4 chiến lược Price Action, giúp trader phát hiện sự kết thúc của một con sóng hồi (Pullback)!

4 chiến lược Price Action, giúp trader phát hiện sự kết thúc của một con sóng hồi (Pullback)!

4 chiến lược Price Action, giúp trader phát hiện sự kết thúc của một con sóng hồi (Pullback)!

Phương Thúy

Editor
Trial mod
6,387
29,036
Giao dịch theo sóng hồi có vẻ là khởi đầu tốt cho những trader nào mói tham gia vào thị trường. Giao dịch theo sóng hồi nhấn mạnh việc bạn tôn trọng xu hướng hiện tại và tìm ra những giao dịch mà tại đó rủi ro của bạn là thấp nhất. Nền tảng của việc tìm kiếm các thiết lập trong cú hồi giá có liên quan đến việc dự doán và định lượng sức mạnh của một cú hồi.

Trong bài viết này, tác giả chia sẻ cho chúng ta 4 chiến lược giao dịch theo sóng hồi bằng cách phân tích hành động giá.

Chiến lược #1: Chân sóng hồi thứ 2


Al Brooks đã trình bày về chân sóng hồi thứ 2 trong cuốn sách hướng dẫn giao dịch theo hành động giá của mình.

Ở đây, chúng ta sẽ sử dụng hợp lưu của chân sóng hồi thứ 2 và đường trung bình động (MA). Chúng ta cần xác định thị trường đang tạo sóng hồi với 2 chân sóng khác nhau và tiến dần về đường trung bình. Xem biểu đồ dưới đây:

chiến-lược-giao-dịch-theo-sóng-hồi-traderviet.jpg

Chiến lược này hoạt động tốt trong hầu hết các xu hướng, ngoại trừ những xu hướng di chuyển quá mạnh. Bởi vì các cú hồi một chân sóng mới thường xuất hiện nhiều ở những xu hướng mạnh như vậy.

Như vậy chúng ta có thể sử dụng dường MA để có thể phát hiện thời điểm mà có thể một con sóng hồi sẽ kết thúc từ đó lên chiến lược giao dịch theo xu hướng hiện tại.

Chiến lược #2: Trendlines + Đường kênh giá


Trendline là một trong những công cụ mà hầu hết trader theo trường phái price action nào cũng cần dùng. Nếu bạn cũng sử dụng trendline và đường kênh giá, thì chúng ta hoàn toàn có thể tìm kiếm những cú hồi giá về 2 công cụ này.

Và muốn dùng tốt chiến lược này, anh em lưu ý rằng, chúng ta cân vẽ đúng trendline hoặc đường kênh giá nhé. Hãy xem ví dụ dưới đây:

chiến-lược-giao-dịch-theo-sóng-hồi-traderviet-1.jpg

Đường xu hướng giúp làm nổi bật xu hướng của thị trường hiện tại. Và đường kênh giá giúp ta tìm ra sự kết thúc của cú hồi.

Chiến lược #3: Cú hồi với 3 nến


Cú hồi với 3 chân sóng là chiến lược đơn giản nhất trong bài viết này. Chúng ta dễ dàng phát hiện và rất gần với hành động giá. Chúng ta cần tìm kiếm ba nến liên tiếp đi ngược lại với xu hướng.
Có ba mô hình nến được chỉ ra trong biểu đồ trên. Tuy nhiên, nếu bạn xem xét chúng một cách cẩn thận, bạn sẽ thấy mỗi một mô hình đang diễn tả những hành động giá khác nhau.

chiến-lược-giao-dịch-theo-sóng-hồi-traderviet-2.jpg

(Ví dụ như 3 nến đầu tiên được tạo thành từ những cây nến giống như nến doji và đó không phải là một cú hồi với 3 nến lý tưởng mà chúng ta cần, tuy nhiên nó lại ở ngay vị trí vùng giằng co trước đó nên nó khiến cho nó trỏe thành một setup có thể giao dịch tốt).

Hai trường hợp còn lại các bạn cũng thấy đó, là 2 setup khá đẹp với 3 nến trong cú hồi trong xu hướng tăng.

Chiến lược #4: Lý thuyết Trendline theo John Hill


John Hill đã đưa ra một phương pháp đơn giản để tìm ra những cú hồi yếu trong xu hướng. Bằng cách vẽ hai đường xu hướng, nó sẽ làm nổi bật lên loại cú hồi giá mà bạn có thể sẽ muốn giao dịch. Như hình dưới đây:

chiến-lược-giao-dịch-theo-sóng-hồi-traderviet-3.jpg

Chiến lược này cho thấy cách sử dụng độ dốc của các đường xu hướng làm cơ sở để thiết kế một phương thức giao dịch. Ngay cả khi bạn không sử dụng, thì nó vẫn đáng để nghiên cứu.

Nếu anh em nào quan tâm về Lý thuyết về các đường trendline của John Hill, thì hãy để lại comment, bài viết tiếp theo mình sẽ viết một bài khách về chiến lược này nhé.

KẾT LUẬN


Đối với bất kỳ chiến lược giao dịch theo cú hồi nào, việc theo dõi xu hướng thị trường luôn là việc làm rất quan trọng. Nhận đúng xu hướng và bạn sẽ có được thành công lớn hơn nhiều so với việc đi tìm các thiết lập theo chân sóng hồi.

Nếu bạn tự tin rằng thị trường đang có xu hướng, tại sao bạn không thể tham gia thị trường ở bất cứ thời điểm nào?

Vâng, bạn có thể. Nhưng bạn có thể sẽ cần một mức dừng lỗ đủ lớn để tính trường hợp thị trường xuất hiện những cú hồi sâu. Và nó sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ rủi ro và lợi nhuận (RR) của bạn. Do đó, nó không hẳn sẽ mang lại lợi nhuận cho bất kì chiến lược nào của bạn.

Những cách trên có thể giúp bạn xác định nơi cú hồi có thể kết thúc, từ đó bạn có thể tinh chỉnh chiến lược và tỷ lệ RR sao cho hợp lý.

Hi vọng bài viết hữu ích với mọi người nhé. Nếu bạn nào thích bài viết kiểu này thì để lại comment, bài viết sau mình tag tên vào nhé. Many Thanks. <3

Trích nguồn: TSR
 

Giới thiệu sách Trading hay
Các Phương Pháp Price Action Kinh Điển

Bộ sách tổng hợp các phương pháp Price Action truyền thống và hiện đại, với các hướng dẫn cụ thể và dễ áp dụng cho nhà giao dịch

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 991 Xem / 53 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 257 Xem / 20 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 260 Xem / 7 Trả lời
  • nlinh trong Lập trình MQL - Expert Advisor - Indicator 13,908 Xem / 14 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,444 Xem / 86 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên