4 ví dụ chi tiết và trực quan về cách giao dịch với mô hình nến Pinbar kinh điển!

4 ví dụ chi tiết và trực quan về cách giao dịch với mô hình nến Pinbar kinh điển!

4 ví dụ chi tiết và trực quan về cách giao dịch với mô hình nến Pinbar kinh điển!

Phương Thúy

Editor
Trial mod
6,374
29,010
Pinbar là một trong những mô hình nến phổ biến nhiều trader sử dụng. Pinbar rất dễ nhận biết và có thể giao dịch hiệu quả trong cấu trúc hỗ trợkháng cự của thị trường.

Tâm lý giao dịch đằng sau nến pinbar:



PinBarExample-705x396.png

Nhìn vào hình trên bạn có thể thấy, giá phá vỡ ngưỡng kháng cự kích hoạt các lệnh chờ mua breakout ngưỡng kháng cự đó. Tuy nhiên giá chững lại và quay trở ngược lại bên trong ngưỡng kháng cự khiến những trader chờ mua rơi vào tình huống bất lợi. Thường những trader bị mắc kẹt như vậy sẽ trở nên lo lắng và xem xét lại vị thế mua của mình. Cũng chính vì vậy mà nến pinbar được hình thành thể hiện áp lực bán xuống từ thị trường. Các bạn có thể tư duy ngược lại với ngưỡng hỗ trợ.

Tuy nhiên nếu bạn chỉ dùng độc mỗi pinbar cho việc giao dịch của mình thì e rằng nó chưa đủ để trader thực hiện giao dịch mà cần nhiều yếu tố khác hỗ trợ. Cùng xem một vài ví dụ về cách giao dịch với nến pinbar nhé.

Tuy nhiên bạn cần lưu ý đến cấu trúc của nến pinbar bao gồm những điều kiện sau:
  • Bóng nến trên của pinbar giảm chiếm ít nhất 2/3 toàn bộ nến.
  • Bóng nến dưới của pinbar tăng chiếm ít nhất là 2/3 nến.
  • Không nên chú trọng quá vào thân nến.

Ví dụ về giao dịch với nến pinbar


Ví dụ 1: Pinbar nằm ở cú hồi 50%

Giao dịch với pinbar, bạn cần xác định ngưỡng hỗ trợkháng cự. Hãy nhìn vào hình bên dưới:

PinBarWith50PercentRetracementExample-939x526.jpg

  1. Đây là biểu đồ H4 của cặp USDJPY, tác giả sử sụng SMA 200 để xác định xu hướng của thị trường. Hiện tại giá đang trong xu hướng giảm.
  2. Đây là điểm kết thúc của cú hồi sâu đầu tiên. Đó là một cú hồi tốt đáng để chúng ta xem xét giá hồi ở mức 50%.
  3. Pinbar này được hình thành rất đẹp với bóng nến trên dài, thân nến nhỏ. Đây cũng là vị trí giá hồi 50% như một ngưỡng kháng cự từ chối giá nhanh chóng.
  4. Pinbar tăng đầu tiên xuất hiện sau lệnh bán xuống hoạt động hiệu quả như một tín hiệu lệnh. Tuy nhiên, bạn không nên quá kỳ vọng vào tín hiệu thoát lệnh này. Còn nhiều cách để bạn có thể thoát lệnh khác để có được lợi nhuận.
Có 2 hành động giá nữa bạn cần chú ý tới đó là:
  • Nến pinbar giảm là một nến outside bar trong trường hợp này, đây là một tín hiệu từ chối giá mạnh.
  • Vùng được khoanh tròn có nhiều vùng giằng co trong đó. Đó là vùng giá quan trọng. Cho nên chúng ta nên chú ý đến những cú breakout từ khu vực giá này.
Ví dụ 2: mô hình cốc và tay cầm kết hợp nến pinbar

Biểu đồ khung D1 của cổ phiếu AT&T cho thấy nến pinbar bắt đầu xu hướng giảm:

Pinocchio-Bar-Winning-Trade-750x396.png

  1. Theo sau xu hướng tăng trước đó là mô hình cốc và tay cầm. Đó là một mô hình tiếp diễn xu hướng.
  2. Tuy nhiên, mô hình này đã thất bại nhanh chóng với một nến pinbar phía trên mô hình và đóng cửa bên dưới ngưỡng kháng cự.
  3. Sau khi pinbar cho tín hiệu bán, thị trường đã cố gắng tăng lên nhiều lần nhưng đã thất bại.
Ví dụ 3: Nến pinbar tăng tại cuối phiên giao dịch (giao dịch thua lỗ)

Đây là biểu đồ M5 E-mini của Nasdaq 100:

Pinocchio-Bar-Losing-Trade-750x396.png

  1. Sau vùng giằng co kéo dài, giá đã giảm mạnh và dừng ở mức giá thấp nhất nhất trong phiên giao dịch cuối cùng với mô hình đảo chiều gồm 2 nến.
  2. Nến pinbar là lần retest thứ hai về mức thấp của phiên trước đó. Đây là một cơ hội giao dịch chấp nhận được. Tuy nhiên, giao dịch này bị dừng lỗ nhanh chóng.
  3. Sau khi nến pinbar hình thành, thị trường cũng tăng lên một chút sau đó, chứng tỏ cũng có áp lực mua tồn tại nhưng nó không đủ lớn để đẩy thị trường tiếp tục tăng lên. Và giá giảm ngay sau đó.
Ví dụ 4: Tận dụng nến pinbar thất bại

PinBarFailures-939x526.jpg

  1. Ví dụ này cho thấy một cách giao dịch khác với nến pinbar. Khi người mới giao dịch, họ chưa hiểu đủ sâu về nến pinbar, khi nhìn thấy chúng họ rất phấn khích và tham gia giao dịch mà quên đi xu hướng của thị trường. Bạn có thể tận dụng những thất bại của họ để tìm kiếm cơ hội giao dịch theo xu hướng.
  2. Thị trường đang trong xu hướng tăng tốt, giá nằm trên EMA 20.
  3. Các nến pinbar giảm được hình thành khi thị trường tạo đỉnh mới. Thay vì bạn bán ra tại đây thì tốt nhất hãy chờ thêm tín hiệu.
Nếu giá không giảm theo sau đó, các trader bán xuống sẽ bị mắc kẹt. Sử dụng điểm thoát lệnh của họ để bạn tham gia giao dịch theo xu hướng. Các trường hợp trong ví dụ này đều thất bại và cho tín hiệu mua lên tốt.

Ở trên ví dụ 3 cũng có một cơ hội tương tự như vậy, các bạn kiếm thử xem có thấy không ạ?

Hi vọng bài viết hữu ích với các anh em trên diễn đàn nhé.

Trích nguồn: TSR
 

Đính kèm

  • PinBarWith50PercentRetracementExample-939x526.jpg
    PinBarWith50PercentRetracementExample-939x526.jpg
    95 KB · Xem: 4

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Wyckoff Hiện Đại - Kỹ thuật Nhận diện Xu hướng Thị trường Tiềm năng

Phương pháp Wyckoff là một phương pháp price action kinh điển và đem lại thành công cho nhiều trader. Phương pháp này là nền tảng của nhiều phương pháp trading nổi tiếng khác

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 153 Xem / 7 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 239 Xem / 24 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 438 Xem / 12 Trả lời
  • lapuma trong Kiến thức Trading - Kinh nghiệm Trading 328 Xem / 13 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,423 Xem / 53 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên