[Trader chia sẻ] Tôi đã kiếm lời trên thị trường chứng khoán như thế này!

[Trader chia sẻ] Tôi đã kiếm lời trên thị trường chứng khoán như thế này!

[Trader chia sẻ] Tôi đã kiếm lời trên thị trường chứng khoán như thế này!

TraderViet News

Editor
Trial mod
6,527
34,843
Tôi áp dụng bảy nguyên tắc để phân tích, tổng hợp và tìm ra cổ phiếu có lợi nhuận mục tiêu trên 30% để mua.

Tôi chỉ là nhà đầu tư cá nhân, chuyên phân tích đầu tư chứng khoán, không phải là "lái" nên tôi không nói đến thắng thua trên thị trường chứng khoán (TTCK). Tôi chia sẻ những điều đã giúp tôi không thua khi tham gia đầu tư:

1. Phải giao dịch chứng khoán đúng thời:


Từ tháng 1/2012 đến tháng 3/2016, hơn 4 năm Vn-Index chỉ tăng từ 357 lên 560 điểm, có rất nhiều đoạn lên, xuống nên nhiều bạn không thể nào kiếm lời được mà còn rủi ro phải dừng lỗ khi mất kiên nhẫn.

Screen Shot 2021-10-24 at 09.43.07.png

Chỉ số Vn-Index giai đoạn 1/2012 đến tháng 3/2016. Ảnh: Tác giả cung cấp.​

Từ tháng 3/2020, biểu đồ Vn-Index cho thấy từ 4/2020 chỉ số đã tăng mạnh từ 657 lên 1424.
Vậy nếu từ tháng 4/2020 ta mua chứng khoán và giữ trong dài hạn thì không bao giờ lỗ. Lợi nhuận do chứng khoán mang lại trong thời đại hiện nay chắc chắn lớn hơn lãi suất tiết kiệm là 5.5%/năm. Vậy, tính thời điểm để tham gia thị trường là yếu tố quan trọng.

2. Né tránh những giai đoạn giảm mạnh và đứng ngoài thị trường bằng cách giảm tỉ trọng chứng khoán dưới 10%.


Ta có thể đoán trước những đợt thị trường giảm mạnh này nhờ vào sóng Elliot, hoặc nhờ vào cách nhận định những đợt tăng dài. Ví dụ từ đầu tháng 4/2020 chỉ số tăng từ 649 lên đến 1200 (1/2021).
Chỉ số đã tăng gần gấp đôi, nên khi chỉ số tăng đến 1150, tôi đứng ngoài thị trường. Khi chỉ số giảm mạnh lại đến 1000 (giảm 17%), tôi lại mua để bắt đáy.

Khi chỉ số tăng lại đến gần 1400, tôi đã ra khỏi thị trường để chờ cơ hội khác.

3. Lọc các chỉ số tài chính để tìm ra những cổ phiếu (CP) có triển vọng tốt.


Tôi phải nhờ một cộng sự từng là trưởng phòng phân tích chứng khoán, dựa vào báo cáo tài chính để tính ra rủi ro tài chính của của CP đã chọn lọc. Khi một CP đã được chọn lọc mà không có rủi ro tài chính thì tôi mới đưa vào tầm ngắm để đầu tư.

Tôi nhờ một cộng sự khác theo dõi và tính toán để bắt đáy bằng cách: RSI giảm về vùng 30, đột biến volume, MACD, MA...

Một cộng sự khác sẽ giúp tôi theo dõi sự xuất hiện của những mô hình quan trọng như:
- Vai - Đầu - Vai.
- Cốc tay cầm.
- Lá cờ.
Cuối cùng tôi sẽ tổng hợp lại và phân tích kỹ thuật để tìm ra điểm mua và các giá mục tiêu.

Thường thì tôi chỉ chọn các CP có lợi nhuận mục tiêu trên 30%. Tôi sẽ áp dụng phương pháp "cõng lãi". Tuy nhiên tôi cũng có thể chấp nhận lợi nhuận từ 10-15% khi có biến động tiêu cực của thị trường. 10 -15% trong một vài tháng vẫn cao hơn lãi suất tiết kiệm ngân hàng là 5%.

Tôi nghĩ quy trình đầu tư chứng khoán này của tôi sẽ giúp ích cho các bạn.

Nguồn: VnExpress
Chỉnh sửa đề tựa: TraderViet​
 

Giới thiệu sách Trading hay
Thấu hiểu Hành vi giá Thị trường Tài chính - Understanding Price Action

Là quyển sách hướng dẫn giao dịch Phương Pháp Price Action của Bob Volman, chỉ sử dụng duy nhất một đường MA và cấu trúc thị trường cùng hành vi giá để tìm kiếm lợi nhuận

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 375 Xem / 23 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,455 Xem / 78 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,084 Xem / 83 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 282 Xem / 3 Trả lời
  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 116 Xem / 2 Trả lời
  • LuTienSinh trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 154 Xem / 3 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 237 Xem / 9 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên