3 kỹ thuật đánh giá sức mạnh của xu hướng bằng Price Action

3 kỹ thuật đánh giá sức mạnh của xu hướng bằng Price Action

3 kỹ thuật đánh giá sức mạnh của xu hướng bằng Price Action

Nhật Hoài

Active Member
9,576
59,533
Xu hướng là bạn thì chưa đủ, xu hướng phải có SỨC MẠNH mới là người bạn tốt. Vì vào 1 xu hướng không đủ mạnh, anh em hoặc may mắn thì hoà vốn, không thì buy đỉnh sell đáy.

Hôm nay Hoài sẽ chia sẻ với anh em 3 kỹ thuật đánh giá sức mạnh của xu hướng trên biểu đồ trần trụi, chỉ dùng Price Action. Anh em hoàn toàn có thể sử dụng các indicator xu hướng để đánh giá sức mạnh, như ADX, Bollinger Bands, Keltner Channel, vẫn rất tốt. Nhưng do không thích làm rối biểu đồ nên Hoài xài chart trần trụi để đánh giá thôi.

Sức mạnh xu hướng - Dấu hiệu cơ bản của 1 xu hướng


Cái này chúng ta đã nói nhiều, nhưng người ta vẫn hay bị bối rối khi xác định xu hướng trên biểu đồ chỉ toàn nến, cuối cùng lại phải thêm 1 đường MA vào để xác định. Chi vậy anh em? Tự những cây nến đã cho ta quá nhiều thông tin rồi.

suc-manh-xu-huong-price-action-traderviet1.jpg

Các đỉnh cao hơn nối tiếp đáy cao hơn là dấu hiệu của xu hướng tăng; các đỉnh thấp hơn nối tiếp đáy thấp hơn là dấu hiệu xu hướng giảm.

Dễ lắm anh em! Ta sẽ vận dụng khái niệm các đỉnh đáy cao hơn thấp hơn này để đánh giá sức mạnh của xu hướng luôn.

Sức mạnh xu hướng - Các đỉnh đáy đã kể toàn bộ câu chuyện


Anh em hãy quan sát vị trí của các đỉnh đáy (swing high và swing low) trong xu hướng hiện tại.

Con GBPUSD sau đây là ví dụ sự đơn giản của việc xác định sự biến chuyển của xu hướng chỉ bằng cách quan sát các đỉnh đáy:

suc-manh-xu-huong-price-action-traderviet10.png

Để ý swing high đầu tiên thấp hơn swing high trước đó, là dấu hiệu xu hướng tăng đã yếu đi. Nhưng chỉ tới khi xuất hiện 1 swing low thấp hơn, ta có thể kỳ vọng xu hướng tăng đang đảo chiều sang giảm, mặc dù ta chưa thể xác nhận là nó đã đảo chiều.

Xu hướng tăng này chỉ đảo chiều khi giá cắt xuống và đóng cửa dưới swing low dẫn tới đỉnh cao nhất, như thế này:

suc-manh-xu-huong-price-action-traderviet10.png

Rõ ràng khi giá chưa xác nhận đảo chiều sang giảm, ta đã đoán trước được là xu hướng tăng đã bị yếu đi rồi, chỉ bằng cách quan sát các đỉnh đáy trên chart.

Sức mạnh xu hướng - Thêm yếu tố thời gian vào


Thời gian là 1 trục trong 2 trục của biểu đồ giá, vậy thật thiếu sót khi ta bỏ đi yếu tố thời gian khi phân tích sức mạnh của xu hướng.

suc-manh-xu-huong-price-action-traderviet9.jpg

Biểu đồ trên cho thấy 1 xu hướng tăng đang rất tôn trọng đường trendline bên dưới, nhưng Khoảng Cách giữa mỗi lần giá test trendline ngày càng ngắn đi.

Khoảng thời gian giữa mỗi lần retest của giá càng ngắn, xu hướng ngày càng bị kéo dãn và dễ bị đuối sức, và kết cục thường sẽ là thế này:

suc-manh-xu-huong-price-action-traderviet8.jpg

Lời giải thích rất đơn giản: đó là do lượng cầu ngày càng yếu đi, khiến cho thời gian kéo dài của mỗi sóng đẩy (sóng tăng) càng ngắn lại, tức nghĩa thời gian giữa mỗi lần retest của giá sẽ ngày càng nhanh hơn. Ví dụ thế này:

suc-manh-xu-huong-price-action-traderviet7.png

Để ý khoảng thời gian retest trendline tăng của EURUSD ngày càng bị rút ngắn lại, cho tới khi xu hướng đảo chiều. Cú break trendline này dẫn tới 1 sóng giảm bá cháy hơn 3000 pip suốt 44 tuần tiếp theo:

suc-manh-xu-huong-price-action-traderviet6.png

Sức mạnh xu hướng - Để ý các vùng giằng co


Vùng giằng co là khi giá mắc kẹt tại 1 mức quan trọng nào đó. Đây là kỹ thuật kết hợp 2 kỹ thuật trước đó lại, rất là bá đạo.

Ý tưởng là quan sát cách market phản ứng tại 1 vùng hỗ trợ hay kháng cự trong 1 khoảng thời gian nhất định, thường là vài ngày hoặc 1 tuần giao dịch trên khung thời gian ngày.

Nếu market bắt đầu giằng co, hoặc tại 1 cục giá tại vùng đó, khả năng cao là nó sẽ phá vỡ được vùng giá đó và đảo chiều:

suc-manh-xu-huong-price-action-traderviet5.jpg

ví dụ AUDJPY khung tuần:

suc-manh-xu-huong-price-action-traderviet4.png

Giá giằng co tại vùng hỗ trợ sau đó phá xuống, phá luôn xu hướng tăng.

AUDUSD H1:

suc-manh-xu-huong-price-action-traderviet3.png

Anh em thấy giá test trendline rất ư là đẹp, với 3 lần chạm bật. Nhưng tới lần thứ 4 thì giá không chạm rồi bật ngay lên, mà lại hình thành 1 cục giá dồn nén tại trendline. Không khó để đoán được là market sẽ phá trendline và đảo chiều sang giảm.

Ví dụ khác, AUDUSD H4:

suc-manh-xu-huong-price-action-traderviet2.png

À quên, dạng đảo chiều như thế này anh em có thể gặp rất nhiều trên tất cả khung thời gian, không chỉ là ngày hay tuần nhé anh em. Để ý trên chart AU H4, giá test trendline 3 lần đầu và bật lên rất nhanh, chạm rồi bật lên ngay tức khắc. Nhưng lần thứ 4, nó hình thành 1 vùng giằng co, và kết quả là break down!

Trên đây là vài cách xác định sức mạnh xu hướng bằng Price Action, anh em thấy hay thì THẢ TIM, và COMMENT bên dưới để Hoài tag vào các bài Price Action sau nhé! Xin Cảm Ơn!

Nguồn dailypriceaction
 

Giới thiệu sách Trading hay
Thực Hành Phân tích Fibonacci

Tác giả sách là cựu trader quản lý quỹ kiêm học giả CMT. Sách đoạt giải và được xuất bản bởi Bloomberg Press. Sách khái quát từ cơ bản đến chuyên sâu về FIbonacci Trading
Cám ơn @Nhật Hoài. Nhân tiện hỏi luôn 2 trường hợp sóng tăng như hình vẽ thì trường hợp nào sóng tăng mạnh và bền vũng hơn. Tks
View attachment 105906
Theo mình thì TH1 sóng tăng mạnh hơn. Mạnh thể hiện ở chỗ giá hồi rất ít và nhanh chóng có lực cầu đẩy lên.
TH2 sóng tăng sẽ bền hơn, vì ít FOMO hơn và đà tăng chậm rãi thì sẽ kéo dài lâu hơn.
 
Cám ơn @Nhật Hoài. Nhân tiện hỏi luôn 2 trường hợp sóng tăng như hình vẽ thì trường hợp nào sóng tăng mạnh và bền vũng hơn. Tks
View attachment 105906
Mình mạn phép nêu ý kiến của mình: không phải mạnh hơn hay không mà sóng A là sóng tăng an toàn hơn, chứng tỏ vùng S&R đủ khoẻ. sóng B chứng tỏ phe mua chưa đủ mạnh để đẩy giá lên khỏi vùng S&R trước đó( mua ở A mạnh 10 thì mua ở B chỉ mạnh cỡ 6 mà thôi) và sóng B thì kì vọng sẽ có 1 cú hồi về hay quay đầu ở kháng cự tiếp theo. Em nghĩ có gì không đúng mong các bác chia sẽ.
 
Số 1 mạnh nhưng không bền vững
Số 2 bền vững nhưng không mạnh
Nếu chọn để trade thì em sẽ chọn số 2 anh ạ
Mình cũng nghĩ như vậy, tuy nhiên thực tế số 1 có vẻ xảy ra nhiều hơn và cũng dễ xác định hơn vì có đường hỗ trợ rõ ràng (có thể lệch 1 vài pip), số 2 thì không biết khi nào giá sẽ quay đầu khi giá đi vào vùng điều chỉnh.
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,602 Xem / 80 Trả lời
  • TraderViet News trong Chuyện bên lề 241 Xem / 1 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 446 Xem / 24 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,134 Xem / 83 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 337 Xem / 3 Trả lời
  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 121 Xem / 2 Trả lời
  • LuTienSinh trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 198 Xem / 3 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên