15 Thiên hướng hành vi tồn tại trong trading có thể khiến trader phải trả giá rất đắt!

15 Thiên hướng hành vi tồn tại trong trading có thể khiến trader phải trả giá rất đắt!

15 Thiên hướng hành vi tồn tại trong trading có thể khiến trader phải trả giá rất đắt!

Le Hue Truong

Editor
Trial mod
7,275
32,424
Xin chào cả nhà!

Thiên hướng hành vi đóng một vai trò quan trọng trong giao dịch của bạn. Chúng ảnh hưởng đến cách bạn tham gia và thoát khỏi thị trường. Hiệu suất của bạn cũng sẽ cải thiện nếu bạn biết điều gì đang chống lại mình để có thể đưa ra quyết định khách quan và hợp lý hơn.

Thiên hướng hành vi số #1: Martingale


15-thien-huong-hanh-vi-ton-tai-trong-trading-TraderViet1.jpg


Lý thuyết Martingale dựa vào việc liên tục tăng gấp đôi tiền cược khi bạn thua: thua một lần, bạn nhân đôi tiền cược của bạn; thua lần nữa, bạn lại đặt cược gấp đôi. Đây là cách tiếp cận rủi ro siêu cao.

Lý thuyết này có nguồn gốc từ những tay chơi cờ bạc người Pháp vào thế kỷ 18. Tiền đề ở đây là những ai thua thường xuyên không thể lúc nào cũng thua - về mặt thống kê thì điều đó là không thể. Nhưng không phải ai cũng có nguồn cung vốn vô hạn!

Kẻ thù (đáng kể) của bạn là sự không chắc chắn và các rủi ro về kinh tế, chính trị và quy định. Rủi ro nhiều chỉ để thắng một ít? Bạn nghĩ có đáng không?

Thiên hướng hành vi số #2: Hot Hand (Bàn tay nóng)


15-thien-huong-hanh-vi-ton-tai-trong-trading-TraderViet2.jpg

Đây là quan điểm phi lý khi cho rằng một chuỗi thắng hoặc thua liên tiếp có nghĩa là tay bạn đang "nóng" hoặc "lạnh". Suy nghĩ này nghiễm nhiên tin rằng vì anh trader X nào đó có thể đã thắng nhiều lần liên tiếp, nên anh ta cũng sẽ thắng lần sau.

Đây là thiên hướng nhận thức nguy hiểm và là một quan điểm sai lầm về các khả năng trong hầu hết các điều kiện (cái gọi là "chuỗi chiến thắng" thường dẫn đến thảm hoạ).

Nhìn chung, những kết quả thành công trước đây không ảnh hưởng đến hiệu suất dài hạn.

Thiên hướng hành vi số #3: Lối nguỵ biện của con bạc


15-thien-huong-hanh-vi-ton-tai-trong-trading-TraderViet2.jpg


Còn được biết đến là lối nguỵ biện Monte Carlo, đây là ý tưởng cho rằng tỷ lệ cược thậm chí sẽ còn có thể được khai thác trong điều kiện bình thường.

Hãy nghĩ về quả bóng roulette trong trò cò quay. Nó có thể "tiếp đất" rất nhiều lần trên nền đỏ. Lối nguỵ biện của con bạc dựa trên tiền đề cho rằng quả bóng roulette phải hạ cánh trên nền đen. Nguỵ biện đó sai vì quan niệm sai lầm cho rằng xác suất cố định của một hiện tượng nào đó có thể tăng hay giảm tuỳ theo các sự xuất hiện trước của hiện tượng đó.

Tuy nhiên, vòng quay của quả bóng thì chẳng có trí nhớ và không có mối liên hệ nào với các vòng quay trước đó cả. Cũng giống như trong trading, chúng ta vẫn thường hay ngụy biện cho kết quả của mình dựa trên lịch sử giao dịch, trong khi sự thật thì chúng chẳng liên quan gì cả!

Thiên hướng hành vi số #4: Hiệu ứng mơ hồ


15-thien-huong-hanh-vi-ton-tai-trong-trading-TraderViet4.jpg


Hiệu ứng mơ hồ là khi bạn thích xác suất biết trước của một điều gì đó quen thuộc hơn là lựa chọn thứ hai có ít thông tin về rủi ro hơn.

Trong trường hợp đầu tư, bạn có thể lựa chọn trái phiếu chính phủ đáng tin cậy mà lãi suất vẫn được đảm bảo trước. Hoặc, cơ hội đầu tư vào cổ phiếu ở nơi ít chắc chắn hơn - nhưng có xác suất hợp lý về lợi tức tốt hơn theo thời gian.

Bạn có thông tin đã biết về trái phiếu thay vì thông tin về cổ phiếu. Nhưng đôi khi, sự lựa chọn mơ hồ sẽ tạo ra lợi nhuận tốt hơn.

Thiên hướng hành vi số #5: Bản năng bầy đàn


15-thien-huong-hanh-vi-ton-tai-trong-trading-TraderViet5.jpg


Bản năng tâm lý bầy đàn đặc biệt dễ thấy trong giao dịch và đầu tư.

Chỉ cần có một dòng headline truyền thông nói về những thị trường hoặc công nghệ mới đầy hứa hẹn là dân tình đổ xô vào đó ngày. Thông thường, những "tiếng ồn" của thị trường này sẽ đẩy giá lên mức cao không bền vững. Đó là lý do tại sao nhà đầu tư tỷ phú Warren Buffett đã không đầu tư vào cổ phiếu công nghệ thông tin trong bong bóng công nghệ thảm khốc cuối những năm 1990.

Nói cách khác, đừng để bị lôi kéo vào đám đông, đặc biệt là khi các giá trị cơ bản (fundamental) dường như bị bỏ qua!

Thiên hướng hành vi số #6: Phi logic trong vị thế


15-thien-huong-hanh-vi-ton-tai-trong-trading-TraderViet6.jpg


Thiên hướng hành vi này áp dụng cho nhiều loại tài sản, cốt lõi của nó là sự lo lắng về những tổn thất có thể xảy ra.

Ví dụ, bạn mua vào một cổ phiếu đã tăng giá mạnh. Các nguyên tắc cơ bản trong tương lai vẫn tốt - thu nhập, dòng tiền và mức nợ. Tuy nhiên, bất chấp tất cả, bạn vẫn bán nó vì sợ rằng đà tăng không thể kéo dài.

Trong một chiều hướng ngược lại, bạn từ chối bán một cổ phiếu hoạt động kém vì bạn muốn đợi nó đảo chiều, ngay cả khi các nguyên tắc cơ bản đều không hỗ trợ cho việc phục hồi giá.

Thiên hướng hành vi này thường hình thành từ sự tự tin thái quá - dẫn đến mấu chốt ở đây là hành vi phi logic.

Thiên hướng hành vi số #7: Xác nhận


15-thien-huong-hanh-vi-ton-tai-trong-trading-TraderViet7.png


Thiên hướng xác nhận là khi bạn bỏ qua hoặc lọc ra bất kỳ điều gì không phù hợp với niềm tin hoặc định kiến của bạn. Điều này có thể là mối nguy hiểm khi bạn đang giao dịch.

Một chiến lược để chống lại thiên hướng đó là tích cực tìm kiếm những thông tin mâu thuẫn với quan điểm của chúng ta - và chăm chỉ lắng nghe lý lẽ cũng như sự thật đằng sau chúng là gì.

Thiên hướng hành vi số #8: Giao dịch giống với các vị thế gần đây


15-thien-huong-hanh-vi-ton-tai-trong-trading-TraderViet8.jpg


Đây là khi bạn chỉ tập trung vào các quyết định giao dịch gần đây, hoặc kết quả gần đây nhất, cho dù chúng có thành công hay không.

Nó đồng nghĩa với việc bạn đang từ bỏ logic và một chiến lược giao dịch vững chắc bởi vì bạn đang chạy theo cảm xúc. Chứng "cận thị" này sẽ gia tăng khả năng thua lỗ trong tương lai.

Bạn có thể chống lại thiên hướng này bằng cách tiếp cận với mọi giao dịch như một cú trade mới và luôn nhắc nhở bản thân về các mục tiêu rộng lớn hơn của bạn - điều này thì cần có kỷ luật để duy trì!

Hãy thường xuyên ghi lại các giao dịch và kết quả của bạn, chúng sẽ nhắc nhở bạn về những nền tảng lâu dài mà hệ thống giao dịch của bạn đã được xây dựng và hiệu quả của việc ra quyết định của bạn.

Thiên hướng hành vi số #9: Nhận thức muộn màng


15-thien-huong-hanh-vi-ton-tai-trong-trading-TraderViet9.jpg


Bạn có thể gọi thiên hướng hành vi này là xu hướng đơn giản hoá quá mức. Thiên hướng nhận thức muộn màng tức là bạn sẽ tự động ẩn một số sự kiện nhất định trong tâm trí của mình, giảm bớt tầm quan trọng hoặc sai lệch bản chất thực sự của chúng.

Kết quả là, bạn nghiễm nhiên cho rằng mọi sự việc hoàn toàn có thể dự đoán được. Vấn đề với "nhận thức muộn màng" trong trading là nó có thể bào mòn đi khả năng suy luận về các khả năng trong tương lai của bạn hoặc là sẽ khiến bạn trở nên tự tin thái quá.

Tuy nhiên, quá khứ không bao giờ lặp lại nên việc dự đoán tương lai chưa bao giờ là điều dễ dàng cả!

Thiên hướng hành vi số #10: Mỏ neo


15-thien-huong-hanh-vi-ton-tai-trong-trading-TraderViet10.jpeg


Thiên hướng mỏ neo là khi bạn nhấn mạnh quá mức số tiền bạn phải trả cho một giao dịch. Ví dụ, bạn mua 10 cổ phiếu với giá $10. Giá trị của cổ phiếu nhanh chóng giảm 20%. Nhưng thay vì chấp nhận thua lỗ, bạn lại chờ đợi một sự phục hồi đầy hy vọng vì bạn chưa nhận lại được 100% số tiền của mình, mặc dù giao dịch của bạn chỉ mới cách điểm entry một chút.

Đây là một thiên hướng nguy hiểm bởi chiếc "mỏ neo" của bạn hoàn toàn không liên quan đến phần còn lại của thị trường và nó có thể kéo bạn xuống thua lỗ thậm chí còn lớn hơn.

Thiên hướng hành vi số #11: Chú ý


15-thien-huong-hanh-vi-ton-tai-trong-trading-TraderViet11.jpg


Ở đây, chúng ta đang nói về việc chú ý, nhưng lại không chú ý đến tất cả khả năng và lựa chọn. Tức là bạn có thể chỉ đang tập trung dành thời gian cho một số cổ phiếu, loại tài sản hoặc tiền tệ nhất định, nhưng không phải những cổ phiếu khác cũng có thể có liên quan - vì bất kỳ lý do nào.

Thiên hướng nhận thức này thường liên quan mật thiết đến cảm xúc của bạn vào thời điểm đó. Tuy nhiên, nó sẽ khiến bạn không thể đưa ra quyết định tối ưu qua các lựa chọn thay thế có thể hoạt động tốt hơn!

Thiên hướng hành vi số #12: Phớt lờ xác suất


15-thien-huong-hanh-vi-ton-tai-trong-trading-TraderViet12.jpg


Không cần xem thống kê, chúng ta cũng biết rằng đi tàu hoả sẽ an toàn hơn ở Anh, hay ăn uống không lành mạnh sẽ làm suy giảm sức khoẻ của chúng ta về lâu về dài.

Tuy nhiên, việc bỏ qua xác suất thống kê trong trading có thể dẫn đến kết cục khó lường. Thiên hướng này có thể là do trader không đánh giá được tài sản theo cách định tính - đặc biệt là khi có một mức độ không chắc chắn đáng kể.

Thiên hướng hành vi số #13: Hợp lý hoá sau khi vào lệnh


15-thien-huong-hanh-vi-ton-tai-trong-trading-TraderViet13.png


Đây là việc biện minh cho một vị thế giao dịch mà bạn đã thực hiện, ngay cả khi nó trở nên xấu đi.

Thiên hướng nhận thức này có nghĩa là chúng ta có thể nhớ rất rõ các khía cạnh của quá trình ra quyết định (mặc dù những ký ức này có thể bị bóp méo) và phán đoán của chúng ta về các khả năng bị từ chối tại thời điểm đó.

Ký ức về những "sự hợp lý hoá" trong quá khứ này có thể góp phần vào việc ra quyết định trong tương lai của mình - một điều không được khuyến khích mấy trong trading. Nói cách khác, hãy luôn trung thực về lý do tại sao bạn vào lệnh và học hỏi từ nó nếu đó là một sai lầm!

Thiên hướng hành vi số #14: Ảo ảnh tần số


15-thien-huong-hanh-vi-ton-tai-trong-trading-TraderViet14.jpg


Tuần trước, có lẽ bạn tình cờ gặp được một tài sản nào đó mới có vẻ là một cơ hội giao dịch tốt. Sau đó, vào cuối tuần, cái tên tương tự xuất hiện trên một kênh Youtube nào đó. Mỗi lần lặp lại, nó lại khiến bạn càng vững tin hơn vào khả năng thành công của mình. Bạn đang theo dõi cái tên đó một cách vô thức, ngay cả khi bạn biết rất ít giá trị về tài sản đó.

Đôi khi thiên hướng này được xem là yếu tố trực giác và giao dịch theo trực giác thì lại vô cùng nguy hiểm!

Thiên hướng hành vi số #15: Ác cảm thua lỗ


15-thien-huong-hanh-vi-ton-tai-trong-trading-TraderViet15.png
Thông thường, phản ứng tốt nhất đối với một trade thua là cắt lỗ và thoát lệnh (một phần dường như không thể thiếu trong kế hoạch giao dịch quản lý rủi ro cơ bản của nhiều trader).

Tuy nhiên, thiên hướng ác cảm thua lỗ có thể ngăn bạn làm điều này vì mất mát là một cú sốc (và có thể trầm trọng hơn do đòn bẩy). Thiên hướng nhận thức này bắt nguồn từ một hy vọng về một sự thay đổi cứu vãn tình thế hiện tại.

Về cơ bản, ác cảm thua lỗ tức là không chấp nhận mình thua, trong khi đó lại là điều bình thường, hiển nhiên và không thể tránh khỏi trong trò chơi trading này.

Nguồn: capital

Nếu thấy bài viết này hay và hữu ích thì đừng quên THẢ TIM, SHARE VÀ COMMENT để ủng hộ mình nhiều hơn nữa nhé!! Nice day cả nhà ;););)

:):) Giới thiệu SÁCH MỚI về MÔ HÌNH BIỂU ĐỒ cho anh em: https://bit.ly/mo-hinh-bieu-do-1
[TBODY] [/TBODY]
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Mới Để Giao Dịch Kiếm Sống

Quyển sách của Tiến sỹ Alexander Elder đề cập đến những vấn đề cơ bản và cần thiết nhất với các trader. Sách được đánh giá rất cao trên toàn cầu
Chỉnh sửa lần cuối:

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,007 Xem / 83 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 322 Xem / 21 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,326 Xem / 77 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 219 Xem / 3 Trả lời
  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 109 Xem / 2 Trả lời
  • LuTienSinh trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 135 Xem / 3 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 234 Xem / 9 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên