Trader học được gì từ Sê-ri phim Squid Game - Trò chơi con mực?

Trader học được gì từ Sê-ri phim Squid Game - Trò chơi con mực?

Trader học được gì từ Sê-ri phim Squid Game - Trò chơi con mực?

Bianas

Senior Mod
Đã Xác Nhận
Trial mod
5,113
29,770
Squid Game - Trò chơi con mực là một sê-ri phim của Hàn Quốc được công chiếu gần đây trên Netflix và đã gây ra được tiếng vang lớn trên toàn thế giới, báo chí, mạng xã hội thi nhau mổ xẻ nội dụng cũng như thông điệp mà sê-ri cực hay này mang lại.

Dưới đây cũng là một bài viết như thế, nhưng là dành riêng cho các anh em trader chúng ta.

Lưu ý: Bài viết không hề tiết lộ nội dung (spoiler) phim nên anh em chưa theo dõi sê-ri này cũng có thể thoải mái đọc nhé, sau đó xem phim rồi suy ngẫm lại.

Trader học được gì từ phim Squid Game - Trò chơi con mực?
[COLOR=#b30000]1/ Nợ có thể giết chết tài khoản của bạn[/COLOR]


Chủ đề bao quát của “Trò chơi con mực” là về câu chuyện của những người bị buộc tham gia vào một trò chơi chết chóc chống lại nhau để trả nợ.

Sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường có thể không gay cấn bằng hay nguy hiểm như vậy, nhưng tác giả của sê-ri, Hwang Dong-hyuk, nói rõ ràng rằng ông đang cố gắng tạo ra một câu chuyện ngụ ngôn về sự cạnh tranh khắc nghiệt gắn liền với chủ nghĩa tư bản hiện đại. Và tất nhiên, thị trường tài chính vốn là bộ phận tư bản nhất của hệ thống thị trường tự do đó.

Việc giao dịch gắn liền với sự đánh đổi phần thưởng (reward) và rủi ro (risk), khi bạn muốn có được nhiều phần thưởng hơn, bạn phải chấp nhận rủi ro nhiều hơn.

Screen Shot 2021-10-19 at 16.55.25.png


Nếu bạn đang có lợi nhuận, những dòng tiền dương này sẽ giúp duy trì mức độ thoải mái trong các vị thế giao dịch của bạn. Tuy nhiên, nếu tài khoản của bạn đang bị thua lỗ và đang giảm dần, thì gần như bạn đang “tích luỹ nợ” cho chính mình - bạn phải KIẾM LẠI những gì ĐÃ MẤT.

Thông thường, điều này dẫn đến việc các trader thực hiện các giao dịch ngày càng rủi ro và rủi ro hơn nữa trong trạng thái liều lĩnh tuyệt vọng với mong muốn lấy lại những gì đã mất. Thay vì bình tĩnh và tính toán xây dựng lại danh mục đầu tư, nhà giao dịch đó có thể “tất tay” trong một cú - được ăn cả, ngã về không. Và điều này sẽ đưa tài khoản của trader đó vào một tình huống như các nhân vật trong phim Trò chơi con mực.

Trader học được gì từ phim Squid Game - Trò chơi con mực?
[COLOR=#b30000]2/ Cắt lỗ, cắt lỗ, cắt lỗ! [/COLOR]


Một trong những vấn đề khi chấp nhận rủi ro trong các giao dịch của một trader đó là họ không thực sự nhận ra mình đã chấp nhận rủi ro bởi vẫn có thể thấy số tiền đó trong tài khoản của mình (ý nói balance không đổi khi chưa đóng các lệnh lỗ). Do vậy các trader thường có xu hướng giữ các lệnh lỗ (gồng lỗ) hơn là cắt lỗ khi cần thiết. Một kiểu tâm lý hy vọng đầy tai hại.

Các nhân vật trong Squid Game đã có cơ hội ra đi, tuy nhiên, họ đã bị dẫn dắt bởi sự liều lĩnh tuyệt vọng với mong muốn đoạt lấy chiến thắng thay vì “cắt lỗ”!

Screen Shot 2021-10-19 at 16.56.08.png


Tất nhiên, người chiến thắng sau cùng thực sự may mắn và có được phần thưởng, nhưng hãy nhìn hầu hết số còn lại! Hầu hết các trader thua lỗ khi giao dịch không phải vì họ tham gia thị trường sai thời điểm mà là vì họ không biết khi nào phải cắt lỗ/ biết nhưng ngoan cố không cắt lỗ.

Người ta bị trading thu hút bởi triển vọng kiếm được thật nhiều tiền, nó có thể! Nhưng hầu hết các trader thành công đều tiến lên một cách chậm rãi, họ hiểu đây là cuộc chơi dài hạn, nghĩa là KHÔNG CHẤP NHẬN RỦI RO QUÁ LỚN TRONG BẤT KỲ TÌNH HUỐNG NÀO.

Trader học được gì từ phim Squid Game - Trò chơi con mực?
[COLOR=#b30000]3/ Tin tưởng nhưng phải kiểm chứng[/COLOR]


Một mặt, bạn đang cố gắng đánh bại các nhà giao dịch khác trên thị trường, vì vậy bạn có thể bắt đầu hành động trước khi thị trường di chuyển. Mặt khác, bạn có thể nâng cao đáng kể cơ hội “chiến thắng” nếu biết cách trau dồi thêm kiến thức, tích luỹ các nguồn lực, hay kết hợp cùng người khác.

Nhưng cần biết rằng sự hợp tác và cạnh tranh luôn tồn tại trên thị trường và nó có thể khiến một số kẻ lợi dụng lòng tin của người khác.

Screen Shot 2021-10-19 at 16.57.55.png


Ngay cả khi “trò chơi trading” được cho là công bằng, ngay cả khi các nhà quản lý vào cuộc để cố gắng giữ cho nó được công bằng, vẫn luôn có những kẽ hở. Bạn phải cẩn thận khi làm việc với không chỉ các trader khác mà còn cả với bất cứ ai liên quan đến thị trường. Nếu bạn giao dịch cổ phiếu, bạn thường có thể tin tưởng rằng công ty sẽ báo cáo thu nhập của họ một cách chính xác, nhưng đôi khi vẫn có công ty đánh lừa cả thị trường. Các trader khác, hay những influancer có thể đưa ra những lời khuyên đầu tư/ giao dịch tuyệt vời, nhưng họ cũng hoàn toàn có thể đang cố tình bơm-bán tài sản nào đó.

Bạn không thể giao dịch mà không có thông tin, nhưng cần phải lựa chọn các nguồn tin đáng tin cậy và so sánh tất cả các thông tin nhận được để đảm bảo bạn có được đúng thông tin - đúng thời điểm.

Anh em đã xem hết season đầu tiên này chưa? Còn bài học gì mà anh em thấy thiếu không? Cùng comment nhé!

Tham khảo: ForexLive
 

Giới thiệu sách Trading hay
Thấu hiểu Hành vi giá Thị trường Tài chính - Understanding Price Action

Là quyển sách hướng dẫn giao dịch Phương Pháp Price Action của Bob Volman, chỉ sử dụng duy nhất một đường MA và cấu trúc thị trường cùng hành vi giá để tìm kiếm lợi nhuận
Chỉnh sửa lần cuối:

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 877 Xem / 62 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 108 Xem / 3 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 223 Xem / 17 Trả lời
  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 91 Xem / 2 Trả lời
  • LuTienSinh trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 105 Xem / 3 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 23,967 Xem / 81 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 227 Xem / 9 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên