3 Thị trường không phải ngoại hối nhưng anh em trade ngoại hối phải quan tâm

3 Thị trường không phải ngoại hối nhưng anh em trade ngoại hối phải quan tâm

3 Thị trường không phải ngoại hối nhưng anh em trade ngoại hối phải quan tâm

pipsmaster

Administrator
Đã Xác Nhận
IB Việt Nam
1,528
8,253
Có thể anh em không quan tâm nhưng sự thật là tất cả các thị trường toàn cầu đều liên quan đến nhau, nhưng mà chúng ta thì không đủ điều kiện để theo dõi hết. Vậy nói riêng trong Forex, chúng ta cần quan tâm đến những thị trường liên quan nào? Rõ ràng là lãi suất. Khi lãi suất cao hơn ở một quốc gia, nó tốt cho tiền tệ nước đó bởi vì tiền chảy vào quốc gia đó để được trả mức lãi suất cao hơn. Nhưng lãi suất thường không thay đổi thường xuyên và dễ theo dõi.

Ngoài lãi suất thì cũng có các thị trường quan trọng khác để theo dõi mỗi ngày vì chúng ảnh hưởng đến biến động trong tiền tệ.

[B]Dầu thô (Crude Oil)[/B]


Dầu thô là thứ vật chất quyền lực trên toàn thế giới và không có gì ngạc nhiên khi giá dầu ảnh hưởng đến tỉ giá tiền tệ thế giới. Đặc biệt chú ý đến các nước phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu và xuất khẩu dầu.


Cặp tiền tệ nhạy cảm nhất với biến động của dầu là CAD / JPY. Lý do là nền kinh tế của Canada phụ thuộc rất nhiều vào xuất khẩu dầu mỏ và Nhật Bản nhập khẩu gần như tất cả dầu mỏ họ sử dụng.

Khi dầu trở nên đắt đỏ, điều đó tốt cho nền kinh tế Canada và xấu cho nền kinh tế Nhật Bản và cặp CAD / JPY tăng giá. Khi giá dầu giảm, tác dụng ngược lại. Rộng hơn nữa, CAD và JPY lại liên quan tới các cặp tiền tệ khác vì vậy ảnh hưởng lên toàn bộ thị trường ngoại hối là có, nhưng không nhiều như với CAD / JPY.

[B]Vàng[/B]


Vàng được coi là một nơi trú ẩn an toàn khi mọi thứ bắt đầu phát điên và không thể kiểm soát trên thị trường tài chính. Giá vàng cũng có ảnh hưởng đến các quốc gia xuất khẩu và nhập khẩu vàng. Đặc biệt lưu ý là Úc, một trong những nước xuất khẩu vàng lớn nhất trên thế giới.


Xu hướng giá vàng hiện hành là thứ bạn chắc chắn nên quan tâm khi giao dịch một cặp liên quan đến đồng đô la Úc. Hãy nhớ rằng khi AUD được liệt kê trước trong cặp tiền tệ, chẳng hạn như AUD / JPY thì một động thái tăng giá vàng, thì khả năng cao sẽ tương đương một xu hướng tăng trên cặp tiền tệ này. Nếu AUD đứng sau trong cặp tiền tệ, như trong cặp EUR / AUD, xu hướng tăng giá vàng sẽ là xu hướng giảm trong cặp tiền và ngược lại.

[B]Thị trường chứng khoán Mỹ[/B]


Xem giá cổ phiếu của Mỹ cũng cung cấp cho bạn một số manh mối về hướng thị trường ngoại hối. Khái niệm chung là khi chứng khoán Mỹ đang tốt, thu hút sự quan tâm từ các nhà đầu tư nước ngoài, nghiễm nhiên nhiều người chuyển đổi tiền tệ của họ sang đô la Mỹ để mua chứng khoán Mỹ, đó là tốt cho đồng đô la Mỹ. Ngược lại, khi chứng khoán Mỹ không tốt, nhà đầu tư nước ngoài bán cổ phiếu của họ, gây áp lực giảm giá đối với đồng đô la Mỹ.


Vì vậy, hãy ghi nhớ điều này, khi giao dịch cặp USD. Sự tương quan có thể không cao, nhưng hãy theo dõi các xu hướng dài trên thị trường chứng khoán Mỹ. Xu hướng càng mạnh thì càng có nhiều tiền nước ngoài bắt đầu di chuyển vào hoặc ra khỏi đô la Mỹ.

Có thể có tương quan tương tự với các thị trường chứng khoán khác, chẳng hạn như ở Anh, do đó, thực hiện một số nghiên cứu và quan sát để xem cách chúng di chuyển tương quan với nhau.

Hãy nhớ rằng giao dịch không phải là một môn khoa học chính xác. Bạn cần phải thực hiện các phân tích cho riêng mình trong điều kiện thị trường thực tế và rút ra kết luận của riêng bạn. Nhìn chung chúng ảnh hưởng đến thị trường, nhưng cũng có nhiều yếu tố khác nữa ảnh hưởng đến giá của một cặp tiền tệ.

 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Wyckoff Hiện Đại - Kỹ thuật Nhận diện Xu hướng Thị trường Tiềm năng

Phương pháp Wyckoff là một phương pháp price action kinh điển và đem lại thành công cho nhiều trader. Phương pháp này là nền tảng của nhiều phương pháp trading nổi tiếng khác
Nếu hiểu một cách hệ thống hơn, thì Trader cần nắm được thị trường Forex phục vụ cho dòng tiền thanh toán của các thị trường cơ sở khác qua cán cân vãng lai (xuất nhập khẩu, dịch vụ và du lịch, kiều hối + thu nhập từ đầu tư) và cán cân vốn (các giao dịch về tài sản xuyên quốc gia như bất động sản, trái phiếu, cổ phiếu và tiền tệ). Về chức năng, thị trg Forex có 3 yếu tố quan trọng: chức năng thanh toán, chức năng dự trữ và chức năng trading, đầu cơ.

Các quốc gia như Nhật, Trung Quốc thường có thặng dư về cán cân vãng lai lớn (tích luỹ từ xuất nhập khẩu) nên họ sẽ có xu hướng phá giá đồng nội địa để tạo cạnh tranh xuất khẩu. Tiền tích luỹ nội địa do đó sẽ đổ vào các thị trường vốn đặc biệt ở Mỹ, các quốc gia này mua tài sản của Mỹ và Dollar để tăng dự trữ ngoại hối, và điều đó sẽ giúp họ kiểm soát tỷ giá hối đoái flexible hơn. Ví dụ, nếu CNY và JPY tăng quá mạnh so với USD thì PBOC và BOJ có thể can thiệp mua USD và bán CNY, JPY ra thị trường.

Mỹ là quốc gia thâm hụt về cán cân vãng lai, nên họ phải bù đắp bằng việc thặng dư ở cán cân vốn. Do đó 1 lượng tiền khổng lồ trên thế giới đổ vào mua tài sản của Mỹ (mua TPCP, TPDN, Equity, bds của Mỹ). Trung Quốc và Nhật là 2 chủ nợ lớn nhất của Mỹ.

Tiêu đề của chủ thớt liên quan đến Intermarket, nơi diễn ra các hoạt động về thị trường vốn và thị trường tài chính có ảnh hưởng nhanh nhất tới tỷ giá. Ở đây có 4 cấu phần: Thị trường Trái phiếu, Cổ phiếu, hàng hoá và thị trường tiền tệ. Nếu phân chia theo tính chất tài sản, người ta thường chia làm 2 loại: Risk Asset (Stock, Commodities), Haven Asset (Government Bond, Gold). Tại 1 thời điểm, dòng tiền sẽ thường chạy từ Risk sang Haven và ngược lại tuỳ theo Risk Appetite của thị trường. Ví dụ, chúng ta thường thấy khi chứng khoán giảm thì Bond Yield thường giảm (Bond Yield ngược với giá bond), tức là dòng tiền có thể chạy từ chứng khoán sang tài sản trú ẩn là Gov Bond và Gold. Ở 1 ví dụ khác, chênh lệch lợi suất TPCP của Mỹ và Đức đang tăng lên, tức là chi phí cơ hội nắm giữ tài sản có giá của Mỹ đang tốt hơn Đức, nhà đầu tư có thể bán Bond Đức chuyển sang mua bond Mỹ, và điều này tạo ra 1 flows Short EURUSD (bản thân Trader Big Boyz sẽ nhìn thấy điều này và short trading trước khách hàng).

Có 1 điều mọi người hay bị hiểu nhầm. Đối với Risk Asset thì bản chất là các thị trường chứng khoán thường có độ tương đồng thuận, người ta chia làm 2 loại: DM (Developed Market) và EM (Emerging Market). Thế giới hiện nay được kiểm soát bởi các tập đoàn đa quốc gia (MNCs), và các đồng tiền chính đều tự do chuyển đổi. Vậy thì thị trường Dowjones, SP500, Nikkei, DAX đều cùng 1 side (chứ k phải tiền chạy từ thị trường chứng khoán Mỹ sang Nhật hay Đức). Sự khác biệt là các cổ phiếu lớn nhất thường được niêm yết ở thị trường Mỹ. Còn các thị trường như EM là khi Risk appetite tăng cao, người ta có xu hướng đi đầu tư rủi ro hơn ở các nước đang phát triển - tìn kiếm lợi suất cao hơn. Năm nay Trade War khiến Risk appetite giảm và dòng tiền chạy bớt từ EM sang DM. Đối với các quốc gia EM, outflows FDI, FII sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tỷ giá của các nước này. Dollar năm nay mạnh lên vì tiền rót vào EM đều là USD, và tiền rút khỏi EM tức là investor phải bán local currency và mua USD.

Thường thì trước 1 cuộc khủng hoảng, lợi suất TPCP sẽ đảo chiều trước Stock và Commodities Market, vì thị trường lãi suất bao h cũng nhạy cảm hơn.

Rõ ràng lãi suất khác nhau tại các quốc gia là 1 yếu tố chủ đạo để xác định tỷ giá. Vì nó liên quan đến hoạt động carry trade. Ví dụ Nhật có lãi suất cơ bản 0%, Mỹ 2.25%. Các tổ chức sẽ có xu hướng vay JPY của các bank của Nhật để đi đầu tư vào thị trường chứng khoán, tài sản có giá của Mỹ, Úc (lợi suất cao), hay đầu cơ mua 1 đồng tiền khác có lợi suất cao. Ví dụ vay JPY, short JPY mua Usd (nắm giữ 1 năm lãi khoảng 2% do chênh lệch lợi suất 2 đồng tiền), sau đó lại đầu tư vào US Treasury hoặc Us Equity để tìm kiếm lợi suất cao hơn, đây là nghiệp vụ kép. Vậy khi chứng khoán sập, nhà đầu tư phải bán chứng khoán, đóng trạng thái và mua lại JPY để tất toán các khoản nợ ban đầu, hiệu ứng Short Covering này làm cho JPY tăng giá - và người ta gọi JPY là Haven currency.

AUDJPY là thước đo rủi ro thị trường, vì người ta thường Short JPY Long AUD và đầu tư kép cho carry trade.
Aussie còn chịu biến động mạnh của quặng sắt, đồng và vàng (Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Úc nên sức khoẻ China cũng ảnh hg trực tiếp tới đồng AUD). Trong khi Kiwi chịu tác động mạnh bởi giá sữa và nông sản, Loonie thì Oil, mà commodities thường có độ tương đồng chung, nên dòng Commodities Currencies (AUD, NZD, CAD) có độ tương đồng cao.

CADJPY là cặp tiền có độ tương đồng thuận với giá Oil như chủ thớt nói. Tuy nhiên năm nay xu hướng cặp tiền này còn phụ thuộc nhiều Key Driver khác như Nafta, BOC tightening process, BOJ changing QE or not...

Có 1 điều khá thú vị là tỷ lệ Gold/Oil sẽ thường phản ứng ngược chiều với thị trường chứng khoán, và tương đồng thuận với chỉ số VIX.

Và có 1 ví dụ thực tế là có những lúc tài sản toàn cầu bị bán tháo (chứng khoán toàn cầu giảm, giá trái phiếu giảm-lợi suất trái phiếu tăng, vàng giảm, oil giảm). Theo các bạn cái gì sẽ tăng khi Global Asset sell off? Câu trả lời là USD. Vì điều này xảy ra khi thị trường lo ngại Fed sẽ tăng lãi suất nhanh hơn dự kiến, stock sell off vì lo ngại chi phí đi vay tăng, bond sell off do lo ngại lợi suất trái phiếu tăng, và commodities giảm vì Dollar mạnh lên (commodities giao dịch bằng dollar, nên mối quan hệ này thường ngược chiều). Đây là case điển hình của năm nay, chứ k phải là chứng khoán Mỹ giảm thì Dollar sẽ giảm. Khi tất cả tài sản toàn cầu sell-off thì mọi người sẽ convert sang Dollar vì kỳ vọng lãi suất của USD tăng.
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 44 Xem / 13 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 221 Xem / 29 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 594 Xem / 46 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 307 Xem / 2 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên