5 Báo cáo kinh tế ảnh hưởng đến đồng Euro

5 Báo cáo kinh tế ảnh hưởng đến đồng Euro

5 Báo cáo kinh tế ảnh hưởng đến đồng Euro

pipsmaster

Administrator
Đã Xác Nhận
IB Việt Nam
1,528
8,253
Với kinh nghiệm cá nhân của tôi thì thấy rằng để giao dịch các cặp tiền có liên quan đến đồng Euro, cần theo dõi các sự kiện có tác động lớn đến đồng Euro, nhưng đây chắc chắn là một nhiệm vụ cực kì khó khăn. Với 17 quốc gia thành viên và tổng GDP trên 15,3 nghìn tỷ Euro năm 2017, bạn nên theo dõi báo cáo kinh tế nào? Có hàng trăm báo cáo kinh tế được công bố ở khu vực đồng Euro mỗi năm liên quan đến thị trường ngoại hối, chỉ có một số ít mà bạn nên quan tâm theo dõi.

5-bao-cao-kinh-te-anh-huong-den-dong-euro-traderviet-2.png

Liên minh châu Âu có 17 thành viên nhưng ít nước đủ lớn để tạo ra các báo cáo kinh tế thực sự ảnh hưởng đến tiền tệ. Đức, Pháp, Ý và Tây Ban Nha cùng nhau chiếm hơn 3/4 tổng GDP của khu vực đồng Euro và những quốc gia này sẽ là một nơi tốt để bắt đầu nghiên cứu báo cáo. Đặc biệt, các báo cáo kinh tế đến từ Đức và Pháp có xu hướng được các nhà giao dịch quan tâm nhiều hơn các quốc gia khác.

Các lĩnh vực chính mà tôi sẽ xem xét là: chính sách tiền tệ, giá cả, báo cáo niềm tin và cảm tính, GDP và cán cân thanh toán.

1. Giá và lạm phát

Báo cáo tập trung vào: CPI lõi của Eurozone, CPI của Đức, CPI của Pháp

Lạm phát là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tất cả các loại tiền tệ, bao gồm cả đồng Euro. Nhìn chung, các nước có mức lạm phát cao so với các nước khác thường sẽ giảm giá đồng tiền của họ để giá hàng hóa giữa các nước vẫn tương đối bằng nhau. Ngoài ra, lạm phát cao hơn dự kiến sẽ dẫn đến việc ngân hàng trung ương tăng lãi suất để chế ngự lạm phát.

Các chỉ số đo lường chính của lạm phát trong khu vực đồng Euro là chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Chỉ số này tính toán giá của một rổ hàng hóa mà một hộ gia đình trung bình có khả năng mua. Các nhà giao dịch thường tuân theo CPI lõi, đó là tính CPI bình thường, không bao gồm giá năng lượng và thực phẩm.

Giá năng lượng và thực phẩm có xu hướng biến động và có thể bị ảnh hưởng lớn bởi sự mất cân bằng cung cầu tạm thời, cũng như các yếu tố ngẫu nhiên bên ngoài như thời tiết, cũng thể bóp méo số liệu CPI.

Các bản báo cáo CPI Flash Estimate và German Preliminary CPI được phát hành khoảng hai tuần trước khi CPI của Euro được phát hành. Vì vậy, bạn nên theo dõi các chỉ số và mô hình lạm phát khác nhau trên nhiều khu vực, đặc biệt là các báo cáo CPI từ Đức và Pháp.

2. Báo cáo Niềm tin và Cảm tính

Một cách khác để đánh giá điều kiện kinh tế trong khu vực đồng Euro là xem xét các báo cáo Niềm tin và cảm tính. Một trong những báo cáo cảm tính được theo dõi rộng rãi nhất là Khảo sát ZEW của Đức, được Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Châu Âu công bố hàng tháng. Cuộc khảo sát yêu cầu lấy mẫu lên tới 350 chuyên gia tài chính.

5-bao-cao-kinh-te-anh-huong-den-dong-euro-traderviet-3.png

Các câu trả lời của bảng hỏi chỉ có các đáp án: Tốt, không thay đổi, xấu. Cấu trúc đơn giản này cho phép Khảo sát ZEW phản ánh rõ ràng liệu các chuyên gia và nhà phân tích đang lạc quan hay bi quan về nền kinh tế trong trung hạn. Như với hầu hết các chỉ số chính, các nhà phân tích sẽ đưa ra dự báo về những gì họ mong đợi.

3. Chính sách tiền tệ

Báo cáo tập trung vào: Công bố về tỷ giá của Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) và Hội nghị báo chí

Mọi loại tiền tệ đều bị ảnh hưởng bởi chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương tương ứng. Đối với đồng Euro, đó là Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và các quyết định liên quan đến lãi suất của ECB có thể có tác động đáng kể đến đồng Euro. Nói chung, các cuộc họp báo của ECB đều là những tin tức quan trọng nhất. Cấu trúc của thông cáo báo chí gồm hai phần: Phần 1 là Công bố thông tin, Phần 2 là đặt câu hỏi và trả lời. Phần 2 thường là phần gây ra biến động trên thị trường.

5-bao-cao-kinh-te-anh-huong-den-dong-euro-traderviet-4.png

Cuộc họp báo là chìa khóa, bởi vì nó có thể đưa ra những manh mối về việc Chủ tịch ECB kỳ vọng nền kinh tế sẽ đi đến đâu. Nếu ngôn ngữ của Chủ tịch ECB xuất hiện từ "hawkish", có nghĩa là ông có vẻ lo lắng về lạm phát, điều này có thể dẫn đến tăng lãi suất trong tương lai, đó là tốt cho đồng Euro. Ngoài ra, nếu ngôn ngữ xuất hiện từ "dovish", có nghĩa là ông tin rằng lạm phát trong tương lai có thể giảm, thì lai ít có khả năng tăng lãi suất trong tương lai.

4. GDP / Tăng trưởng kinh tế

Báo cáo tập trung vào: GDP khu vực châu Âu

Yếu tố tiếp theo có ảnh hưởng đáng kể đến đồng Euro là sản lượng kinh tế chung của khu vực đồng Euro. Sự tăng trưởng kinh tế và sức khỏe của một nền kinh tế thường được đo bằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP), là một thước đo định kỳ về giá trị của tổng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong khu vực đồng Euro. Nhìn chung, tăng trưởng GDP là một dấu hiệu cho thấy nền kinh tế khỏe mạnh, điều này là tích cực cho đồng tiền.

GDP Eurozone là một báo cáo hàng quý do Eurostat chuẩn bị và công bố khoảng hai tháng sau khi kết thúc quý. Thực tế thì bản báo cáo này khá là không kịp thời và vì các nhà phân tích có một số phương pháp riêng để đánh giá sức mạnh của nền kinh tế nên GDP thường được dự đoán trước. Tuy nhiên, báo cáo này vẫn là chính thức và đáng tin cậy nhất.

5. Số dư thanh toán

Báo cáo tập trung vào: Số dư thương mại của khu vực Eurozone, Tài khoản vãng lai của Đức, Tài khoản vãng lai của Pháp

Tài khoản vảng lai hiện tại là một trong ba tài khoản tạo nên số dư thanh toán cho một quốc gia (hai tài khoản còn lại là tài khoản tài chính và tài khoản vốn). Báo cáo này đo lường cách một quốc gia tương tác với các quốc gia khác liên quan đến cán cân thương mại, thanh toán thu nhập và các khoản thanh toán khác.

Báo cáo tài khoản vãng lai là báo cáo hàng tháng, thường là trong tuần thứ hai của mỗi tháng. Khi giải thích báo cáo này, tài khoản vãng lai thặng dư có nghĩa là có nhiều vốn chảy vào trong nước hơn là xuất khẩu của quốc gia, điều này là tích cực cho tiền tệ. Điều này xảy ra khi xuất khẩu vượt nhập khẩu. Thâm hụt tài khoản vãng lai có nghĩa ngược lại; vốn chảy ra khỏi đất nước nhiều hơn là vào, đó là tiêu cực đối với tiền tệ.

Điểm mấu chốt

Có hàng trăm chỉ số kinh tế có thể ảnh hưởng đến đồng Euro. Đây chỉ là một số báo cáo mà cá nhân tôi hay theo dõi. Có thể sẽ có những báo cáo khác phù hợp với phong cách của riêng bạn. Ý chính ở đâu nói là sự chuyển động giá trên chart chỉ là bề nổi, bạn muốn lâu dài hãy tìm hiểu những động lực thực sự đằng sau tạo nên sự di chuyển đó. Các tin tức, báo cáo này là một phần thúc đẩy sự di chuyển.

*Bài viết thể hiện quan điểm của người viết, không phải người dịch

>> 5 nền kinh tế châu Âu ổn định và an toàn nhất

>> 10 Hoàng gia sở hữu tài sản "khủng" nhất Châu Âu


Nguồn investopedia.com
 

Giới thiệu sách Trading hay
Giao Dịch Với Phân Tích Liên Thị Trường

Quyển sách cung cấp cách thức giao dịch như các tổ chức tài chính chuyên nghiệp, thông qua việc khám phá bức tranh chung, những tác động trong sự kết nối tổng thể thị trường

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,589 Xem / 80 Trả lời
  • TraderViet News trong Chuyện bên lề 226 Xem / 1 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 443 Xem / 24 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,134 Xem / 83 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 331 Xem / 3 Trả lời
  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 121 Xem / 2 Trả lời
  • LuTienSinh trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 197 Xem / 3 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên