2 sai lầm lớn trong việc xác định ngưỡng kháng cự hỗ trợ mà rất nhiều trader mắc phải

2 sai lầm lớn trong việc xác định ngưỡng kháng cự hỗ trợ mà rất nhiều trader mắc phải

2 sai lầm lớn trong việc xác định ngưỡng kháng cự hỗ trợ mà rất nhiều trader mắc phải

Phương Thúy

Editor
Trial mod
6,387
29,036
Kháng cự hỗ trợ là một trong những cách thức trader tìm kiếm những vùng giá quan trọng, là những vùng được cho là tồn tại áp lực mua bán mạnh. Có nhiều cách để xác định ngưỡng kháng cự hỗ trợ nhưng hầu như trader đều làm không đúng cách.

Có 2 sai lầm lớn trong việc xác định kháng cự hỗ trợ. Tất nhiên là có nhiều lỗi hơn nhưng có lẽ 2 lỗi này là cơ bản và rõ ràng nhất. Thông qua bài viết này, hy vọng các bạn có thể tránh được những lỗi cơ bản khi vẽ kháng cự hỗ trợ.

Đánh dấu quá nhiều ngưỡng kháng cự hỗ trợ trên biểu đồ của bạn


Bạn cần phải biết được những ngưỡng cản nào thì có giá trị với bạn về mặt hành động giá. Trước khi xác định các ngưỡng kháng cự hỗ trợ bạn cần hỏi những câu hỏi này:
  • Tại sao bạn chọn những vùng giá này?
  • Khi giá chạm vào những ngưỡng mà bạn đã chọn bạn sẽ làm gì?
  • Có phải bạn đang kỳ vọng giá chạm vào ngưỡng cản này và đảo chiều, còn bạn sẽ giao dịch tại đó hay không?
  • Có phải bạn xác định kháng cự hỗ trợ này từ khung thời gian lớn hơn đúng không?
Lưu ý quan trọng: Bạn đừng nên xác định một ngưỡng kháng cự hỗ trợ nào trên biểu đồ của bạn nếu nó không cung cấp giá trị nào về mặt giao dịch.

Hãy nhìn vào biểu đồ EURSD bên dưới, thị trường trong một xu hướng tăng trên D1. Nhưng hiện tại giá đang giảm. Vậy nên, vùng giá mà bạn tìm kiếm nên là vùng mà có khả năng giá sẽ tìm tới và tăng ngược trở lại.

1.png

Bây giờ chúng ta xóa bớt những ngưỡng hỗ trợ kháng cự không cần thiết như bạn có thể thấy ở biểu đồ bên dưới. Lúc này, biểu đồ EURUSD chỉ còn lại 2 ngưỡng cản, và khi giá tiếp cận đến ngưỡng này chúng ta sẽ ra quyết định giao dịch.

2.png
Làm cách nào để chúng ta loại bỏ những ngưỡng hỗ trợ kháng cự không cần thiết?

Trước tiên, hãy đánh dấu những vùng giá gần đây nhất có thể ảnh hưởng đến quyết định giao dịch của bạn trong tương lai gần, thậm chí là hiện tại. Đừng đánh dấu những vùng giá mà căn bản nó sẽ không ảnh hưởng đến quyết định giao dịch của bạn.

Ví dụ có một ngưỡng hỗ trợ trên khung MN và nó chỉ cách giá hiện tại khoảng 100 pip. Bạn thấy rằng tại đó có thể là cơ hội mua tiềm năng.

Nếu bạn xác định ngưỡng kháng cự hỗ trợ trên khung thời gian thấp hơn thì bạn nên dùng chúng để quản lý giao dịch. Những ngưỡng kháng cự hỗ trợ ở khung thời gian lớn có thể được sử dụng để xác định mục tiêu lợi nhuận.

Vậy cho nên, những ngưỡng kháng cựhỗ trợ trên khung thời gian lớn hơn sẽ giúp bạn lọc được nhiều ngưỡng kháng cự hỗ trợ không cần thiết.

Quá cầu toàn trong việc xác định ngưỡng kháng cự hỗ trợ


Không có điều gì hoàn hảo trong trading, và tất nhiên cũng không có ngưỡng kháng cự hỗ trợ nào là hoàn hảo cả.

Tức là:
  • Giá chạm vào vùng đỉnh 2 hoặc 3 lần trong cùng một vùng giá và giảm ngược trở lại hình thành ngưỡng kháng cự hoặc chạm đáy 2, 3 lần và tăng trở lại hình thành ngưỡng hỗ trợ.
  • Và bạn sẽ thấy rằng, giá thường chạm ngưỡng hỗ trợ kháng cự và vượt qua chúng trước khi đảo ngược trở lại.
  • Sẽ có lúc bạn thấy những điểm chạm này chính xác đến hoàn hảo, nhưng những trường hợp như vậy rất ít khi xảy ra. Vậy cho nên việc mong chờ một ngưỡng kháng cự hoàn hảo sẽ khiến bạn lãng phí thời gian và những cơ hội khác.
Không có tiêu chí cụ thể nào trong việc vẽ kháng cự hỗ trợ. Có nhiều trader vẽ hỗ trợ kháng cự theo cách riêng của họ. Tuy nhiên trong bài viết này sẽ chia sẻ cho chúng ta cách vẽ kháng cự hỗ trợ như sau.

Nếu có từ 2 mức hỗ trợ trở lên được hình thành ở các mức giá khác nhau nhưng gần nhau, thì điều bạn cần tìm kiếm là:
  • Đáy thấp nhất và đáy cao nhất trong những mức hỗ trợ đã nói ở trên. Sau đó vẽ ra 2 dòng đi qua 2 đáy này.
  • Đó chính là ngưỡng hỗ trợ chúng ta cần tìm. Chúng là một vùng giá chứ không phải là một mức giá xác định.
  • Giá có thể tìm đến ngưỡng hỗ trợ mà chúng ta đã xác định, và rất có thể giá sẽ bật lên từ đó. Đó cũng là vùng giá mà chúng ta chờ để thực hiện lệnh mua.
3.png

Trong biểu đồ trên, hãy lưu ý rằng:
  • 1 là đáy cao nhất
  • 2 là đáy thấp nhất
2 đường này là ngưỡng hỗ trợ chúng ta cần tìm và theo dõi để thực hiện giao dịch. Và như vậy giá đã đi vào lại ngưỡng hỗ trợ này và bật lên trở lại.

Hi vọng bài viết này phần nào giúp anh em trader tránh được những lỗi cơ bản khi vẽ các ngưỡng kháng cự hỗ trợ.

Trích nguồn: swing-trading-strategies
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Thực Chiến Hiệu Suất Cao Của Nhà Quán Quân Giao Dịch Tài Chính

Sách hướng dẫn phương pháp giao dịch hiệu suất cao của tác giả Robert Miner, người đã từng nhiều lần vô địch và đạt thứ hạng cao tại các cuộc thi trading toàn thế giới
em không dùng thuật ngữ hỗ trỡ và kháng cự. Em gọi chung là cản.
Đơn giản cản xác định bằng cách vẽ line sao cho giá chạm và bật lại nhiều nhất có thể.Nhưng cái quan trọng là ta vẽ cản ra để làm gì? và khi giá đến vùng cản thì ta nghĩ gì?
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 803 Xem / 45 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 185 Xem / 6 Trả lời
  • nlinh trong Lập trình MQL - Expert Advisor - Indicator 13,905 Xem / 14 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 218 Xem / 19 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,442 Xem / 86 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên