3 Sai Lầm Về Tác Động Của Việc Mua Lại Cổ Phiếu

3 Sai Lầm Về Tác Động Của Việc Mua Lại Cổ Phiếu

3 Sai Lầm Về Tác Động Của Việc Mua Lại Cổ Phiếu

GKFXPrime Official

Active Member
372
22
Từ năm ngoái, xu hướng mua lại cổ phiếu trở nên rầm rộ trong giới doanh nghiệp Hoa Kỳ. Điều này khiến các nhà đầu tư lo sợ rằng sự đi lên của thị trường chứng khoán ở thời điểm hiện tại chủ yếu là do ham muốn mua lại cổ phiếu của các công ty.
20190814-barrons-Vu-Thu-Trang3myths-Image.jpg


Hồi phục nhờ hoạt động mua lại cổ phiếu nghe dường như chóng vánh, nhưng có thể điều này không đúng bởi các công ty đều có những lý do thích đáng để mua lại cổ phiếu của mình.
Mua lại cổ phiếu là một cách hiệu quả mà các công ty sử dụng để phân phối lợi nhuận cho các cổ đông của mình. Nó giúp giảm tổng số cổ phiếu đang lưu hành và có khả năng đẩy giá cổ phiếu đi lên nếu cầu vượt xa cung. Lợi nhuận được phân chia trên cơ sở hẹp hơn, do đó thu nhập trên mỗi cổ phiếu tăng lên và các công ty trông có vẻ hấp dẫn hơn.

Giống bất kỳ đặc điểm nào khác của cổ phiếu, việc mua lại cổ phiếu có thể được xem như là một “yếu tố”. Các công ty có thể vận dụng nó một cách có hệ thống để có được lợi nhuận đánh bại thị trường trong dài hạn.

Từ tháng 1/1995 đến cuối tháng 7 vừa qua, chỉ số S&P 500 Buyback – theo dõi 100 cổ phiếu hàng đầu với tỷ lệ mua lại cao nhất và tổng giá trị mua lại lớn nhất so với giá trị vốn hóa thị trường – có lợi nhuận hàng năm là 13%. Lợi nhuận hàng năm của S&P 500 là khoảng 10%.

Không chỉ các cổ phiếu vốn hóa lớn như những cổ phiếu thuộc S&P 500 mới có hiệu suất cao như vậy. Kể từ năm 1996, chỉ số NASDAQ US BuyBack Achievers – bao gồm tất cả các cổ phiếu giảm hơn 5% số lượng cổ phiếu trong 12 tháng qua – tăng 11% mỗi năm, đánh bại Russell 3000 (một chỉ số bao gồm các công ty nhỏ, vừa và lớn) với hơn 2 điểm phần trăm.

Tuy nhiên, cường độ mua lại trong vài năm qua quá cao khiến nhiều người quan ngại. Có ba vấn đề lớn khiến họ băn khoăn, nhưng hãy nhìn vào từng vấn đề này để xem có gì bất ổn.
Đầu tiên, những người chỉ trích hoạt động này cho rằng mua lại thể hiện tư duy ngắn hạn. Lý do được đưa ra là hoạt động này khiến các công ty tiêu hết số tiền mặt mà đáng ra họ nên dùng thể chi cho hoạt động đổi mới và đầu tư. Giá trị mua lại cao nếu xét trên khía cạnh giá trị tuyệt đối. Tuy nhiên, một báo cáo gần đây của JPMorgan cho thấy, giá trị mua lại ở mức 2% vốn hóa thị trường S&P 500 phù hợp với mức trung bình 15 năm của chỉ số này.

Nói cách khác, khối lượng mua lại tăng lên là do các công ty đang kiếm được nhiều tiền hơn. Điều này đẩy giá cổ phiếu và giá trị vốn hóa thị trường lên cao. Ngoài ra, các công ty này sử dụng số tiền được trả lại sau cuộc cải tổ thuế năm 2017 để mua lại cổ phiếu.

Việc mua lại cổ phiếu không hề ảnh hưởng gì đến chi phí vốn của họ. Vốn đầu tư và chi cho nghiên cứu và phát triển của các công ty thuộc S&P 500 tăng hơn 10% trong Q4/2018 và dự kiến sẽ tăng với tốc độ tương đương trong năm nay.

Mối quan ngại thứ hai đó là thị trường chứng khoán tiếp tục đạt mức cao kỷ lục, do đó các công ty phải mua cổ phiếu của chính mình với mức giá đắt đỏ – đây không hẳn là cách sử dụng vốn hiệu quả nhất. Sự thật là, dù giá mua lại cao hơn mức trung bình lịch sử, chúng vẫn rẻ hơn so với thị trường chung.

Các cổ phiếu trong quỹ ETF Invesco BuyBack Achievers hiện có mức giá gấp 13,3 lần thu nhập dự phóng, so với 17,6 lần của Russell 3000.
Mua với giá rẻ không hẳn sẽ đem đến lợi nhuận cao hơn, theo Mark Diver, một chiến lược gia định lượng tại Bernstein. Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, các công ty mua lại cổ phiếu với giá thấp bị tụt lại phía sau những công ty mua lại cổ phiếu với mức giá cao hơn. Đó là những gì Diver tiết lộ trong một báo cáo nghiên cứu được công bố hồi tháng 7.

Trading-Desk.jpg


Xét cho cùng, định giá cổ phiếu nằm trong mắt của người yêu thích nó. Một công ty đi đến quyết định mua lại cổ phiếu khi công ty đó nghĩ rằng cổ phiếu của mình mang lại giá trị tốt hơn so với các cơ hội đầu tư khác ở thời điểm hiện tại.

Hoạt động mua lại cổ phiếu cho thấy giá trị của cổ phiếu từ góc độ quản lý”, ông Nick Nick Kalivas, chiến lược gia cổ phiếu cao cấp của Invesco ETFs, nói với Barronith trong một cuộc phỏng vấn. “Đây là một cách khác để đầu tư vào giá trị mà không cần phải phụ thuộc vào việc phân tích các hệ số tài chính”.

Các thước đo giá trị truyền thống như giá/thu nhập và giá/doanh số có thể “bỏ lỡ” những công ty có triển vọng tăng trưởng mạnh, Kalivas nói. Mặt khác, các công ty có tỷ lệ mua lại cao thường gắn với chất lượng và tăng trưởng cao, cụ thể là ROE và tăng trưởng tự thân tốt hơn, và quan trọng nhất là tạo ra dòng tiền tự do, theo Bernstein.

Nợ là nỗi lo thứ ba. Nghiên cứu gần đây của Goldman Sachs cho thấy các công ty Hoa Kỳ đang có xu hướng giảm số dư tiền mặt và vay nợ để phục vụ hoạt động chi tiêu vốn và mua lại cổ phiếu. Khi tăng trưởng thu nhập ít nhiều bị đình trệ trong Q2, xu hướng này có thể sẽ tiếp diễn hoặc thậm chí mạnh lên, đặc biệt là trong bối cảnh Cục Dự trữ Liên bang hạ lãi suất vào hôm thứ Tư vừa qua.

Hiện giờ, các nhà đầu tư dường như không bận tâm về vấn đề này. Theo phân tích của Diver, các công ty gánh thêm nợ trước khi mua lại cổ phiếu chưa hề phải trả giá vì điều này kể từ năm 2000. Lợi nhuận của những công ty này tương đương mức lợi nhuận của các công ty có ít nợ hơn.
Kể từ đầu tháng 6, các công ty có bảng cân đối kế toán yếu hơn thậm chí còn vượt trội so với những công ty mắc nợ ít hơn, theo nghiên cứu của Goldman.

Có thể trong thời đại lãi suất giảm hoặc thấp – nét đặc trưng trong giai đoạn sau năm 2000, các nhà đầu tư trở nên hoài nghi về sự khác biệt giữa những công ty gánh nhiều nợ hơn để phục vụ cho các kế hoạch mua lại cổ phiếu và các công ty khác”, ông Diver viết.

Tuy nhiên, một cách an toàn hơn để đặt cược vào những cổ phiếu được mua lại nhiều là tránh những cái tên có khoản nợ lớn và chuyển hướng tập trung sang những cổ phiếu có dòng tiền tự do lành mạnh hơn. Diver đưa ra một danh sách các cổ phiếu phù hợp với các tiêu chí đó, bao gồm Electronic Arts (EA), Lowe’s (LOW), Allergan (AGN) và Boeing (BA).

Xét trên khía cạnh rộng hơn, quỹ ETF Invesco BuyBack Achievers trị giá 1,2 tỷ USD và quỹ SPDR S&P 500 Buyback (SPYB) trị giá 20 triệu USD vượt xa S&P 500 từ đầu năm cho đến nay với mức lợi nhuận lần lượt 21,9% và 19,8%.

 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Mới Để Giao Dịch Kiếm Sống

Quyển sách của Tiến sỹ Alexander Elder đề cập đến những vấn đề cơ bản và cần thiết nhất với các trader. Sách được đánh giá rất cao trên toàn cầu

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 30 Xem / 13 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 162 Xem / 5 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,365 Xem / 85 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 248 Xem / 13 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,107 Xem / 41 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên