10 sự kiện lịch sử gây ảnh hưởng nặng nề đến giá trị của đồng đô la (phần 2)

10 sự kiện lịch sử gây ảnh hưởng nặng nề đến giá trị của đồng đô la (phần 2)

10 sự kiện lịch sử gây ảnh hưởng nặng nề đến giá trị của đồng đô la (phần 2)

pipsmaster

Administrator
Đã Xác Nhận
IB Việt Nam
1,528
8,253
Tưởng anh em không hứng thú ai ngờ anh em hứng thú không tưởng, bài “10 sự kiện lịch sử gây ảnh hưởng nặng nề đến giá trị của đồng đô la (phần 1)” đã được nhiều sự ủng hộ. Hôm nay chúng ta lại cùng theo dòng lịch sử. Tiếp tục những sự kiện ảnh hưởng tới giá trị đồng đô la:

4. Sự khởi đầu của Thế chiến II - Chiến tranh thường thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, mặc dù chi phí bỏ ra là không nhỏ

Giai đoạn này biến động của đồng đô la được kích thích bởi chính trị toàn cầu, nền kinh tế trong nước, ngành công nghiệp.

Thật sự thì người Mỹ không mặn mà lắm với Thế chiến II, cũng đúng thôi vì họ đã gánh chịu hậu quả quá nặng nề của Thế chiến I rồi. Phát triển kinh tế, ổn định lòng dân giờ đây là mục tiêu chính của Mỹ với cuộc Đại suy thoái gây ra tỷ lệ thất nghiệp ở mức 15% vào năm 1939, Mỹ không thể đủ khả năng chi tiêu cho một cuộc chiến nữa…Nhưng khi người Nhật tấn công Trân Châu Cảng vào năm 1941, quyết định đi đến tham chiến là điều không tránh khỏi. Kèm theo đó là những tác động lên đồng đô la Mỹ là đáng kể.

10-su-kien-anh-huong-den-tri-gia-dong-do-la-traderviet-2.jpeg

Đầu tiên, một quốc gia trong chiến tranh thường tăng đáng kể sản lượng đạn dược, thực phẩm, hàng hóa lâu bền và các sản phẩm khác cần thiết cho các hoạt động chiến tranh. Điều này làm giảm tỷ lệ thất nghiệp và tăng niềm tin của người tiêu dùng - cả hai yếu tố này giúp tăng cường giá trị đô la.

Niềm tin của người tiêu dùng tăng đáng kể ngay thời điểm Mỹ mới tham gia cuộc chiến và tỷ lệ thất nghiệp đã giảm xuống gần như bằng 0. Cả nước hừng hực khí thế, tiến lên! Tuy nhiên đằng sau sự khí thế vẫn còn điều quan trọng cần lưu ý, đó là một quốc gia trong chiến tranh thường bị các nhà đầu tư nước ngoài rất lo ngại. Trong trường hợp này, đầu tư nước ngoài đã giảm rất nhiều vì Mỹ tham gia Thế chiến II và việc vốn nước ngoài chảy khỏi Hoa Kỳ, gây ảnh hưởng tiêu cực đến giá trị của đồng đô la.

5. Suy thoái của những năm 1980 - Từ tiết kiệm và cho vay đến khủng hoảng dầu mỏ, những năm 80 là thời gian đồng đô la Mỹ mất giá kinh khủng nhất

Giai đoạn này biến động của đồng đô la được kích thích bởi chính trị, nền kinh tế quốc gia nước ngoài, lãi suất

Nhiều nhà kinh tế học và lãnh đạo ngành công nghiệp đương đại khó có thể nhớ được sự biến động của những năm 1980 ở Mỹ. Bởi vì câu chuyện đã xảy ra khoảng 40 năm về trước rồi, hơi xa vời với chúng ta. Khủng hoảng những năm 1980 được đặc trưng bởi những biến động kinh tế nghiêm trọng, những biến động chính trị và lãi suất ngày càng tăng.

10-su-kien-anh-huong-den-tri-gia-dong-do-la-traderviet-3.jpg

Đầu những năm 1980 đã chứng kiến một cuộc suy thoái toàn cầu và Cục dự trữ liên bang Mỹ đã thêm dầu vào lửa bằng cách tăng lãi suất để dập tắt lạm phát cao. Phố Wall bốc hơi 500 tỷ, các cá nhân thì vô tư kí hợp đồng vay thế chấp dưới chuẩn lãi suất 18%, bạn hình dung được 18% nó lỡn cỡ nào khi vay tiền mua nhà không? Hầu hết các khoản vay thế chấp hiện nay trung bình khoảng 4%, nhưng không lâu trước đây chính sách tiền tệ của Mỹ đã đẩy lãi suất cho vay mua nhà lên các tầng cao gần 20%. Đỉnh điểm là tháng 6 năm 1982 là 21,5%.

*Đọc thêm: Những vụ sụp đổ thị trường lớn nhất lịch sử - Wall Street "bốc hơi" 500 tỷ đô năm 1987

Giá trị của đồng đô la Mỹ ngày càng giảm trong thời gian này, khi lạm phát đang tăng không cản nổi và hành động duy nhất mà FED có thể thực hiện là tăng lãi suất. Điều này đúng là giúp kiềm chế lạm phát trong thời kỳ suy thoái nhưng ở một phương diện khác, đó là câu chuyện các ngành công ô tô, ngân hàng và bất động sản, các hành động chính trị đối ngoại, như lệnh cấm vận dầu mỏ của Hoa Kỳ / Iran, gây thêm bất ổn ở Mỹ và tạo ra một tình huống khó khăn cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Điều này tiếp tục cản trở giá trị của đồng đô la Mỹ - mặc dù nó đã tạo ra một sự thay đổi tích cực nhẹ trong cán cân thương mại giữa Hoa Kỳ và các quốc gia khác. Vào giữa những năm 1980, Mỹ bắt đầu thấy ánh sáng ở cuối đường hầm khi tỷ lệ thất nghiệp giảm, lãi suất bình thường hóa và thu nhập của công ty được cải thiện.

6. Bong bóng thị trường chứng khoán những năm 1990 - Dotcom đã thất bại nhanh chóng và đưa Hoa Kỳ vào giai đoạn kinh tế đầy thử thách

Giai đoạn này biến động của đồng đô la được kích thích bởi kinh tế trong nước, bãi bỏ quy địnhđầu cơ

Đầu đến giữa những năm 1990 là một giai đoạn đổi mới tuyệt vời. Khá sớm cụm từ "dot-com" lọt vào từ điển và Internet mở đường cho những thứ thực sự to lớn và mới mẻ. Như nấm mọc sau mưa, sự gia tăng nhanh chóng của các công ty start up Internet và mọi người đổ tiền đầu tư. Buzz!!! Hơn một nửa số công ty start up Internet sụp đổ chỉ sau vài năm. Các nhà đầu tư đã sai lầm khi đánh giá phần lớn giá trị cổ phiếu dựa trên tương lai họ vạch ra mà không dựa trên những gì thực tế họ đang có.

10-su-kien-anh-huong-den-tri-gia-dong-do-la-traderviet-4.jpg

*Đọc thêm: Những vụ sụp đổ thị trường lớn nhất lịch sử - Bong bóng Internet dot dom (2000 - 2002)

Lúc đó giá trị của đồng đô la giảm mạnh. Vàng đã tăng từ 438 đô la / ounce năm 1988 lên 344 đô la / ounce vào năm 1992. Một đô la trị giá khoảng 667 Bảng Anh vào năm 1989, nhưng chỉ trị giá 653 đô la vào năm 1992. Sự suy yếu của đồng đô la đã làm giảm đầu tư nước ngoài, nhưng đã cho phép Mỹ có một vị trí thuận lợi hơn một chút để cân bằng thương mại. Đây là thời điểm mà Hoa Kỳ đã ký một số hiệp định thương mại chủ yếu dựa trên giá trị đồng đô la Mỹ thấp.

(còn nữa)

>> 10 sự kiện lịch sử gây ảnh hưởng nặng nề đến giá trị của đồng đô la (phần 1)

>> Sự khác biệt giữa may mắn và giỏi


 

Giới thiệu sách Trading hay
Bộ sách Giao Dịch Thực Chiến của Trader Chuyên Nghiệp

Bộ sách tổng hợp những phương pháp giao dịch hiệu quả cao của những Trader chuyên nghiệp
Vàng đã tăng từ 438 đô la / ounce năm 1988 lên 344 đô la / ounce vào năm 1992. Một đô la trị giá khoảng 667 Bảng Anh vào năm 1989, nhưng chỉ trị giá 653 đô la vào năm 1992
khúc này mình hơi khó hiểu. Đáng lẽ phải tốn nhiều đô la hơn để mua vàng thì mới gọi là tăng chứ.
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 6 Xem / 1 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 41 Xem / 1 Trả lời
  • lapuma trong Kiến thức Trading - Kinh nghiệm Trading 466 Xem / 21 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 273 Xem / 8 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,037 Xem / 40 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 23,781 Xem / 78 Trả lời
  • forex_vn trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,640 Xem / 12 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 211 Xem / 2 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên