hoặc ngăn ta vào những lệnh ẩu, vô kỷ luật.

Mặt xấu của sợ hãi sinh ra trong đầu chính là sợ bị bỏ rơi, dẫn đến trader vào lệnh ẩu, chưa rõ ràng và thua lỗ làm bạn hối hận, đổ lỗi....

Còn khí trader đặt lệnh với tâm trí không do dự, không hối tiếc hay nói cách khác là không có sự mâu thuẫn nào trong suy nghĩ và sẵn sàng đón nhận kết quả thì bạn sẽ đạt kết quả tốt trong dài hạn.

Tôi đưa ra ví dụ đơn giản này để bạn thấy vấn đề và sau đó tôi sẽ đi sâu vào nó sau, ví dụ trader đặt một lệnh dựa vào yếu tốt kỹ thuật tốt nhưng tâm trí trade đó có những suy nghĩ mâu thuẫn, xung đột lẫn nhau tôi e rằng lệnh đó hoặc trader sẽ chốt lời sớm, hoặc hòa vốn.... tôi biết điều đó xảy ra vì tôi cũng bị rất rất nhiều lần như vậy rồi.

Tại sao và tại sao như vậy ?

Nỗi sợ như con sóng ngầm cuộn chảy, hay con ngựa thành Tơ-Roa. Nó ngấm ngầm hạ gục bạn, dù bạn là trader thành thục kỹ thuật trading đến mấy.

Một trader vào một lệnh với sự mâu thuẫn trong tâm lý, bắt đầu sẽ sợ giá cán stop loss, nếu giá di chuyển đúng hướng, trader đó sợ giá sẽ quay lại, hành động của trader đầy mâu thuẫn này tiếp theo sẽ là quan sát giá liên tục, quan sát lời lỗ liên tục. Nhưng đa số trader này không biết mình mẫu thuẫn trong suy nghĩ.

Sợ hãi sẽ tác động lên nhận thức, nhận thức tác động lên hành động, thúc đẩy trader thoát lệnh hoặc không giữ được lệnh đó đi đến mục tiêu. Khi sợ hãi, mâu thuẫn trong tâm trí, liên tục xảy ra thì chẳng có hướng nào là khả thi cho trader cả, đầu óc trader bị khóa lại, hoặc trader nắm chắc yếu tố kỹ thuật nhưng không thực hiện vào, thoát lệnh đúng cách hoặc là bỏ rơi cơ hội.

Nó lặp đi lặp lại lệnh này đến lệnh khác, năm này qua năm khác, mà hầu như trader mờ mờ mường tượng ra nhưng nhận thức không chính xác nó như thế nào, cách khắc phục như thế nào.

Lúc này có những trader tìm đến những khóa thiền, hoặc các cách khác nhau, có những trader tìm cách tắt màn hình, có những trader xóa luôn cái App trên điện thoại, vì tôi cũng đã làm như vậy, bản thân trader đến giai đoạn này đấu đá nội tâm rất dữ đội. Đặc điểm của tâm lý lúc này khó diễn dãi, khó hiểu, trừu tượng, nên không biết cách giải quyết trader sẽ bỏ cuộc.

Chính vì khó hiểu nên trader có xu hướng nghĩ chiến thuật, hệ thống là yếu tố quyết định. Trader thường nghĩ rằng những lệnh thua là do nó nằm bên ngoài ta, nào là chiến thuật, nào là hệ thống, hoặc họ nghĩ rằng do broker hoặc bị thị trường chơi xấu họ. Bạn phải biết rằng thị trường nó là trung lập, nó không theo dõi bạn, nó chỉ làm việc của nó, là tạo ra quy tắc vận hành để bạn tham gia vào đó đặt lệnh hoặc thoát lệnh.

Từ đây câu chuyện lại bắt đầu đi xa, bánh xe trader bắt đầu trật hướng, làm cho quãng đường dẫn đến thành công cho trader xa hơn rất nhiều.

Vì trader nghĩ rằng do chiến thuật dở nên bắt đầu hành trình đi tìm chiến thuật này đến chiến thuật khác, hệ thống này đến hệ thống khác, từ Price action đến Ichimoku (ý chị mò cu), đến RSI, đến VSA....chẳng ai tìm được hệ thống nào chiến thắng lâu dài cả. Thị trường được vận hành trên cảm xúc của con người, nó có hàng vạn biến số không một ai, một chiến lược nào kiểm soát được.

Thị trường có quá nhiều kích bản cộng với sự cái đầu đầy mâu thuẫn của trader dẫn đến trader hành động sai. Khi sợ hãi vẫn chế ngự trader thì chắc chắn không có hệ thống nào, chiến thuật nào tạo ra kết quả ổn định và nhất quán trong dài hạn.

2: Tham lam


Theo định nghĩa tôi gõ trên Google là mong muốn được cái gì đó thái quá.

Theo cách hiểu này thì trading cũng đồng nghĩa với việc vào lệnh quá mức,hay hưng phấn quá độ,tự tin quá độ.

Khi hưng phấn( hứng phân) quá mức trader thưởng tưởng mình là thị trường đánh đâu thắng đó, nghĩ trading là dễ, sinh ra sự chủ quan, trader sẽ vào lệnh quá mức hoặc vào lệnh với khối lượng lớn, dẫn đến đường cong vốn như “ tàu lượn siêu tốc”.

Ai đó đã nói rằng kiếm được tiền đã khó nhưng giữ được tiền trong trading còn khó hơn rất nhiều, đúng là trader khi trong suy nghĩ còn bị chi phối bị động bởi sự sợ hãi và tham thì sẽ luôn bị động trong thị trường.

Khi sợ hãi sinh ra trader có xu hướng bỏ chạy( thoát lệnh, hoặc không vào lệnh bỏ lỡ cơ hội mười mươi đúng như kỹ thuật chỉ ra)

Khi tham lam thì ngược lại, trader vào lệnh quá sơm, vào lệnh khối lượng lớn dẫn đến thua lỗ gần hết vốn từ những lệnh lời trước đó.

Khi 2 yếu tố sợ hãi và tham lam làm chủ thì không có chiến thuật nào, chiến lược nào, hệ thống kỹ thuật trrading giúp trader dành chiến thắng dài hạn.

Tổng kết lại điều tôi đã học được từ cuốn “trade in the zone” là chiến thuật, hệ thống kỹ thuật không giúp trader dành chiến thắng dài hạn, tuy nhiên hệ thống kỹ thuật giúp trader biết cách vào lệnh tối đa hóa rủi ro, nâng cao tỷ lệ thắng. Để dành chiến thắng lớn với những lệnh đi thật xa, chiến thắng đều đan hoặc vào lệnh chính xác mà không bỏ qua tín hiệu đáng tin cậy thì cần phải cái đầu không chứa đầy mâu thuẫn trước đã.

Trên đây là những suy nghĩ của tôi khi đem so sánh giữa yếu tố kỹ thuật và tâm lý trading, dựa trên cảm nhạn cá nhân của tôi và tôi nghĩ nó cũng đúng với bạn, rằng chúng ta đều là retail trader xây dựng yếu tố tâm lý vững chắc là chìa khóa để chiến thắng bền vững.

Bạn đã đọc bao nhiêu sách rồi mà vẫn không có gì thay đổi trong trading, hay bạn đã học bao nhiêu người rồi hoặc bạn mất ăn mất ngủ dùng hết tâm can của mình mà chưa có gì tiến triển? Bạn đang đi sai đường và bây giờ hãy học cách sửa lại nó thôi, sau một thời gian không lâu bạn sẽ thoải mái để tiếp tục trade.

Tôi bonus thêm lý do nữa mà bạn càng học nhiều chiến thuật bạn càng khó ra quyết định. Vì sao ? bạn đồng ý với tôi rằng thị trường rất mất dạy, không thể làm chủ nó đúng không nào. Khi bạn càng học, nghĩa là bạn tham vọng giải thích thị trường sao cho đúng, mà điều này thị trường không làm cho bạn ổn định được, từ đó bạn sinh ra sợ hãi, tham lam, đau khổ, trách móc, hối hận, phản bội....

Khi bạn càng đau đớn thì bạn càng học, từ đây xảy ra vòng luẩn quẩn mãi, mà nhiều trader không hiểu thì sẽ mất mát rất lơn hoặc sẽ bỏ cuộc.

Đây chỉ là một phần tôi lĩnh hội được từ cuốn trade in the zone, phần sau tôi sẽ viết về cách đề bạn đối diện, vận dụng sự sợ hãi để kiểm soát bản thân tránh không vào lệnh quá mức và làm chủ sự tham lam từ đó dành chiến thắng lâu dài.

Niki văn lủng cũng anh em thích viết chủ đề này cho em cái like- share em viết tiếp bài sau nhé.

By nikifx.com​
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Wyckoff Hiện Đại - Kỹ thuật Nhận diện Xu hướng Thị trường Tiềm năng

Phương pháp Wyckoff là một phương pháp price action kinh điển và đem lại thành công cho nhiều trader. Phương pháp này là nền tảng của nhiều phương pháp trading nổi tiếng khác
Trước thì đủ cách sau thì chỉ có một là tâm lý go to moon hay đi ngũ xong đem lên cân bên nào nặng là answers... Hôm thì a thắng hôm thì khác lại... Vậy tin ai
 
Tâm lý gì gì thì cũng như nhưng thứ khác chỉ là một phần của tổng thể.
Thằng cụt tay thì ước gì tao có tay.
Thằng cụt chân thì ước gì tao có chân.
Đầy đủ tứ chi là người hoàn chỉnh về kết cấu.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Tâm lý gì gì thì cũng như nhưng thứ khác chỉ là một phần của tổng thể.
Thằng cụt tay thì ước gì tao có tay.
Thằng cụt chân thì ước gì tao có chân.
Đầy đủ tứ chi là người hoàn chỉnh về kết cấu.
Vâng bác trading là tổng hòa của 3 yếu tố: "Tâm lý+ Quản Lý vốn+Hệ thống"" nếu đem bàn cân so sánh và theo hiểu biết của em thì Tâm lý là yếu tố có trọng lượng nhất, sau đó là quản lý vốn và cuối cùng là hệ thống, Những điều này đều dựa trên kinh nghiệm cháy nhiều tài khoản của em.
 
Vâng bác trading là tổng hòa của 3 yếu tố: "Tâm lý+ Quản Lý vốn+Hệ thống"" nếu đem bàn cân so sánh và theo hiểu biết của em thì Tâm lý là yếu tố có trọng lượng nhất, sau đó là quản lý vốn và cuối cùng là hệ thống, Những điều này đều dựa trên kinh nghiệm cháy nhiều tài khoản của em.
Nếu bác thấy cần tâm lý và cho là nó quan trọng thì bác bị cụt chi tâm lý đấy :D
 
Từ đầu tháng 8 đến nay vào 10 trade thua cả 10, không 1 lệnh thắng, cũng vừa mới thoát khỏi chuỗi thua 6 7 trade liên tục thì lại gặp chuỗi thua mới. Mặc dù sử dụng phương pháp đã được trader giỏi kiểm chứng, mình cũng tự backtest lại và cho kết quả khả quan, trade khung lớn H4 và D1, khi trade đi sai chiến thuật thì cắt lỗ thẳng tay không ngần ngại, khi trade đi đúng thì gồng lời cố gắng tỉ lệ RR trên 1, quản lí vốn 1 lệnh <1% tài khoản, mỗi lần sai đều ghi chép lại rút kinh nghiệm. Mỗi khi thua lỗ nhiều chỉ cần chùn tay 1 chút ở lệnh tiếp theo thì lại lỡ rất nhiều cơ hội thắng đậm, lần sau rút kinh nghiệm vào hết tất cả các trade thỏa mãn system thì lại thua hết đến tận bây giờ là hơn 10 trade, vẫn kh có nổi 1 lệnh thắng RR trên 1. Vì vậy khi đọc được bài này thì mình cảm thấy thực sự ý nghĩa, chỉ những ai trải qua thì mới hiểu được trading khó như thế nào, vô định chẳng biết có kiếm được lợi nhuận hay không
 
Từ đầu tháng 8 đến nay vào 10 trade thua cả 10, không 1 lệnh thắng, cũng vừa mới thoát khỏi chuỗi thua 6 7 trade liên tục thì lại gặp chuỗi thua mới. Mặc dù sử dụng phương pháp đã được trader giỏi kiểm chứng, mình cũng tự backtest lại và cho kết quả khả quan, trade khung lớn H4 và D1, khi trade đi sai chiến thuật thì cắt lỗ thẳng tay không ngần ngại, khi trade đi đúng thì gồng lời cố gắng tỉ lệ RR trên 1, quản lí vốn 1 lệnh <1% tài khoản, mỗi lần sai đều ghi chép lại rút kinh nghiệm. Mỗi khi thua lỗ nhiều chỉ cần chùn tay 1 chút ở lệnh tiếp theo thì lại lỡ rất nhiều cơ hội thắng đậm, lần sau rút kinh nghiệm vào hết tất cả các trade thỏa mãn system thì lại thua hết đến tận bây giờ là hơn 10 trade, vẫn kh có nổi 1 lệnh thắng RR trên 1. Vì vậy khi đọc được bài này thì mình cảm thấy thực sự ý nghĩa, chỉ những ai trải qua thì mới hiểu được trading khó như thế nào, vô định chẳng biết có kiếm được lợi nhuận hay không
Về quản lý vốn như vậy là ok rồi bác , vấn đề của bác theo em hiểu là bác đang bị thôi thúc về lợi nhuận quá nên xảy ra trường hợp vào lệnh ẩu.
Muốn giải quyết vấn đề gì phải biết đó là gì đã, theo gợi ý của em để nâng tỷ lệ thắng lên bác phải học cách " bỏ qua " những tín hiệu không hiệu quả. Không phải giá đến hỗ trợ hay kháng cự đều vào được, thường nó sai đến 50% nên chỉ cần học cách chắt lọc tín hiệu đó em tin bác nâng tỉ lệ thắng lên rõ ràng.
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • captainfx trong Chuyện bên lề 647 Xem / 1 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 155 Xem / 6 Trả lời
  • TraderLC trong Hội Trader giao dịch Quỹ 2,226 Xem / 32 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 271 Xem / 12 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên