5 Câu Hỏi Lớn Nhất Về Kết Quả Kinh Doanh Của Netflix

5 Câu Hỏi Lớn Nhất Về Kết Quả Kinh Doanh Của Netflix

5 Câu Hỏi Lớn Nhất Về Kết Quả Kinh Doanh Của Netflix

GKFXPrime Official

Active Member
372
22
Phố Wall muốn có câu trả lời về lượng người dùng, kế hoạch đối phó với các đối thủ cạnh tranh và phát triển nội dung của Netflix.

netflix-header.jpg


Phố Wall muốn có câu trả lời về lượng người dùng, kế hoạch đối phó với các đối thủ cạnh tranh và phát triển nội dung của Netflix.
Sau đợt tăng điểm mạnh mẽ của thị trường cổ phiếu trong năm 2019, không có gì có hiểu khi những cổ phiếu “risk-on” – được các nhà đầu tư ưa thích rủi ro ưa chuộng, một lần nữa được cân nhắc kỹ lưỡng. Vào thời điểm thành bại khi Netflix sắp công bố báo cáo tài chính của hãng, gã khổng lồ trong thị trường phát video trực tuyến đang ở trung tâm của sự chú ý.

Các nhà đầu tư đang thấp thỏm chờ đợi liệu đợt đảo chiều tăng giá của cổ phiếu Netflix liệu có thật. Trong nửa sau năm 2018, NFLX đã giảm từ mức giá hơn 400 USD hồi tháng 6 xuống đáy 250 USD ngay trước Giáng Sinh, do báo cáo lợi nhuận dự toán đáng thất vọng trong tháng 6, kéo dài không khí tiêu cực đến tận cuối năm. Tuy nhiên, sau báo cáo tài chính quý IV đầy thành công vào tháng 1, trong đó Netflix có thêm 8,8 triệu người dùng đăng ký mới, cổ phiếu của hãng đã tăng 37% kể từ đầu năm tới nay, vượt trội hơn hẳn mức tăng 15% của S&P 500.

Vậy NFLX sẽ đi về đâu khi biểu tượng công nghệ báo cáo kết quả kinh doanh vào thứ Ba? Liệu nó sẽ tiếp tục tăng, hay nhà đầu tư sẽ xem những số liệu hồi tháng 1 chỉ là một ngoại lệ tích cực không thể bù đắp những thánh thức dài hạn.
Trước thềm báo cáo quan trọng này, hãy cùng liệt kê ra 5 câu hỏi lớn nhất mà Netflix cần trả lời.

  1. Những đợt tăng phí đã được người dùng đón nhận như thế nào?
Vào tháng 1, Netflix đã triển khai tăng giá, thông báo kế hoạch tính phí thêm 2 đô la một tháng cho gói thuê bao phổ biến nhất. Chu kỳ thanh toán tăng từ 10,99 lên 12,99 USD/tháng, đem tới thêm 18% doanh thu cho Netflix, gia tăng đáng kể lợi nhuận tại Mỹ của công ty.

Hãng cho biết sẽ sử dụng nguồn tiền thu về để trả nợ các khoản đầu tư ban đầu vào nội dung gốc trong vài năm qua và rót thêm vốn cho các chương trình gốc. Nhưng câu hỏi đáng giá hàng triệu USD cho nhà đầu tư là liệu chỉ một đợt tăng giá nhỏ có dẫn tới phản ứng dữ dội nào từ người dùng.

Quay ngược lại thời điểm trước đó, ban đầu Netflix cung cấp dịch vụ trực tuyến với mức phí chỉ 7,99 USD/tháng hồi năm 2014. Nhưng trong 5 năm qua, những đợt tăng giá liên tục đã đưa dịch vụ phát trực tuyến đi lên mạnh mẽ mà không gây ra sóng gió đáng kể nào tới tốc độ tăng trưởng người dùng. Số người dùng tại Mỹ tăng từ dưới 45 triệu người vào cuối năm 2015 tới hơn 58 triệu người vào cuối năm 2018. Những con số này cho thất dường như các khách hàng cũ vẫn tiếp tục ở lại trong khi khách hàng mới ngày càng quan tâm hơn. Vì vậy, có thể hi vọng rằng đợt tăng giá mới đây diễn ra mà không đem lại trở ngại nào.


2. Các đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởng đến tăng trưởng không?

Tất nhiên, trở lại vào năm 2014, có ít lựa chọn hơn trong dịch vụ phát video trực tuyến. Giờ đây, người người nhà nhà đều tham gia vào cuộc đua phát triển nội dung, đối thủ lớn nhất là Amazon.com, với dịch vụ Prime Instant Video, đến các nhà cung cấp nội dung nhỏ và chuyên biệt hơn, bao gồm HBO Now, hiện thuộc sở hữu của AT&T sau khi mua lại từ Time Warner hồi năm 2018.

Nhưng có lễ kẻ thù quan trọng nhất, cũng rõ ràng nhất là Walt Disney Co. – kẻ xâm lược vào thị trường phát trực tuyến với kho tàng nội dung đồ sộ, cực kỳ được mong đợi vào cuối năm nay. Chúng ta đã chứng kiến sự ra đi của hàng loạt nội dung trên Netflix, bao gồm các tựa phim Marvel khi quan hệ đối tác giữa hai bên kết thúc, cũng như các bộ phim gốc của Disney bao gồm Moana, đã rời Netflix vào cuối năm 2018. Chắc chắn trong cuộc hội đàm công bố kết quả kinh doanh vào tuần tới, giới phân tích sẽ đặt câu hỏi về vấn đề này, về cách Netflix chuẩn bị cho một tương lại không có những bộ phim từ Disney.
Dù Netflix có thể có nhiều tiền hơn để làm ra các bộ phim nội dung gốc của hãng, sự thật vẫn là có nhiều lựa chọn ngoài kia dành cho người dùng, Netflix cần cho thấy hãng vẫn có thể kết nối với khách hàng của mình và đủ tự tin để nắm giữ bị thế dẫn đầu trong thị trường phát trực tuyến nhiều năm tới.


3. Những chương trình nào đang được tiến hành?

Chúng ta đã biết sơ bộ về một số nội dung gốc sắp ra mắt, chẳng hạn như kế hoạch phát hành tháng 5 của Wine Country, một bộ phim hài với ngôi sao Maya Rudolph của “Saturday Night Live”, Tina Fey, và Amy Poehler, và phần ba rất được mong đợi của bom tấn kinh dị Stranger Things phiên bản cuối năm nay. Nhưng trong cuộc chiến nội dung gốc, có vẻ nhà đầu tư sẽ không chỉ tìm kiếm thông tin về các bộ phim tài liệu, hài kịch trực tiếp.

Rốt cuộc, một phần lý do khiến cổ phiếu Netflix có được đà tăng mạnh mẽ như vậy trong vài năm qua là thành công của các bộ phim nội dung gốc, chẳng hạn như mùa đầu tiên năm 2013 của House of Card, đã trở thành bộ phim văn hóa đại chúng cực kỳ thành công và nâng tầm thành thương hiệu. Nhưng trong khi phim ảnh rõ ràng là thuộc về phạm trù khẩu vị của người xem, rất khỏ để có thể tìm thấy bộ phim nào trên Netflix sau Stranger Things và The Crown hồi năm 2016 thực sự kết nối được với phần đa công chúng.

Một số ý kiến cho rằng tương lai của Netflix đã được định sẵn là các chương trình đi sâu vào từng thị trường ngách khác nhau thay vì khán giả đại chúng. Những dự án nhỏ gần gũi với các gia đình có con nhỏ, bên cạnh những dự án kết nối với những người dùng nghiện anime hay yêu thiên nhiên, không có chiến lược chồng chéo nội dung nào. Nhưng để mong đợi người dùng ở lại với Netflix qua từng tháng, không dễ để đảm bảo tất cả những chủ đề đó đều mới mới. Một số nhà đầu đang kỳ vọng sẽ có những sê ri đình đám “trụ cột” có thể giúp thương hiệu Netflix kết nối với người xem.


4. Liệu Phố Wall vẫn sẽ lạc quan?

Thật khó để nói rằng Phố Wall đã tin tưởng vào cổ phiếu Netflix trong vài năm qua. Nhưng năm 2019 rất đáng chú ý về sự lạc quan dành cho Netflix, một loạt điều chỉnh tăng giá dự báo đã được đưa ra chỉ sau báo cáo tài chính hồi tháng 1. Một vài trong số đó, Bernstein đã xếp hạng “outperform” cho NFLX với mức giá mục tiêu 451 USD, Raymond James xếp hạng “strong buy” với dự báo 470 USD, RBC đưa ra xếp hạng “outperform” và dự báo lên tới 480 USD.

Với giá hiện tại đang dao động quanh mốc 370 USD, các dự báo trên tương đương với mức tăng giá 20-30%.
Tất nhiên, chúng được đưa ra hồi tháng 1. Gần đây hơn, chỉ mới tuần trước Rosenblatt đã đưa ra dự báo tương đối ảm đạm – 350 USD với xếp hạng “hold”, cảnh báo cổ phiếu Netflix “đang được định giá hoàn hảo”.

Đà tăng của cổ phiếu này phần nhiều cũng đến từ cuộc đua tâm lý, khi thị trường đang lạc quan về các số liệu tăng trưởng. Sau một loạt các dự báo tăng giá trong quý trước, cổ phiếu Netflix cần cho thấy vẫn nhận được sự lạc quan của giới phân tích sau báo báo tài chính quý I.


5. Khi nào thị trường quốc tế sẽ đem lại thành quả?

Những người có xu hướng tiêu cực về Netflix thường chỉ trích hoạt động kinh doanh đốt tiền và không có lợi nhuận về mặt tương đối của hãng ở thị trường quốc tế. Thực tế, phần lớn tăng trưởng của Netflix đến từ thị trường nước ngoài (7,3 trên 8 triệu người dùng trả phí mới tới từ đây), và trong quý IV năm 2018, tỷ suất lợi nhuận từ phân khúc quốc thế của Netflix chỉ là 3,9% so với mức 29,6% cho các thuê bao tại Mỹ.

Tỷ suất sinh lời dài hạn được thừa nhận là tốt hơn một chút, nhưng cũng chỉ mức 8,5% cho thị trường quốc tế trong năm tài chính 2018. Xét tới danh sách những việc phải làm để giữ vững tăng trưởng trong quý trước, cần phải xem liệu Netflix có tiêu tốn chi phí đơn giản chỉ để thu về được một lượng khách hàng không đi kèm lợi nhuậnvnữa hay không

Đối với một số nhà đầu tư, cuộc tranh luận này là chẳng để làm gì. Những tên tuổi lớn trong là công nghệ như Amazon cho đến Uber đều đã cho thấy họ không gặp vấn đề gì khi giá trị thương hiệu tăng vọt chỉ nhờ quy mô tăng. Nhưng với số khác, điểm mấu chốt là phải nhận thấy được sự tiến bộ trong tỷ suất sinh lời, hoặc ít nhất là Netflix có duy trì được tốc độ tăng trưởng ấn tượng về quy mô ở thị trường nước ngoài thời gian tới để tạo tiền đề cho lợi nhuận dài hạn.

Xem thêm:
Nguồn: Investo.vn
 

Giới thiệu sách Trading hay
Bộ sách của Phù Thủy Trader Mark Minervini

Mark Minervini là một huyền thoại của giới trading toàn cầu. Bộ sách này mang đến các kiến thức cơ bản nhất về phương pháp giao dịch của Mark Minervini

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 891 Xem / 40 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,214 Xem / 41 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 277 Xem / 7 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 164 Xem / 7 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,292 Xem / 84 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 322 Xem / 31 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên