Trading không cho phép bạn làm 2 điều cùng một lúc, hoặc là tập trung không thì chỉ có chết!

Trading không cho phép bạn làm 2 điều cùng một lúc, hoặc là tập trung không thì chỉ có chết!

Trading không cho phép bạn làm 2 điều cùng một lúc, hoặc là tập trung không thì chỉ có chết!

khapham1010

Active Member
639
4,967
Khi bạn tự nhân mình là một Trader, bạn không chỉ là một "nhà giao dịch" nếu dịch theo nghĩa tiếng Việt. Trader thực ra là một công việc rất bận rộn, cùng một lúc bạn phải làm rất nhiều công việc khác nhau:
  • Bạn phân tích kỹ thuật.
  • Nghiên cứu về phân tích cơ bản.
  • Chuyên gia mô hình giá.
  • Nắm vững kiến thức quản lý rủi ro.
  • Nhà nghiên cứu xác suất và thống kê.
  • Có thể là một Coder (lập trình viên) nếu bạn là Trader dùng EA để giao dịch.
  • v.v...
Tất cả những kỹ năng đó đều đòi hỏi bạn phải dành rất nhiều thời gian để luyện tập và trau dồi kiến thức. Nhưng bạn không thể làm mọit thứ cùng một lúc, ví như thế sẽ khiến bạn mất tập trung. Trading sẽ trở thành một công việc nặng nề và cực kỳ stress. Lúc này, thái độ làm việc khóa học là cực kỳ quan trọng. Và bạn đã biết cách để chuẩn bị Trading theo một quy trình có khoa học là như thế nào chưa?

trading-khong-cho-phep-ban-lam-2-dieu-cung-mot-luc-traderviet.png

Học cách đội từng cái mũ mỗi lúc


Trading là một quá trình lâu dài, và muốn đi đến đích bạn cần phải lập kế hoạch trade và chia công việc thành nhiều chặng. Với mỗi chặng, bạn nên sắp xếp chỉ làm một việc thôi. Bản thân mình thường chia công việc thành 3 giai đoạn chính: giai đoạn trước khi giao dịch, giai đoạn trong khi giao dịch và giai đoạn sau khi bạn giao dịch. Bạn có thể thay thế 3 giai đoạn này thành 3 giai đoạn trước khi thị trường mở cửa và sau khi đóng cửa cũng được. Mình sẽ giải thích ý nghĩa của từng giai đoạn trong phần dưới đây:

Trước khi giao dịch

trading-khong-cho-phep-ban-lam-2-dieu-cung-mot-luc-traderviet-1.jpg

Bạn phải là một người nắm rất kĩ về phân tích thị trường. Bạn chuẩn bị mọi thứ cho phiên giao dịch ngày hôm đó (nếu là Day Trader), hoặc chuẩn bị phân tích thị trường từ đầu tuần (dành cho Trader dài hạn). Giai đoạn này, dựa trên kế hoạch giao dịch mà bạn đã chuẩn bị, bạn sẽ xác định các thông tin về xu hướng sẽ diễn ra trong quá trình mà bạn trade, kể cả điểm vào lệnh tiềm năng tương lai nếu được.

Nói chung, bất cứ thứ gì liên quan đến công việc phân tích nhưng chưa vào lệnh thì đều được xếp vào giai đoạn này.

Trong lúc giao dịch

Giai đoạn này bắt đầu từ khi bạn bấm nút đặt lệnh. Điểm vào lệnh của bạn chắc chắn đã thỏa mãn các điều kiện trong hệ thống giao dịch (đã phân tích xong từ giai đoạn trước). Bạn cũng trở thành một người biết quản lý rủi ro vì vào lệnh đúng kích thước phù hợp. Bạn cũng biết cách đặt chốt lời, cắt lỗ sao cho đúng kế hoạch giao dịch. Cuối cùng, bạn là người kiểm soát được tâm lý vì để cho thị trường hoạt động đúng theo kế hoạch đã đặt.

trading-khong-cho-phep-ban-lam-2-dieu-cung-mot-luc-traderviet-2.jpg

Giai đoạn này hoàn toàn khác với công việc phân tích, bạn trở thành một Trader đúng nghĩa vì có ảnh hưởng của sự lời lỗ trong khi trade. Bạn thấy tài khoản tăng rồi giảm liên tục, bạn sẽ trải qua những cảm giác lo lắng, bồn chồn, sốt ruột, sợ hãi v.v... đủ cả. Nên tập làm quen với cảm giác này và tập trung đối diện với nó vì đằng nào thì cảm giác này sẽ đi theo bạn hết nghiệp làm Trader đấy.

Sau khi giao dịch

Giai đoạn này bắt đầu từ khi bạn đóng lệnh. Dù thắng hay thua, bạn cũng thở phào nhẹ nhõm vì công việc đã hoàn thành xong. Nếu đúng theo kế hoạch đóng lệnh, bạn sẽ phải ghi lại kết quả giao dịch vào một file excel, hoặc ghi ra giấy.

Công việc của giai đoạn này là phân tích cách trade của bạn là đúng hay sai. Nếu đúng thì bạn lại tiếp tục trade tiếp, bạn sẽ tiếp tục vòng quay của việc phân tích - giao dịch - ghi lại kết quả. Còn nếu trade của bạn sai, đây là thời điểm mà bạn cần phân tích để tìm ra cái sai của mình. Phần này theo mình thực ra là phần rất nặng và ảnh hưởng rất lớn đến kết quả tương lai của một Trader. Giả sử nếu bạn không chấp nhận mình sai, hoặc sai nhưng không chịu sửa, kết quả giao dịch của bạn sẽ không thể nào thay đổi.

trading-khong-cho-phep-ban-lam-2-dieu-cung-mot-luc-traderviet-3.png

Hôm nào rảnh mình sẽ viết thêm về "những cái sai" trong quá trình trade và làm thế nào để phân loại các sai lầm của một Trader. Thất bại và sai lầm là 2 điều rất quan trọng với công việc Trading, nó sẽ giúp bạn trưởng thành hơn và có kỹ năng tốt hơn trong tương lai. Vì thế, đừng từ chối hay ghét bỏ sai lầm nhé các bạn.

Giờ thì bạn đã hiểu Trading không phải là công việc đơn giản mà có rất nhiều giai đoạn và kỹ năng để hình thành một Trader đúng nghĩa. Chúc bạn thành công và đừng quên bấm like hay comment nếu thấy bài viết có ích nhé!

Xem thêm

>> Chơi game dành riêng cho Trader còn không thắng nổi, bảo sao các ông cứ trade thua mãi

>> Cẩn thận với chiếc hộp Pandora trong Trading
 

Giới thiệu sách Trading hay
Mô Hình Biểu Đồ - Phương Pháp Hiệu Quả Để Tìm Kiếm Lợi Nhuận

Được xem là cẩm nang về mô hình biểu đồ của các nhà đầu tư, giao dich tài chính toàn cầu và là kiến thức bắt buộc phải nắm về Phân Tích Kỹ Thuật
Khi bạn tự nhân mình là một Trader, bạn không chỉ là một "nhà giao dịch" nếu dịch theo nghĩa tiếng Việt. Trader thực ra là một công việc rất bận rộn, cùng một lúc bạn phải làm rất nhiều công việc khác nhau:
  • Bạn phân tích kỹ thuật.
  • Nghiên cứu về phân tích cơ bản.
  • Chuyên gia mô hình giá.
  • Nắm vững kiến thức quản lý rủi ro.
  • Nhà nghiên cứu xác suất và thống kê.
  • Có thể là một Coder (lập trình viên) nếu bạn là Trader dùng EA để giao dịch.
  • v.v...
Tất cả những kỹ năng đó đều đòi hỏi bạn phải dành rất nhiều thời gian để luyện tập và trau dồi kiến thức. Nhưng bạn không thể làm mọit thứ cùng một lúc, ví như thế sẽ khiến bạn mất tập trung. Trading sẽ trở thành một công việc nặng nề và cực kỳ stress. Lúc này, thái độ làm việc khóa học là cực kỳ quan trọng. Và bạn đã biết cách để chuẩn bị Trading theo một quy trình có khoa học là như thế nào chưa?


Học cách đội từng cái mũ mỗi lúc


Trading là một quá trình lâu dài, và muốn đi đến đích bạn cần phải lập kế hoạch trade và chia công việc thành nhiều chặng. Với mỗi chặng, bạn nên sắp xếp chỉ làm một việc thôi. Bản thân mình thường chia công việc thành 3 giai đoạn chính: giai đoạn trước khi giao dịch, giai đoạn trong khi giao dịch và giai đoạn sau khi bạn giao dịch. Bạn có thể thay thế 3 giai đoạn này thành 3 giai đoạn trước khi thị trường mở cửa và sau khi đóng cửa cũng được. Mình sẽ giải thích ý nghĩa của từng giai đoạn trong phần dưới đây:

Trước khi giao dịch


Bạn phải là một người nắm rất kĩ về phân tích thị trường. Bạn chuẩn bị mọi thứ cho phiên giao dịch ngày hôm đó (nếu là Day Trader), hoặc chuẩn bị phân tích thị trường từ đầu tuần (dành cho Trader dài hạn). Giai đoạn này, dựa trên kế hoạch giao dịch mà bạn đã chuẩn bị, bạn sẽ xác định các thông tin về xu hướng sẽ diễn ra trong quá trình mà bạn trade, kể cả điểm vào lệnh tiềm năng tương lai nếu được.

Nói chung, bất cứ thứ gì liên quan đến công việc phân tích nhưng chưa vào lệnh thì đều được xếp vào giai đoạn này.

Trong lúc giao dịch

Giai đoạn này bắt đầu từ khi bạn bấm nút đặt lệnh. Điểm vào lệnh của bạn chắc chắn đã thỏa mãn các điều kiện trong hệ thống giao dịch (đã phân tích xong từ giai đoạn trước). Bạn cũng trở thành một người biết quản lý rủi ro vì vào lệnh đúng kích thước phù hợp. Bạn cũng biết cách đặt chốt lời, cắt lỗ sao cho đúng kế hoạch giao dịch. Cuối cùng, bạn là người kiểm soát được tâm lý vì để cho thị trường hoạt động đúng theo kế hoạch đã đặt.


Giai đoạn này hoàn toàn khác với công việc phân tích, bạn trở thành một Trader đúng nghĩa vì có ảnh hưởng của sự lời lỗ trong khi trade. Bạn thấy tài khoản tăng rồi giảm liên tục, bạn sẽ trải qua những cảm giác lo lắng, bồn chồn, sốt ruột, sợ hãi v.v... đủ cả. Nên tập làm quen với cảm giác này và tập trung đối diện với nó vì đằng nào thì cảm giác này sẽ đi theo bạn hết nghiệp làm Trader đấy.

Sau khi giao dịch

Giai đoạn này bắt đầu từ khi bạn đóng lệnh. Dù thắng hay thua, bạn cũng thở phào nhẹ nhõm vì công việc đã hoàn thành xong. Nếu đúng theo kế hoạch đóng lệnh, bạn sẽ phải ghi lại kết quả giao dịch vào một file excel, hoặc ghi ra giấy.

Công việc của giai đoạn này là phân tích cách trade của bạn là đúng hay sai. Nếu đúng thì bạn lại tiếp tục trade tiếp, bạn sẽ tiếp tục vòng quay của việc phân tích - giao dịch - ghi lại kết quả. Còn nếu trade của bạn sai, đây là thời điểm mà bạn cần phân tích để tìm ra cái sai của mình. Phần này theo mình thực ra là phần rất nặng và ảnh hưởng rất lớn đến kết quả tương lai của một Trader. Giả sử nếu bạn không chấp nhận mình sai, hoặc sai nhưng không chịu sửa, kết quả giao dịch của bạn sẽ không thể nào thay đổi.


Hôm nào rảnh mình sẽ viết thêm về "những cái sai" trong quá trình trade và làm thế nào để phân loại các sai lầm của một Trader. Thất bại và sai lầm là 2 điều rất quan trọng với công việc Trading, nó sẽ giúp bạn trưởng thành hơn và có kỹ năng tốt hơn trong tương lai. Vì thế, đừng từ chối hay ghét bỏ sai lầm nhé các bạn.

Giờ thì bạn đã hiểu Trading không phải là công việc đơn giản mà có rất nhiều giai đoạn và kỹ năng để hình thành một Trader đúng nghĩa. Chúc bạn thành công và đừng quên bấm like hay comment nếu thấy bài viết có ích nhé!

Xem thêm

>> Chơi game dành riêng cho Trader còn không thắng nổi, bảo sao các ông cứ trade thua mãi

>> Cẩn thận với chiếc hộp Pandora trong Trading
cảm ơn bạn nhé!
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 536 Xem / 46 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 0 Xem / 1 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 279 Xem / 2 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 630 Xem / 12 Trả lời
  • forex_vn trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,755 Xem / 14 Trả lời
  • phaisinh trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 88 Xem / 1 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên