Vì sao làn sóng Covid-19 thứ 2 có thể trở thành nỗi kinh hoàng của nền kinh tế Mỹ?

Vì sao làn sóng Covid-19 thứ 2 có thể trở thành nỗi kinh hoàng của nền kinh tế Mỹ?

Vì sao làn sóng Covid-19 thứ 2 có thể trở thành nỗi kinh hoàng của nền kinh tế Mỹ?

TraderViet News

Editor
Trial mod
6,443
34,772
Chưa bao giờ kể từ khi dịch bùng phát hồi tháng 3, chứng khoán Mỹ hứng chịu sụt giảm nghiêm trọng như trong phiên giao dịch ngày 11/6. Làn sóng Covid-19 thứ 2 được nhắc tới như một nguyên nhân cho cú rơi của thị trường.

10.png

Theo các chuyên gia, việc số ca mắc Covid-19 tăng mạnh sau khi đạt đỉnh và giảm xuống được xem như dấu hiệu cho làn sóng thứ 2. Hiện tại, ở nhiều bang của nước Mỹ, số ca mắc Covid-19 mới đang cao kỷ lục. Việc mở cửa trở lại nền kinh tế kết hợp với các cuộc biểu tình liên quan đến cái chết của một công dân da màu Mỹ được xem là nguyên nhân.

Các cuộc biểu tình, thậm chí là bạo động, khiến các yêu cầu giãn cách xã hội thực sự trở nên vô nghĩa. Đám đông đổ xuống đường, thể hiện sự ủng hộ với quyền bình đẳng của người da màu cũng như phản đối việc lạm dụng vũ lực của cảnh sát. Nó khiến việc giữ khoảng cách giữa người với người là điều bất khả thi. Trong bối cảnh nhiều ca mắc Covid-19 không triệu chứng hoặc mắc Covid-19 nhưng chưa được xét nghiệm, nguy cơ lây lan là dấu hiệu được thấy rõ.

12.png

Bên cạnh đó, việc mở cửa trở lại nền kinh tế Mỹ, giảm thiểu các biện pháp cách ly xã hội, chắc chắn sẽ khiến số người mắc tăng lên. Tuy nhiên, việc tránh được làn sóng thứ 2 hay không tùy thuộc vào cách làm của từng bang cũng như ý thức của người dân Mỹ. Nếu họ khó chịu khi đeo khẩu trang hay bất chấp quy định giãn cách để tụ tập đông người, nguy cơ cho làn sóng thứ 2 là điều hiện hữu.

Ngoài ra, theo các chuyên gia, người dân Mỹ nên cân nhắc khi tới các vùng có dịch để ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm Covid-19. Các điểm nóng đang được liệt kê như Texas hay Florida. Tránh đám đông không đeo khẩu trang, hạn chế động tay lên mặt… là những việc tối thiểu mà mối người Mỹ cần làm để hạn chế virus lây lan.

13.png

Không ai có thể trả lời câu hỏi này. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia y tế và kinh tế đều chia sẻ quan điểm rằng nước Mỹ nên sẵn sàng cho một đợt bùng phát dịch khác, có thể xảy ra vào mùa thu năm nay. OECD đã đưa ra nhiều kịch bản, trong đó có việc làn sóng thứ 2 bùng lên mạnh mẽ vào cuối năm 2020.

Bác sĩ Anthony Fauci, người đứng đầu cơ quan dịch tễ và bệnh truyền nhiễm quốc gia của Mỹ, nói rằng Covid-19 tàn phá cả thế giới trong vài tháng qua và chưa thấy dấu hiệu cho thấy nó kết thúc. Dịch bệnh chỉ trở nên không còn đáng lo ngại khi vắc xin, vốn cần 12 tới 18 tháng để tìm ra, được sản xuất đại trà. Càng có vắc xin sớm, việc bùng phát dịch càng khó xảy ra.

Tuy nhiên, nhiều nhà dịch tễ học vẫn đưa ra lời khuyên sẵn sàng cho một làn sóng thứ 2. Lịch sử đã cho nhân loại một bài học mà không ai có thể chủ quan. Trong đại dịch cúm năm 1918, đợt bùng phát thứ 2 tồi tệ hơn rất nhiều so với lần bùng phát đầu tiên. Virus, không bị yếu đi, mà còn nguy hiểm hơn khi nó bùng phát trở lại.

14.png

Cả cúm và Covi-19 đều có những triệu chứng gần như giống nhau. Do là bệnh do virus gây ra, người ta không thể điều trị nó bằng kháng sinh. Hiện nay, thế giới vẫn chưa tìm ra loại vắc xin chữa các loại cúm thông thường dù các nhà khoa học đã nghiên cứu về nó từ những năm 1940. Tuy nhiên, cúm có tỷ lệ tử vong không cao.

Hiện tại, sự tự mãn đang được các nhà khoa học coi là nguy hiểm nhất. Ngay cả khi bùng phát dịch lần 2, chỉ 10-20% dân số Mỹ có miễn dịch tự nhiên với Covid-19. Điều đó đồng nghĩa phần lớn những người còn lại vẫn có nguy cơ mắc bệnh, thậm chí là tử vong. Việc tự bảo vệ mình là cách hữu hiệu nhất, ở thời điểm hiện tại, để ngăn chặn nguy cơ mắc Covid-19.

Cùng với đó, các quốc gia vẫn cần tiếp tục các biện pháp giãn cách xã hội để ngăn chặn virus lây lan. Có thể, các chính sách này không cần quá cực đoan nhưng chúng phải đủ để đảm bảo số ca mắc mới giảm xuống và một đợt bùng phát dịch thứ 2 sẽ không diễn ra ngay lập tức sau khi đợt dịch đầu tiên vừa mới tàn phá các quốc gia.

Ngoài ra, một đợt dịch mới có thể bùng phát và gây thiệt hại nghiêm trọng ở những quốc gia có hệ thống y tế yếu kém. Dịch ở Mỹ và châu Âu, dù rất nghiêm trọng, nhưng hậu quả nó gây ra được hạn chế phần nào bởi cơ sở hạ tầng y tế vượt trội. Nếu dịch bùng phát ở các nước châu Phi, nơi khan hiếm cả cơ sở y tế lẫn bác sĩ, thiệt hại có thể tăng lên nhiều lần.

15.png

Những kết quả mới nhất cho thấy nền kinh tế Mỹ đang mở cửa trở lại và thị trường lao động hồi phục sau mất mát đáng kể của những tuần phong tỏa vì Covid-19. Tuy nhiên, việc dịch bệnh tái bùng phát với những dấu hiệu đáng lo ngại ở nhiều bang nước Mỹ có thể khiến mọi sự lạc quan đâm vào ngõ cụt.

Trong một cuộc kháo sát của CNN, 87% số nhà kinh tế được hỏi tin rằng làn sóng Covid-19 thứ 2 có thể trở thành mối nguy hiểm lớn nhất đối với nền kinh tế Mỹ trong năm nay. Hiện tại, Mỹ có hơn 2 triệu ca nhiễm bệnh với hơn 110.000 người tử vong. Các doanh nghiệp đóng cửa dẫn tới hàng triệu người mất việc làm. Dù công việc được phục hồi một phần trong tháng 5 nhưng sự ổn định thực sự chỉ tới khi vắc xin chống Covid-19 ra đời.

Virus corona đang cho cả thế giới thấy khả năng dễ lây lan của nó. Nếu dịch bệnh bùng lên và nền kinh tế Mỹ buộc phải đóng cửa lần thứ 2 để chống dịch, những "nỗi đau" sẽ lớn ngoài sức tưởng tượng.

Với những gì đang diễn ra, GDP của Mỹ được dự báo sẽ giảm 6,5% trong năm 2020. Số liệu quý 2, dù chưa được công bố, nhưng nhiều khả năng sẽ thấp kỷ lục vì giãn cách xã hội. Trong quý I, GDP Mỹ giảm 5% và quý 2 sẽ không thể ít hơn con số này. Nếu quý 3 và quý 4, nước Mỹ vẫn phải loay hoay chống Covid-19, thiệt hại sẽ ngoài dự báo của các nhà kinh tế.

16.png

Hiện tại, Mỹ đã tung ra những gói kích thích kinh tế kỷ lục để ngăn kinh tế suy thoái. Nguồn tiền khổng lồ chưa từng có trong lịch sử giúp chứng khoán Mỹ tăng điểm với tâm lý lạc quan bao trùm. Tuy nhiên, những gói kích thích lớn đồng nghĩa với việc sẽ có ít hơn các gói kích thích tương tự khi dịch bệnh bùng lên trong tương lai. Trong trường hợp xấu, tâm lý bi quan kết hợp với việc thiếu tiền sẽ khiến thị trường tài chính Mỹ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Mỹ không phải nạn nhân duy nhất. OECD cảnh báo rằng, nếu làn sóng Covid-19 thứ 2 bùng lên, GDP toàn cầu sẽ giảm 7,5% trong năm nay và 40 triệu người mất việc làm. Ngay cả khi không có làn sóng thứ 2, OECD dự báo GDP toàn cầu vẫn giảm 6%, mức khủng khiếp nhất kể từ khi tổ chức này được thành lập 6 thập kỷ trước.

Tuy nhiên, ngay cả khi dịch bệnh bùng lên, việc phong tỏa nền kinh tế có lẽ sẽ rất khác so với lần đầu tiên. Theo Fortune, những người bị hạn chế là những người dễ bị tổn tương chứ không phải toàn xã hội. Bên cạnh đó, các chính phủ cần chuẩn bị sẵn hệ thống giám sát và tăng cường giường bệnh để đối phó số ca mắc tăng vọt.

Việc đóng cửa trở lại nền kinh tế cũng là điều mà Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin mô tả là không khả thi. Tuy nhiên, kinh tế và ngăn chặn dịch bệnh lây lan ra cộng đồng là một lựa chọn khó khăn mà các nhà lãnh đạo Mỹ cần phải tính toán, nhất là khi cuộc bầu cử tổng thống sắp tới gần. Các xử lý đại dịch và những vấn đề liên quan sẽ quyết định Tổng thống Donald Trump sẽ tiếp tục ở lại Nhà Trắng hay phải ra đi trong cuộc đua tháng 11 tới.

Nguồn: Trí thức trẻ
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Wyckoff Hiện Đại - Kỹ thuật Nhận diện Xu hướng Thị trường Tiềm năng

Phương pháp Wyckoff là một phương pháp price action kinh điển và đem lại thành công cho nhiều trader. Phương pháp này là nền tảng của nhiều phương pháp trading nổi tiếng khác

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,623 Xem / 96 Trả lời
  • DuongHuy trong Hệ thống giao dịch - Trading system 37,507 Xem / 18 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 372 Xem / 29 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 390 Xem / 18 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên