5 nhân tố “P” giúp xác định liệu thị trường đã tạo đáy hay chưa

5 nhân tố “P” giúp xác định liệu thị trường đã tạo đáy hay chưa

5 nhân tố “P” giúp xác định liệu thị trường đã tạo đáy hay chưa

Bianas

Senior Mod
Đã Xác Nhận
Trial mod
5,124
29,786
Cả phe mua và bán đều đang tranh luận xem liệu các tài sản rủi ro đã chạm đáy hay chưa để có những phản ứng phù hợp. Trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu về 5 nhân tố “P” – thứ có thể giúp chúng ta có được câu trả lời. Các nhân tố đó gồm:
  • Pandemic – Dịch bệnh
  • Production – Tình hình sản xuất
  • Policies – Chính sách
  • Positioning – Các vị thế
  • Prices – Giá cả
Các nhà đầu tư đã rời khỏi các thị trường mới nổi với số lượng kỷ lục kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát, bất chấp các NHTW và các chính phủ đã ồ ạt kích thích kinh tế. Trong khi JPMorgan Chase đưa ra kết luận rằng hầu hết các tài sản rủi ro đã chạm đến các điểm thấp của nó thì “đồng nghiệp” Deutsche Bank lại nói rằng còn quá sớm để kết luận điều gì đó. Hãy tham khảo những biểu đồ dưới đây để có cái nhìn cụ thể hơn những gì đang diễn ra trên thị trường:

Nhân tố P thứ nhất: Pandemic – Dịch bệnh


Dữ liệu từ Đại học Johns Hopkins cho biết, tăng trưởng dịch bệnh trong 7 ngày đã chậm lại còn khoảng 107% vào ngày 31/3, từ mức 123% của ngày 27/3, một dấu hiệu tương đối tích cực. Tuy nhiên, một cảnh báo cũng được đưa ra rằng những con số này phụ thuộc vào sự sẵn có của các bộ dụng cụ xét nghiệm và cách xác định người nhiễm, trong khi đó, một số nhà dịch tễ học thì cho rằng một khi các lệnh phogn tỏa được nới lỏng, thế giới sẽ đối mặt với nguy cơ tỷ lệ nhiễm tăng trở lại.

2.png

Các trường hợp nhiễm coronavirus toàn cầu vẫn tăng hơn gấp đôi cứ sau bảy ngày - Nguồn: Johns Hopkins, Bloomberg
Cập nhật: Vào thời điểm hiện tại, ngày 16/4, tình hình dịch bệnh trên thế giới vẫn còn phức tạp với số người nhiễm tiếp tục tăng cao cán mốc 2 triệu người, tuy nhiên đường cong lây nhiễm đang phẳng dần:

7.png
Nguồn: Bloomberg

8.png
Nguồn: Worldometers

Nhân tố P thứ hai: Production – Tình hình sản xuất


Các thị trường đang dần tin rằng sản xuất toàn cầu đã đạt đến mức thấp nhất. Nhìn lại quá khứ, trong cuộc khủng hoảng tài chính 2008, chỉ số MSCI toàn cầu đã hồi phục từ mức thấp mặc dù nền kinh tế thế giới vẫn đang co hẹp nhanh chóng. Các thị trường đã tạo đáy khi chỉ số PMI của JPMorgan quanh mốc 36.8 vào ngày 9/3/2009. Nguyên nhân chính cho sự lạc quan đó là tỷ lệ suy thoái đã giảm. Trở lại hiện tại, có vẻ như sản xuất của Trung Quốc đang phục hồi nhanh hơn dự báo của các nhà kinh tế đang củng cố cho hy vọng đó.

Sự khác biệt chính bây giờ là có thể có những đợt nhiễm #coronavirus mới sau khi mở lại quá trình sản xuất, nó có thể dẫn đến việc phong tỏa kinh tế trở lại. Điều này làm cho việc xác định đáy trở nên ít có ý nghĩa hơn, bởi sự phục hồi sản xuất có thể là một con đường gập ghềnh thay vì một mạch “cất cánh” như hồi 2009.

3.png

Nhân tố P thứ ba: Policies – Chính sách


Các nhà hoạch định chính sách ở các quốc gia thuộc nhóm G-10 đã phản ứng ở một quy mô lớn hơn và nhanh hơn so với những gì họ đã làm trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Nhưng đối với các thị trường mới nổi thì lại khác, đặc biệt là ở nền kinh tế thứ 2 thế gới.

Biểu đồ bên dưới cho thấy chính sách của Mỹ và Trung Quốc đã nhanh chóng trở nên phù hợp trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tuy nhiên, ở hiện tại, phản ứng vĩ mô của Trung Quốc vẫn tiếp tục tụt hậu so với Mỹ.

4.png

Nhân tố P thứ tư: Positioning – Các vị thế


Sự gia tăng việc thoái vốn khỏi các thị trường Châu Á mới nổi vào tháng 3 là chưa từng có tiền lệ. Các dòng vốn nước ngoài rút khỏi thị trường chứng khoán Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Philippines, Hàn Quốc và Thái Lan đã leo lên mức kỷ lục.

5.png

Nhân tố P thứ năm: Prices – Giá cả


Tuy nhiên, thị trường chứng khoán vẫn chưa phải chịu đụng quy mô sụt giảm như cuộc khủng hoảng trước đó (thời 2008, SP500 đã giảm xuống mức 730 từ mức đỉnh 1570). Theo dự đoán của David Kostin, chiến lược gia trưởng của Goldman Sachs thì SP500 có thể giảm xuống mức 2000, sau đó hồi phục trơ lại lên mức 300 khi kết thúc năm.

Với một sự so sánh đơn giản về tỷ lệ suy giảm tương đối ở hai cuộc khủng hoảng gần nhất (2000 và 2008) thì khả năng tiếp tục đi xuống của SP500 là vẫn còn.

6.png

Nhìn vào tổng thể thì nhân tố quan trọng nhất đóng vai trò quyết định chính là tỷ lệ nhiễm bệnh, nó sẽ kéo theo những ảnh hường đến các nhân tố còn lại. Điều đó nói rằng kinh tế toàn cầu vẫn đang đối mặt với những nguy cơ đáng kể.

Tham khảo: Bloomberg
 

Giới thiệu sách Trading hay
Mô Hình Biểu Đồ - Phương Pháp Hiệu Quả Để Tìm Kiếm Lợi Nhuận

Được xem là cẩm nang về mô hình biểu đồ của các nhà đầu tư, giao dich tài chính toàn cầu và là kiến thức bắt buộc phải nắm về Phân Tích Kỹ Thuật

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 221 Xem / 29 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 44 Xem / 12 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 594 Xem / 46 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 307 Xem / 2 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên