50 yếu tố ảnh hưởng đến giá trị của đồng đô la Mỹ (phần 4)

50 yếu tố ảnh hưởng đến giá trị của đồng đô la Mỹ (phần 4)

50 yếu tố ảnh hưởng đến giá trị của đồng đô la Mỹ (phần 4)

pipsmaster

Administrator
Đã Xác Nhận
IB Việt Nam
1,528
8,251
Trong phần 4 này sẽ bàn đến Thị Trường Vốn Hoa Kỳ, yếu tố thời tiếtlạm phát. Nhắc lại một chút ở phần 1 chúng ta đã phân tích sâu 2 yếu tố lớn: Cán cân thương mại, Đầu tư và Chính trị.

Phần 2 chúng ta cùng nhau đi tiếp tới yếu tố Lý thuyết kinh tế, lãi suất, quyền lợi và các đất nước khác ảnh hưởng thế nào lên đồng đô la.

Phần 3 tiếp tục nghiên cứu về Tiêu dùng ở Mỹ, Vấn đề nhà ở, các chỉ số kinh tế gây ảnh hưởng lên Mỹ.

Thị trường vốn Hoa Kỳ (US Capital Market)


Chứng khoán Mỹ, trái phiếu và các khoản đầu tư khác luôn là rất hấp dẫn vượt ra khỏi biên giới nước Mỹ. Hiệu suất hoạt động của thị trường vốn Hoa Kỳ có thể giúp thu hút hoặc làm giảm đầu tư nước ngoài, ảnh hưởng trực tiếp đến đồng đô la.

40. Thị trường giảm: Giá trị giảm tạo ra tổn thất đầu tư làm rung chuyển niềm tin của nhà đầu tư và khiến họ muốn đa dạng hóa hoặc thanh lý danh mục đầu tư của họ, dẫn đến việc họ thoái lui khỏi đồng đo la nếu việc đa dạng hóa liên quan đến việc di chuyển tài sản sang đồng Euro, đồng Yên.

41. Thị trường tăng: Giá trị thị trường mạnh có tác động ngược lại, tạo ra lợi nhuận thu hút các nhà đầu tư mới và khuyến khích các nhà đầu tư hiện tại đầu tư nhiều tiền hơn vào tài sản bằng đô la. Một thị trường đang bùng nổ tăng mạnh có thể thu hút các nhà đầu tư.

42. Các vụ bê bối kế toán: Các vụ bê bối kế toán như Enron có thể đốt cháy các nhà đầu tư và khiến đầu tư nước ngoài vào chứng khoán Mỹ giảm nhanh chóng.

50-yeu-to-anh-huong-gia-tri-dong-do-la-40.png

Nền kinh tế Mỹ


Hiệu suất hiện tại của nền kinh tế Mỹ đồng nghĩa với sức khỏe tài chính của đất nước. Nó báo hiệu cho nhà đầu tư khả năng trả nợ của cũng như mức lợi nhuận mà đất nước có thể kiếm được.

43. Kinh tế tăng trưởng và ổn định: Nhìn chung, một nền kinh tế mạnh sẽ nâng cao niềm tin, đảm bảo cho các nhà đầu tư nước ngoài rằng họ sẽ kiếm được lợi nhuận tốt nhờ đầu tư ổn định. Tăng trưởng kinh tế thậm chí tốt hơn, thu hút các nhà đầu tư đang có hy vọng rằng đầu tư của họ cũng sẽ tăng trưởng. Một sự bùng nổ trong nền kinh tế có thể gây ra một cơn sốt đầu tư dẫn đến một sự vượt trội tạm thời của thị trường. Điều này có thể dẫn đến tổn thất đồng đô la khi không thể điều chỉnh nhanh theo kịp sự tăng trưởng kinh tế.

44. Suy thoái kinh tế: Đi lên rồi phải đi xuống. Một nền kinh tế chậm lại làm tổn thương đồng đô la, khiến các nhà đầu tư phải rút lui vì sợ rằng khoản đầu tư của họ sẽ mất giá trị.

45. Làm tốt hơn các nền kinh tế khác: Hiệu quả kinh tế là tương đối. Nếu nền kinh tế Mỹ mạnh hơn các nền kinh tế khác, các nhà đầu tư có thể chuyển sang đồng đô la như một nơi đặt cược an toàn.

50-yeu-to-anh-huong-gia-tri-dong-do-la-41.png

Thời tiết


Thời tiết ảnh hưởng đến ngành nông nghiệp, tiêu thụ năng lượng và nền kinh tế địa phương. Bất kỳ thay đổi nào, tốt hơn hoặc tệ hơn, có thể tạo ra một ảnh hưởng gợn sóng tác động đến nền kinh tế nói chung và khiến đồng đô la biến động.

46. Điều kiện canh tác không thuận lợi: Điều kiện canh tác không thuận lợi có thể dẫn đến cây trồng chậm phát triển và nông dân mất mùa dẫn đến không thể đáp ứng nhu cầu nông nghiệp của Hoa Kỳ. Điều này tiếp tục mở ra thâm hụt thương mại và làm suy yếu đồng đô la.

47. Mùa hè nóng bất thường: Một mùa hè nóng bất thường có thể làm tăng chi phí năng lượng cho cả người tiêu dùng và các ngành công nghiệp. Điều này có thể tạo ra sự căng thẳng cho nền kinh tế và khiến đồng đô la giảm. Cũng giống như một mùa hè nóng bất thường có thể đánh chìm đồng đô la, một mùa đông quá lạnh có thể làm điều tương tự. Nó có thể làm tăng chi phí năng lượng và dẫn đến việc phải nhập khẩu thêm năng lượng, đồng đô la có thể bị ảnh hưởng bất lợi.

48. Thiên tai: Thiên tai như bão Katrina gây căng thẳng cho nền kinh tế địa phương cũng như chính quyền địa phương và liên bang khi phải làm việc gấp đôi, gấp ba công suất để sửa chữa thiệt hại và chi tiền cho cứu trợ và xây dựng lại. Điều này có thể khiến đồng đô la giảm ngắn hạn.

50-yeu-to-anh-huong-gia-tri-dong-do-la-42.png

Lạm phát


Lạm phát trực tiếp ăn sâu vào giá trị của đồng đô la. Và là vấn đề nan giải mà mọi quốc gia đang phải đối mặt chứ không riêng gì Mỹ.

49. Chậm lạm phát của hàng hóa nước ngoài: Có nghĩa hàng hóa nước ngoài giữ mức giá ổn định, nhất là hàng hóa từ Trung Quốc . Điều này gây thâm hụt thương mại và có thể làm suy yếu đồng đô la.

50. Tin tức về lạm phát: Tất nhiên, bất kỳ tin tức về lạm phát nào cũng có thể gây ảnh hưởng đến đồng đô la và thị trường ngoại hối gây biến động đồng đô la một cách này hay cách khác.

*Bài viết thể hiện quan điểm của người viết, không phải người dịch

>> 50 yếu tố ảnh hưởng đến giá trị của đồng đô la Mỹ (phần 2)

>> 50 yếu tố ảnh hưởng đến giá trị của đồng đô la Mỹ (phần 3)


 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Wyckoff Hiện Đại - Kỹ thuật Nhận diện Xu hướng Thị trường Tiềm năng

Phương pháp Wyckoff là một phương pháp price action kinh điển và đem lại thành công cho nhiều trader. Phương pháp này là nền tảng của nhiều phương pháp trading nổi tiếng khác
Chỉnh sửa lần cuối:

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 200 Xem / 12 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 83 Xem / 5 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 475 Xem / 38 Trả lời
  • DuongHuy trong Hệ thống giao dịch - Trading system 37,560 Xem / 19 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 449 Xem / 19 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên