5 cách thức đơn giản giúp trader nhanh chóng xác định được ngưỡng kháng cự hỗ trợ

5 cách thức đơn giản giúp trader nhanh chóng xác định được ngưỡng kháng cự hỗ trợ

5 cách thức đơn giản giúp trader nhanh chóng xác định được ngưỡng kháng cự hỗ trợ

Phương Thúy

Editor
Trial mod
6,376
29,017
Có nhiều cách để xác định ngưỡng kháng cựhỗ trợ. Bài viết này chia sẻ cho bạn 5 cách đơn giản và dễ sử dụng để có thể xác định được những ngưỡng kháng cự hỗ trợ quan trọng.

Vùng đỉnh và đáy


Hãy xác định đỉnh cao nhất trên biểu đồ và đánh dấu vùng đỉnh đó vào. Làm tương tự với vùng đáy.
Biểu đồ bên dưới, bạn có thể thấy giá đang nằm trong xu hướng giảm. Bạn đánh dấu vùng đỉnh đáy cao nhất trong xu hướng giảm. Mỗi đỉnh thấp hơn được tạo ra trong xu hướng giảm là ngưỡng kháng cự, và đáy thấp hơn được tạo ra sẽ là ngưỡng hỗ trợ:

kháng-cự-hỗ-trợ-traderviet.png

Và ngược lại với xu hướng tăng. Mỗi đỉnh cao hơn là một ngưỡng kháng cự, và mỗi đáy cao hơn sẽ là ngưỡng mức hỗ trợ.

kháng-cự-hỗ-trợ-traderviet-1.png

Hỗ trợ và kháng cự từ các khung thời gian cao hơn


Một cách khác để tìm các ngưỡng hỗ trợkháng cự là tìm chúng ở trong khung thời gian cao hơn. Ví dụ ở biểu đồ bên dưới, nếu bạn hiện đang sử dụng khung thời gian M15, hãy nhìn vào khung H1 để xác định ngưỡng kháng cựhỗ trợ.

kháng-cự-hỗ-trợ-traderviet-2.png

Lưu ý rằng nếu các ngưỡng hỗ trợkháng cự từ các khung thời gian cao hơn khớp với các ngưỡng hỗ trợkháng cự của khung thời gian thấp hơn, thì ngưỡng hỗ trợ kháng cự đó càng có ý nghĩa.

Đường trung bình


Đường trung bình cũng là một cách hữu hiệu để tìm các ngưỡng kháng cựhỗ trợ.

kháng-cự-hỗ-trợ-traderviet-3.png

Trong xu hướng giảm, đường trung bình động thường hoạt động như một ngưỡng kháng cự, giá tiếp cận đường trung bình và rồi bật ra khỏi nó và giảm trở lại, như chúng biểu đồ trên.

Trong xu hướng tăng, đường trung bình động đóng vai trò là ngưỡng hỗ trợ. Như ví dụ dưới đây, chúng ta có thể thấy rằng giá bật ra khỏi đường trung bình.

kháng-cự-hỗ-trợ-traderviet-4.png

Đây là các ngưỡng kháng cự hỗ trợ động, vì các ngưỡng này thay đổi khi đường trung bình di chuyển.

Bạn có thể sử dụng đường trung bình động khác nhau như MA 20, MA 55, v.v… Và có thể sử dụng các loại đường trung bình khác nhau như SMA hoặc EMA.

Các mức trên Fibonacci


Một cách thức để xác định ngưỡng kháng cựhỗ trợ cũng khá phổ biến khác đó chính là Fibonacci. Các ngưỡng kháng cựhỗ trợ được xác định khi giá hồi quy về các mức trên Fibonacci, phổ biến là mức 50% và 61.8%. Ngoài ra còn có các mức như 23.6%, 38.2%.

Khi giá tăng hoặc giảm với xụng lượng đáng kể, thì thường có sự điều chỉnh xảy ra. Giá sẽ điều chỉnh về các ngưỡng hỗ trợkháng cự, và trong trường hợp này là các mức trên Fibonacci.

Hãy xem ví dụ bên dưới. Trong xu hướng tăng, chúng ta đánh dấu các mức giá điều chỉnh dựa vào Fibo. Có thể thấy bên dưới biểu đồ, sau khi giá tăng mạnh, thì nó bắt đầu giảm điều chỉnh về mức 23.6% và 38.2% và chững lại trong một thời gian ngắn. Do đó ta có thể dùng ngưỡng 23.6 và 38.2 làm ngưỡng hỗ trợ.

kháng-cự-hỗ-trợ-traderviet-5.png

Trong xu hướng giảm thì ngược lại, chúng tôi đánh dấu các mức giá điều chỉnh trên Fibo là 23.6%, 38.2% và 61.8%. Và chúng ta có thể sử dụng các mức này như là ngưỡng kháng cự.

kháng-cự-hỗ-trợ-traderviet-6.png

Trendline


Trendline là công cụ hữu dụng để xác định ngưỡng kháng cựhỗ trợ.

Trong biểu đồ bên dưới, chúng ta có thể thấy rằng đường xu hướng tăng đóng vai trò là ngưỡng hỗ trợhành động giá đang hoạt động bên trên đường trendline này. Đường trendline giảm đóng vai trò là ngưỡng kháng cự.

kháng-cự-hỗ-trợ-traderviet-7.png

Cần có ít nhất 2 đỉnh hoặc 2 đáy để có thể vẽ được đường xu hướng. Nếu có 3 điểm trở lên thì đường xu hướng sẽ tốt hơn.

Khi giá đi ngang, giá sẽ kiểm tra một ngưỡng kháng cựhỗ trợ một vài lần. Bạn có thể kết hợp nhiều cách xác định ngưỡng kháng cựhỗ trợ lại với nhau để lựa chọn ra ngưỡng hỗ trợ kháng cự quan trọng và tìm cơ hội để giao dịch tại đó.

Tóm lại, có 5 cách đơn giản giúp trader nhanh chóng xác định được ngưỡng kháng cự hỗ trọ trên biểu đồ giá:
  1. Đỉnh đáy trước
  2. Khung thời gian cao hơn
  3. Đường trung bình
  4. Fibo
  5. Trendline
Nếu bài viết hữu ích mọi người thả tim ủng hộ nhé, cảm ơn mọi người.

Trích nguồn: XM
 

Giới thiệu sách Trading hay
Các Phương Pháp Price Action Kinh Điển

Bộ sách tổng hợp các phương pháp Price Action truyền thống và hiện đại, với các hướng dẫn cụ thể và dễ áp dụng cho nhà giao dịch

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 75 Xem / 3 Trả lời
  • lapuma trong Kiến thức Trading - Kinh nghiệm Trading 235,413 Xem / 1,065 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 61 Xem / 3 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 342 Xem / 10 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 211 Xem / 13 Trả lời
  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 64 Xem / 1 Trả lời
  • lapuma trong Kiến thức Trading - Kinh nghiệm Trading 503 Xem / 21 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên