20 cạm bẫy trader BUỘC PHẢI TRÁNH nếu không muốn TIỀN MẤT TẬT MANG (Phần 1)

20 cạm bẫy trader BUỘC PHẢI TRÁNH nếu không muốn TIỀN MẤT TẬT MANG (Phần 1)

20 cạm bẫy trader BUỘC PHẢI TRÁNH nếu không muốn TIỀN MẤT TẬT MANG (Phần 1)

Le Hue Truong

Editor
Trial mod
7,275
32,426
Xin chào cả nhà!

Với sự phát triển của Internet và thị trường tài chính ngày càng trở nên phức tạp, những chiêu trò lừa đảo đầu tư hiện nay phải nói là vô kể, khiến không ít người phải rơi vào thảm cảnh đầy đau xót.

Để giúp anh em cảnh giác và không rơi vào những trường hợp tiền mất tật mang như vậy, sau đây sẽ là 20 cạm bẫy phổ biến nhất mà trader buộc phải tránh!

(Vì bài này hơi dài nên Phần 1 mình chỉ đi qua 10 cạm bẫy trước nhé!)

Cạm bẫy số #1: Hệ thống Ponzi


Hệ thống Ponzi liên quan đến một kế hoạch sử dụng tiền của các nhà đầu tư mới để tài trợ lợi nhuận của các nhà đầu tư hiện tại. Cuối cùng, khi tiền hết, toàn bộ hoạt động sẽ sáng tỏ.

20-cam-bay-trader-buoc-phai-tranh-TraderViet1.jpg

Khi nghĩ về kế hoạch Ponzi, người đầu tiên bạn nghĩ đến có lẽ sẽ là Bernie Madoff, nhưng thực ra, kế hoạch Ponzi phổ biến hơn những gì bạn có thể hình dung. Gần đây, đã có không ít trường hợp xảy ra trên thị trường Forex.

Các dấu hiệu cảnh báo Ponzi cần chú ý:
  • Lợi nhuận tốt đến khó tin.
  • Hầu như không có giao dịch thua lỗ nào.
  • Thời gian đầu tư bị khoá trong một giai đoạn dài (chẳng hạn: bạn không thể rút tiền của mình cho đến vài năm trôi qua).

Cạm bẫy số #2: Cổ phiếu penny


Theo SEC, cổ phiếu của bất kỳ công ty nào giao dịch với giá dưới $5 đều được xem là cổ phiếu penny. Những cổ phiếu này thường có rủi ro cao vì thiếu thanh khoản, spread rộng hoặc không được công bố thông tin không đầy đủ.

20-cam-bay-trader-buoc-phai-tranh-TraderViet2.jpg


Do thiếu tính thanh khoản và giám sát, cổ phiếu penny có thể là mảnh đất màu mỡ cho các âm mưu hoạt động của những kẻ lừa đảo đầu tư như các vụ scam chạy trước (front running) hoặc quảng bá cổ phiếu (pump and dump).

Không phải mọi cổ phiếu penny đều là lừa đảo, một số cổ phiếu vẫn là những công ty hợp pháp có tiềm năng. Vì thế, khó khăn đối với các nhà đầu tư là giải mã xem cái nào tốt và cái nào xấu sau lớp vỏ cổ phiếu penny.

Các dấu hiệu cảnh báo cổ phiếu penny "rởm" cần chú ý:
  • Lợi nhuận tốt đến khó tin.
  • Các công ty thường xuyên thực hiện các chương trình quảng bá cổ phiếu.
  • Các công ty không được giám sát hoặc không công bố báo cáo tài chính.
  • Marketing thổi phồng những thực chất không có gì đáng kể.

Cạm bẫy số #3: Lừa đảo Boiler Room


20-cam-bay-trader-buoc-phai-tranh-TraderViet3.jpg


Các vụ lừa đảo Boiler Room có thể được chứng kiến trong các bộ phim nổi tiếng như "Boiler Room" và "Wolf of Wall Street". Thông thường, nó đề cập đến hoạt động của các nhân viên sales sử dụng các thủ thuật "dơ bẩn" để bán các khoản đầu tư kém như cổ phiếu penny (hoặc chỉ là khoản đầu tư trong tưởng tượng) cho các nhà đầu tư ít hiểu biết.

Các dấu hiệu cảnh báo lừa đảo Boiler Room cần chú ý:
  • Nhân viên sales cố gắng thuyết phục bạn đầu tư qua điện thoại.
  • Chiến thuật bán hàng áp lực cao - cơ hội "có hạn".
  • Broker không được cấp phép, các công ty đặt trụ sở ở nước ngoài.
  • Lợi nhuận tốt đến khó tin.

Cạm bẫy số #4: Lừa đảo bản tin


Những kẻ vận hành lừa đảo bản tin thường gửi báo cáo/ email đầu tư đến một nhóm nhiều người với hy vọng rằng, ít nhất một số người sẽ thấy mức lợi nhuận đáng kinh ngạc và sau đó quyết định bỏ tiền vào dịch vụ của họ.

20-cam-bay-trader-buoc-phai-tranh-TraderViet4.jpg

Nó hoạt động như thế này: nhà điều hành sẽ gửi một email tới 20.000 người, nhưng một nửa trong số đó sẽ được khuyến nghị Mua, một nửa còn lại được khuyến nghị Bán.

Khi có kết quả, một nửa mục tiêu sẽ thắng và một nửa sẽ thua. Sau đó, nhà điều hành sẽ gửi thêm 10.000 email khác (với 2 khuyến nghị), nhưng chỉ cho những người đã thắng cuộc.

Sau đó, 5.000 người thắng trong số 10.000 người được gửi email sẽ tiếp tục nhận được 2 khuyến nghị Mua và Bán. Cứ thế, chu kỳ này sẽ lặp lại.

Tuỳ thuộc vào quy mô của hoạt động, sẽ có lúc, một số ít người nhận được nhiều khuyến nghị đúng liên tiếp và họ sẽ là đối tượng được nhắm đến yêu cầu đăng ký dịch vụ trả phí. Và tất nhiên, ngay sau khi họ đăng ký dịch vụ, họ sẽ mất tiền cho những lời khuyên ngẫu nhiên này. Đây là một trò lừa đảo đã diễn ra từ thời của Jesse Livermore.

Các dấu hiệu cảnh báo lừa đảo bản tin cần chú ý:
  • Bản tin kém danh tiếng hoặc thiếu lịch sử.
  • Cỡ mẫu nhỏ về kết quả đầu tư.
  • Chiến lược giao dịch thiếu uy tín.
  • Lợi nhuận tốt đến khó tin.

Cạm bẫy số #5: Lừa đảo giao dịch demo


Một cạm bẫy khác cần chú ý là các dịch vụ từ các demo trader - những người không trade tiền thật mà thay vào đó, thực hiện tất cả tín hiệu của họ trên tài khoản giao dịch demo.

20-cam-bay-trader-buoc-phai-tranh-TraderViet5.jpeg


Vấn đề khi tuân theo những kiểu trader này là giao dịch của họ không đi theo các điều kiện giao dịch thực sự. Kết quả giao dịch demo thường không tính đến spread, phí, hoa hồng, slippage (trượt giá) và các yếu tố khác. Những yếu tố này có thể dễ dàng phá huỷ lợi nhuận của một demo trader.

Thông thường, các demo trader sẽ sử dụng kết quả giao dịch demo của họ để thuyết phục những nạn nhân "ngây thơ" đăng ký dịch vụ hoặc bản tin của họ.

Các dấu hiệu cảnh báo lừa đảo giao dịch demo cần chú ý:
  • Thiếu kết quả đã được xác minh hoặc kiểm toán.
  • Thiếu chi phí hoa hồng hoặc slippage trong kết quả giao dịch.
  • Lợi nhuận tốt đến khó tin.

Cạm bẫy số #6: Broker không trung thực


20-cam-bay-trader-buoc-phai-tranh-TraderViet6.png


Có rất nhiều trường hợp gian lận xuất phát từ các broker và nhà cung cấp nền tảng giao dịch không trung thực. Trong quá khứ, các broker lừa đảo đã thao túng giá và spread, ngăn khách hàng rút tiền, đánh cắp vốn và vô số trò gian lận khác.

Các dấu hiệu cảnh báo broker lừa đảo cần chú ý:
  • Điều kiện tài chính kém của broker.
  • Không được quản lý, thiếu thông tin và lịch sử về công ty.
  • Các broker nằm ở nước ngoài hoặc thiên đường thuế.

Cạm bẫy số #7: Kẻ bán dầu rắn (snake oil salesmen)


Như đã nói, Internet khiến việc lừa đảo đầu tư trở nên dễ dàng hơn rất nhiều và vì vậy, bạn cần phải cảnh giác với những "kẻ bán dầu rắn" - những người có tài thuyết phục rất quyến rũ.

20-cam-bay-trader-buoc-phai-tranh-TraderViet7.jpg


Những kẻ lừa đảo đầu tư thường sẽ hét to về hiệu suất của họ và cố gắng dụ dỗ bạn bằng những hình ảnh về sự giàu có vật chất.

Những trader và cố vấn giao dịch giỏi nhất thường không khoe khoang như vậy. Họ không có trang web hào nhoáng hoặc hàng nghìn người theo dõi trên Twitter vì họ quá bận rộn với công việc của mình. Họ cũng không biết hét lên về tất cả số tiền họ vừa kiếm được vì họ biết rằng, họ có thể mất nó nhanh chóng.

Các dấu hiệu cảnh báo kẻ lừa đảo đầu tư cần chú ý:
  • Những người thuyết phục bằng phản ứng cảm xúc hơn là chi tiết hoá nội dung đằng sau một sản phẩm.
  • Chủ yếu đăng tải về của cải vậy chất thông qua các phương tiện truyền thông xã hội như Instagram.
  • Các nhà tiếp thị luôn nắm bắt được "điều quan trọng tiếp theo".
  • Những tuyên bố/ từ ngữ bất thường trên mạng.
  • Lợi nhuận tốt đến khó tin.

Cạm bẫy số #8: Hệ thống và chỉ báo giao dịch Hộp Đen


20-cam-bay-trader-buoc-phai-tranh-TraderViet8.jpg


Một hệ thống giao dịch có thể kiếm tiền trong quá khứ không có nghĩa là nó sẽ tiếp tục hoạt động như vậy trong tương lai. Hơn nữa, là một system trader, bạn không bao giờ có thể tự tin 100% vào bất kỳ chiến lược giao dịch nào, bởi vì tương lai không bao giờ biết trước được.

Tuy nhiên, Internet có đầy rẫy các hệ thống giao dịch không có bất kỳ cảnh báo nào như vậy, thay vào đó là hứa hẹn lợi nhuận khủng với ít rủi ro.

Vẫn có những chiến lược giao dịch có lợi nhuận, nhưng phải nói là rất ít và xa vời. Vì thế, các trader luôn nên test trước khi bỏ tiền thật vào hệ thống hay chỉ báo nào nhé!

Các dấu hiệu cảnh báo hệ thống và chỉ báo giao dịch Hộp Đen cần chú ý:
  • Đường cong vốn dốc lên với rất ít lần sụt giảm.
  • Tỷ lệ phần trăm chiến thắng và ngưỡng drawdown phi thực tế.
  • Thiếu thông tin về các quy tắc và mã nguồn.
  • Lợi nhuận tốt đến khó tin.

Cạm bẫy số #9: Expert Advisors


20-cam-bay-trader-buoc-phai-tranh-TraderViet9.jpg

Hay còn gọi là EA, về mặt kỹ thuật, không khác gì một hệ thống giao dịch. Các con EA chủ yếu được sử dụng trong thế giới Forex và được sử dụng song song với MT4 để giao dịch tiền tệ trên các khung thời gian ngắn.

Mặc dù vẫn có những EA có lợi nhuận ngoài kia, nhưng đại đa số đều là những hệ thống thua lỗ sau khi trừ đi phí hoa hồng. Tuy vậy, có rất nhiều kẻ lừa đảo tuyên bố sẽ làm giàu từ các phương pháp của họ và marketing chúng một cách trắng trợn trên Internet.

Các dấu hiệu cảnh báo EA lừa đảo cần chú ý:
  • Đường cong vốn dốc lên với rất ít lần sụt giảm.
  • Tỷ lệ phần trăm chiến thắng và ngưỡng drawdown phi thực tế.
  • Thiếu thông tin về các quy tắc và mã nguồn.
  • Lợi nhuận tốt đến khó tin.

Cạm bẫy số #10: Trang web giao dịch sao chép


20-cam-bay-trader-buoc-phai-tranh-TraderViet10.png

Trong thời gian gần đây, đã có sự bùng nổ của các trang web và dịch vụ sao chép giao dịch, cho phép bất kỳ ai theo dõi giao dịch của người khác và thậm chí tự động giao dịch theo tín hiệu của họ.

Tuy vẫn có một số ít các trader giỏi trên các trang này, nhưng nhìn chung, việc chọn ra đúng người để sao chép là rất khó giữa vô vàn trader thua lỗ và những kẻ lừa đảo.

Vấn đề lớn với các trang web này là các trader nằm trong top bảng xếp hạng thường leo lên nhờ may mắn, hoặc thông qua quản lý rủi ro khéo léo. Nếu bạn có một cơ sở dữ liệu đủ lớn về các trader thì chắc chắn, sẽ có một số người chiến thắng và họ trông sẽ đủ thuyết phục đối với người mới bắt đầu.

Các trader thiếu kinh nghiệm thường bám vào những người chiến thắng (thay vì tìm kiếm các trader có lợi nhuận nhất quán) và rồi, chẳng may nếu họ mất tiền thì chắc chắn trader sẽ bị cháy tài khoản.

Các dấu hiệu cảnh báo giao dịch sao chép cần lưu ý:
  • Những người dẫn đầu có đường cong vốn phi thực tế và lịch sử kết quả chỉ trong ngắn hạn.
  • Những người dẫn đầu sử dụng phương pháp giao dịch thiếu hiểu biết như định cỡ vị thế theo Martingale và grid trading.
  • Các dịch vụ hứa hẹn thu được lợi nhuận dễ dàng, mà dường như tốt đến khó tin.
--------------------------------​

Mình tạm kết Phần 1 tại đây, hy vọng qua bài viết này, anh em sẽ cảnh giác hơn trước những cạm bẫy đáng gờm trong thế giới trading này nhé!

Happy and Safe Trading!


Nguồn: decodingmarkets
Đừng quên THẢ TIM, SHARE VÀ COMMENT để ủng hộ mình nhiều hơn nữa nhé!! Nice day cả nhà ;););)
 

Giới thiệu sách Trading hay
Giao Dịch Với Phân Tích Liên Thị Trường

Quyển sách cung cấp cách thức giao dịch như các tổ chức tài chính chuyên nghiệp, thông qua việc khám phá bức tranh chung, những tác động trong sự kết nối tổng thể thị trường
Chỉnh sửa lần cuối:

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,602 Xem / 80 Trả lời
  • TraderViet News trong Chuyện bên lề 241 Xem / 1 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 446 Xem / 24 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,134 Xem / 83 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 337 Xem / 3 Trả lời
  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 121 Xem / 2 Trả lời
  • LuTienSinh trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 198 Xem / 3 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên