5 quy tắc quan trọng mà trader cần biết khi sử dụng kháng cự - hỗ trợ

5 quy tắc quan trọng mà trader cần biết khi sử dụng kháng cự - hỗ trợ

5 quy tắc quan trọng mà trader cần biết khi sử dụng kháng cự - hỗ trợ

The Blade

Editor
Trial mod
2,920
17,920
Kháng cự - hỗ trợ là khái niệm mà bất kỳ trader nào khi mới bước chân vào thị trường cũng được nghe đến. Chẳng phải tự nhiên mà nó lại trở nên thông dụng như vậy, tất cả đều có lý do của nó, mà lý do chủ yếu nó chính là cấu trúc của thị trường.

Đợt nghỉ lễ kỳ này kéo dài khá lâu, tôi biết anh em cũng đang nghỉ ngơi chuẩn bị cho những cuộc chiến mới sau lễ. Thôi thì mấy ngày này thảo luận vài nội dung nhẹ nhàng để thư giãn nhé. Bài viết ngày hôm nay chúng ta sẽ nói về kháng cựhỗ trợ cũng như những quy tắc liên quan bắt buộc phải biết nếu muốn sử dụng kháng cự hiệu quả.

Anh em thừa biết rằng không phải cứ vẽ 1 đường ngang hay 1 đường chéo là nó sẽ trở thành kháng cự - hỗ trợ đâu. Nếu như không có những quy tắc này, mọi việc giao dịch với kháng cự - hỗ trợ đều không hiệu quả nếu không muốn nói là vô nghĩa.

Vậy 5 quy tắc đó là gì? Sau đây chúng ta sẽ cùng nhau lược qua nhé.

Quy tắc 1 - Thử thách xu hướng hiện tại

Kháng cự - hỗ trợ gọi chung là cản thường đóng vai trò như một vật làm cho xu hướng yếu đi hoặc thậm chí là đảo chiều. Do đó, khi gặp cản, bạn nên đánh giá xem những vùng cản đó có đủ mạnh để thử thách xu hướng hiện tại hay không. Xu hướng hiện tại sẽ vượt qua cản hay sẽ chịu thua mà đảo chiều.

Việc thử thách xu hướng sẽ tùy thuộc vào độ mạnh của kháng cự hỗ trợ. Ví dụ cản được xác định trong 1 khung (H1 chẳng hạn) thì không mang tính thử thách lắm đối với xu hướng của khung đó. Nhưng cản được xác định ở khung cao hơn (khung D1) thì luôn luôn là thử thách cực kỳ lớn với xu hướng khung H1.

Do đó, xác suất đảo chiều của xu hướng khung H1 khi gặp cản D1 sẽ cao hơn. Và thử thách đó có khi không thể vượt qua được.

1.png

Bài học rút ra: để xác định cản hiệu quả và ý nghĩa, bạn nên xác định ở khung thời gian cao hơn. Ví dụ nếu giao dịch ở khung D1 thì tìm cảm khung W1 hoặc MN. Nếu giao dịch khung M15 thì tìm cản khung H1 hoặc H4.

Bạn sẽ biết xu hướng thực sự có vượt qua vùng cản đó hay không, nếu vượt được thì nội lực vẫn còn, bạn vẫn có thể yên tâm mà nương theo xu hướng. Nếu không vượt nổi, giá sẽ test quanh đó (gọi là tích lũy hay phân phối) trước khi đảo chiều.

Quy tắc 2 - Kháng cự là hỗ trợ, hỗ trợ cũng là kháng cự

2.JPG


Quy tắc này thì ai cũng biết, chỉ cần học phân tích kỹ thuật là biết: khi giá đi xuyên qua một vùng kháng cự thì vùng đó sẽ biến thành hỗ trợ cho giá khi nó giảm xuống. Hoặc ngược lại, khi giá giảm xuyên qua vùng hỗ trợ thì vùng đó sẽ biến thành kháng cự khi giá điều chỉnh tăng.

Quy tắc này có được là do có sự thay đổi mối quan tâm giữa buyers và sellers tại vùng hỗ trợ - kháng cự đó, khiến đối tượng canh giữ vùng đó cũng thay đổi theo. Nói thì phức tạp, nhưng quy tắc này là bất di bất dịch và luôn đúng, nó mang tính ứng dụng cao và sử dụng ở mọi loại thị trường.

Quy tắc 3 - Củng cố cho sự bền vững

Quy tắc này nói rằng nếu giá càng test cản nhiều thì cản đó càng có giá trị vì nó rất mạnh. Dĩ nhiên những vùng cản mạnh như vậy mà bị xuyên qua thì đủ để thấy động lượng của giá mạnh như thế nào. Do đó, nếu sau nhiều lần test thất bại, chỉ cần 1 lần giá xuyên qua cản thì cũng đủ để giá bay đi tới 1000 cây số.

Quy tắc này muốn nói đến độ chín của cản. Cản chưa test lần nào thì cũng không có gì biết trước, nhưng nếu cản test quá nhiều (5,6 lần) thì cũng khá rủi ro. Nhưng chỉ test vài lần thì độ tin cậy của cản khá là cao.

Quy tắc 4 - Lại là Volume

3.png


Đúng là volume, chúng ta không thể bỏ qua volume khi xem xét tín hiệu giá tại cản. Đơn giản khi dòng tiền tăng tốt thì những vùng kháng cự - hỗ trợ khó lòng cản bước đi đại diện cho đông đảo thị trường. Ngược lại, một xu hướng mà không có volume hỗ trợ, khi gặp cản thì không có cách gì vượt qua nổi. Thế mới nói volume vừa là confirm indicator vừa là leading indicator.

Cụ thể, một cú breakout được xem là thành công nếu volume của thị trường tăng tốt. Còn một cú breakout được xem là false khi bạn nhìn bên dưới volume có vẻ giảm hoặc tại cây nến xuyên qua cản, volume xuất hiện như là cậu bé tí hon giữa rừng cây cổ thụ thì chắc chắn đỉnh đáy ở quanh đây thôi.

Đó chính là cách kết hợp giữa Volume và kháng cự / hỗ trợ.

Quy tắc 5 - Xác định thời điểm tạo đỉnh đáy

Kháng cự hỗ trợ thường được biết như công cụ để xác định vùng giá đảo chiều, nhưng đôi khi nó lại được những trader chuyên nghiệp sử dụng để timing - xác định được thời gian tạo đỉnh / đáy của thị trường. Đó là một tính năng vượt trội và rất hiệu quả của kháng cự hỗ trợ. Tuy nhiên việc timing không thể giúp cho bạn trở nên giàu có, suy cho cùng nó cũng chỉ là một công cụ như bao công cụ khác, không hơn không kém.

Tôi đã chia xong 5 nguyên tắc về kháng cự hỗ trợ được xem là bất di bất dịch. Tôi nghĩ những nguyên tắc này sẽ vô cùng hưu ích cho các trader, đặc biệt là trader mới. Happy trading!
 

Giới thiệu sách Trading hay
Khám phá Nghệ thuật Giao dịch Tiền tệ Chuyên nghiệp

Sách được viết bởi FX Trader chuyên nghiệp, có gần 30 năm giao dịch Forex cho các ngân hàng lớn thế giới như Citi, Nomura hay HSBC, đồng thời từng trading cho quỹ đầu cơ có vốn hàng chục triệu đô la
Cảm ơn bác The Blade, bài viết rất hữu ích cho newbie như em. Chúc bác kỳ nghỉ tốt lành.:)
 
Cái qui tắc 5 là ntn bác nhỉ ??? em k hiểu cho lắm, timing là gì ? có bài nào viết về cái này k ?
 
Đọc bài này mình hiểu thêm được nhiều hơn về kháng cự - hổ trợ. Thank bác The Blade, chúc bác một kỳ nghĩ lễ thật vui vẽ.
 
Thank bác. Mình nghĩ một cản được test 2 lần thì lần thứ 3 thứ 4 có thể là cản mạnh, nhưng đến lần thứ 6 thứ 7 trở đi thì nó phải là cản yếu vì lượng buyers/sellers tại cản đã bị hấp thụ đi nhiều rồi.
 
Kháng cự và hỗ trợ thực sự nó là cái phức tạp ko đơn giản như một số bạn nghĩ. Và cách vẽ để hiểu dc nó rất khó đôi lúc cần cả sự nhạy cảm... bài viết của tác giả rất tuyệt. Cám ơn bạn đã chia sẻ
 
Timing là phương pháp xác định thời gian cụ thể giá đảo chiều (tạo đỉnh hoặc đáy), ví dụ vào giờ... ngày... tháng... giá đang tăng thì quay đầu giảm chẳng hạn.
Có phương pháp để làm việc đó không bác Blade?
 
Kháng cự - hỗ trợ là khái niệm mà bất kỳ trader nào khi mới bước chân vào thị trường cũng được nghe đến. Chẳng phải tự nhiên mà nó lại trở nên thông dụng như vậy, tất cả đều có lý do của nó, mà lý do chủ yếu nó chính là cấu trúc của thị trường.

Đợt nghỉ lễ kỳ này kéo dài khá lâu, tôi biết anh em cũng đang nghỉ ngơi chuẩn bị cho những cuộc chiến mới sau lễ. Thôi thì mấy ngày này thảo luận vài nội dung nhẹ nhàng để thư giãn nhé. Bài viết ngày hôm nay chúng ta sẽ nói về kháng cự và hỗ trợ cũng như những quy tắc liên quan bắt buộc phải biết nếu muốn sử dụng kháng cự hiệu quả.

Anh em thừa biết rằng không phải cứ vẽ 1 đường ngang hay 1 đường chéo là nó sẽ trở thành kháng cự - hỗ trợ đâu. Nếu như không có những quy tắc này, mọi việc giao dịch với kháng cự - hỗ trợ đều không hiệu quả nếu không muốn nói là vô nghĩa.

Vậy 5 quy tắc đó là gì? Sau đây chúng ta sẽ cùng nhau lược qua nhé.

Quy tắc 1 - Thử thách xu hướng hiện tại

Kháng cự - hỗ trợ gọi chung là cản thường đóng vai trò như một vật làm cho xu hướng yếu đi hoặc thậm chí là đảo chiều. Do đó, khi gặp cản, bạn nên đánh giá xem những vùng cản đó có đủ mạnh để thử thách xu hướng hiện tại hay không. Xu hướng hiện tại sẽ vượt qua cản hay sẽ chịu thua mà đảo chiều.

Việc thử thách xu hướng sẽ tùy thuộc vào độ mạnh của kháng cự hỗ trợ. Ví dụ cản được xác định trong 1 khung (H1 chẳng hạn) thì không mang tính thử thách lắm đối với xu hướng của khung đó. Nhưng cản được xác định ở khung cao hơn (khung D1) thì luôn luôn là thử thách cực kỳ lớn với xu hướng khung H1.

Do đó, xác suất đảo chiều của xu hướng khung H1 khi gặp cản D1 sẽ cao hơn. Và thử thách đó có khi không thể vượt qua được.


Bài học rút ra: để xác định cản hiệu quả và ý nghĩa, bạn nên xác định ở khung thời gian cao hơn. Ví dụ nếu giao dịch ở khung D1 thì tìm cảm khung W1 hoặc MN. Nếu giao dịch khung M15 thì tìm cản khung H1 hoặc H4.

Bạn sẽ biết xu hướng thực sự có vượt qua vùng cản đó hay không, nếu vượt được thì nội lực vẫn còn, bạn vẫn có thể yên tâm mà nương theo xu hướng. Nếu không vượt nổi, giá sẽ test quanh đó (gọi là tích lũy hay phân phối) trước khi đảo chiều.

Quy tắc 2 - Kháng cự là hỗ trợ, hỗ trợ cũng là kháng cự

View attachment 89861

Quy tắc này thì ai cũng biết, chỉ cần học phân tích kỹ thuật là biết: khi giá đi xuyên qua một vùng kháng cự thì vùng đó sẽ biến thành hỗ trợ cho giá khi nó giảm xuống. Hoặc ngược lại, khi giá giảm xuyên qua vùng hỗ trợ thì vùng đó sẽ biến thành kháng cự khi giá điều chỉnh tăng.

Quy tắc này có được là do có sự thay đổi mối quan tâm giữa buyers và sellers tại vùng hỗ trợ - kháng cự đó, khiến đối tượng canh giữ vùng đó cũng thay đổi theo. Nói thì phức tạp, nhưng quy tắc này là bất di bất dịch và luôn đúng, nó mang tính ứng dụng cao và sử dụng ở mọi loại thị trường.

Quy tắc 3 - Củng cố cho sự bền vững

Quy tắc này nói rằng nếu giá càng test cản nhiều thì cản đó càng có giá trị vì nó rất mạnh. Dĩ nhiên những vùng cản mạnh như vậy mà bị xuyên qua thì đủ để thấy động lượng của giá mạnh như thế nào. Do đó, nếu sau nhiều lần test thất bại, chỉ cần 1 lần giá xuyên qua cản thì cũng đủ để giá bay đi tới 1000 cây số.

Quy tắc này muốn nói đến độ chín của cản. Cản chưa test lần nào thì cũng không có gì biết trước, nhưng nếu cản test quá nhiều (5,6 lần) thì cũng khá rủi ro. Nhưng chỉ test vài lần thì độ tin cậy của cản khá là cao.

Quy tắc 4 - Lại là Volume

View attachment 89862

Đúng là volume, chúng ta không thể bỏ qua volume khi xem xét tín hiệu giá tại cản. Đơn giản khi dòng tiền tăng tốt thì những vùng kháng cự - hỗ trợ khó lòng cản bước đi đại diện cho đông đảo thị trường. Ngược lại, một xu hướng mà không có volume hỗ trợ, khi gặp cản thì không có cách gì vượt qua nổi. Thế mới nói volume vừa là confirm indicator vừa là leading indicator.

Cụ thể, một cú breakout được xem là thành công nếu volume của thị trường tăng tốt. Còn một cú breakout được xem là false khi bạn nhìn bên dưới volume có vẻ giảm hoặc tại cây nến xuyên qua cản, volume xuất hiện như là cậu bé tí hon giữa rừng cây cổ thụ thì chắc chắn đỉnh đáy ở quanh đây thôi.

Đó chính là cách kết hợp giữa Volume và kháng cự / hỗ trợ.

Quy tắc 5 - Xác định thời điểm tạo đỉnh đáy

Kháng cự hỗ trợ thường được biết như công cụ để xác định vùng giá đảo chiều, nhưng đôi khi nó lại được những trader chuyên nghiệp sử dụng để timing - xác định được thời gian tạo đỉnh / đáy của thị trường. Đó là một tính năng vượt trội và rất hiệu quả của kháng cự hỗ trợ. Tuy nhiên việc timing không thể giúp cho bạn trở nên giàu có, suy cho cùng nó cũng chỉ là một công cụ như bao công cụ khác, không hơn không kém.

Tôi đã chia xong 5 nguyên tắc về kháng cự hỗ trợ được xem là bất di bất dịch. Tôi nghĩ những nguyên tắc này sẽ vô cùng hưu ích cho các trader, đặc biệt là trader mới. Happy trading!
Rất bổ ích , Tks bác !!
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 323 Xem / 29 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 301 Xem / 18 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,397 Xem / 89 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên