10 mô hình nến mà các Price Action trader cần phải biết - Phần cuối: 5 mô hình tiếp diễn xu hướng

10 mô hình nến mà các Price Action trader cần phải biết - Phần cuối: 5 mô hình tiếp diễn xu hướng

10 mô hình nến mà các Price Action trader cần phải biết - Phần cuối: 5 mô hình tiếp diễn xu hướng

Phương Thúy

Editor
Trial mod
6,385
29,034
Có thể nói mô hình giá đầy rẫy trên các trang mạng, tuy nhiên trader chúng ta lại sử dụng chúng một cách không có hệ thống và thậm chí dùng sai cách. Ở bài viết trước mình đã tổng hợp 5 mô hình giá đảo chiều. Bài viết hôm nay mình tiếp tục tổng hợp 5 mô hình giá tiếp diễn xu hướng. Đây là các mô hình tốt để giao dịch theo xu hướng.

6. Mô hình hình chữ nhật



mark-your-calendars-6.png

Mô hình hình chữ nhật là một mô hình tiếp diễn xu hướng. Khi bạn gặp mô hình này xuất hiện trong thị trường đang có xu hướng thì có khả năng co xu hướng sẽ tiếp tục.

Mô hình này được phân loại thành mô hình hình chữ nhật tăng và giảm, tùy thuộc vào xu hướng thị trường hiện tại. Một hình hình chữ nhật tăng xuất hiện trong xu hướng tăng và thường đó là thời điểm giá bước vào giai đoạn tích lũy hoặc đi ngang. Sau đó giá có thể sẽ nổ ra theo hướng của xu hướng hiện tại.

Tín hiệu vào lệnh là khi giá phá vỡ cạnh trên của hình chữ nhật, với mục tiêu lợi nhuận là chiều cao của hình chữ nhật. Và tương tự chúng ta tư duy ngược lại với mô hình hình chữ nhật giảm.

7. Mô hình nêm



mark-your-calendars-7.png

Mô hình nêm là mô hình tiếp diễn xu hướng khác. Mô hình này hình thành trong một xu hướng tăng và giá được giao dịch bên trong các đường xu hướng hội tụ. Những đường xu hướng hội tụ này ngụ ý rằng người bán đang cố gắng đẩy giá xuống thấp hơn, nhưng không có đủ sức mạnh để giành chiến thắng. Cuối cùng, người mua chiếm ưu thế và giá vượt qua đường xu hướng phía trên, cho thấy xu hướng tăng sẽ tiếp tục. Mục tiêu lợi nhuận sẽ là chiều cao lớn nhất của mô hình nêm.

Tương tự mô hình nêm giảm thì ngược lại, nó được hình thành trong xu hướng giảm và độ dốc của cái nêm sẽ tăng lên. Đường xu hướng hội tụ một lần nữa cho thấy người mua đang cố gắng đẩy giá cao hơn nhưng sự phá vỡ thông qua đường xu hướng bên dưới cho thấy rằng người bán đã chiến thắng và xu hướng giảm khả năng cao sẽ tiếp tục. Mục tiêu lợi nhuận giống như mô hình nêm tăng, đó là Mục tiêu lợi nhuận sẽ là chiều cao lớn nhất của mô hình nêm.

8. Mô hình cờ



mark-your-calendars-8.png

Mô hình cơ khá giống với mô hình nêm, sự khác biệt lớn nhất đó là các đường xu hướng trong mô hình cơ sẽ tạo thành cờ hai đường song song và không hội tụ. Cột cờ cũng là một phần của mô hình này, bởi vì giá mục tiêu được đo theo một cách khác so với các mẫu biểu đồ khác.

Mô hình cờ tăng hình thành trong một xu hướng tăng, với các đường xu hướng song song dốc xuống. Sự phá vỡ đường xu hướng trên xác nhận rằng xu hướng tăng sẽ tiếp tục. Mô hìn cờ giảm thì ngược lại.

Mục tiêu lợi nhuận bằng chiều cao của cột cờ (mũi tên màu xanh lá cây) đến đỉnh cờ.

9. Mô hình tam giác



mark-your-calendars-9.png

Mô hình tam giác có thể tăng dần, giảm dần và đối xứng. Mô hình tam giác tăng dần có đường xu hướng phía trên đi ngang và mô hình tam giác giảm dần có đường xu hướng bên dưới đi ngang.

Đường xu hướng của mô hình tam giác đối xứng là phổ biến nhất và nó hình thành trong cả xu hướng tăng và giảm. Mô hình này có các đường xu hướng hội tụ, giống như mô hình hình nêm, nhưng độ dốc không hướng lên hoặc xuống.

Điểm phá vỡ của đường xu hướng bên dưới trong xu hướng giảm cho thấy khả năng xu hướng giảm sẽ tiếp tục, trong khi sự phá vỡ của đường xu hướng phía trên trong xu hướng tăng cho thấy khả năng xu hướng tăng tiếp tục. Mục tiêu lợi nhuận là chiều cao của hình tam giác.

10. Mô hình cốc và tay cầm



mark-your-calendars-10.png

Mô hình cốc và tay cầm là mô hình đáy tròn có có thêm pullback (tay cầm). Đó là một mô hình giá tiếp diễn cho thấy rằng trong một xu hướng tăng, những người bán đã cố gắng đẩy giá xuống thấp hơn, nhưng không thành công. Ngoài ra, một pullback xảy ra như là nỗ lực cuối cùng của người bán để kiểm soát thị trường.

Sau khi thoát ra khỏi đường kháng cự (đường gạch đứt màu xanh lục), giá mục tiêu được tính bằng chiều cao của mô hình. Mô hình cốc và tay cầm nghịch đảo thì ngược lại.

Hi vọng mọi người sẽ biết được cách dùng những mô hình này để giao dịch tiếp diễn hay đảo chiều nhé.

Trích nguồn: colibritrader
 

Giới thiệu sách Trading hay
Mô Hình Biểu Đồ - Phương Pháp Hiệu Quả Để Tìm Kiếm Lợi Nhuận

Được xem là cẩm nang về mô hình biểu đồ của các nhà đầu tư, giao dich tài chính toàn cầu và là kiến thức bắt buộc phải nắm về Phân Tích Kỹ Thuật
Chỉnh sửa lần cuối:
cái mô hình chữ nhật đầu tiên là zigzag, cái thứ 2 về chu kỳ nhỏ hơn nhìn rõ abcde luôn, cái nêm thứ 3 là abcde, cái mô hình cờ thứ 4 là flat, cái tam giác thứ 6 cũng là abcde, cái cốc thứ 7 không rõ vì không thấy đoạn giá trước đó
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 397 Xem / 37 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,402 Xem / 86 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 121 Xem / 18 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 600 Xem / 46 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên