7 chỉ báo kỹ thuật hữu ích giúp bạn xây dựng bộ công cụ giao dịch của bản thân

7 chỉ báo kỹ thuật hữu ích giúp bạn xây dựng bộ công cụ giao dịch của bản thân

7 chỉ báo kỹ thuật hữu ích giúp bạn xây dựng bộ công cụ giao dịch của bản thân

namthang

Editor
Trial mod
2,987
16,045
Các chỉ báo kỹ thuật được sử dụng bởi các nhà giao dịch để hiểu rõ hơn về cung và cầu. Các chỉ báo, chẳng hạn như khối lượng, cung cấp manh mối về việc liệu một động thái giá sẽ tiếp tục hay không. Theo cách này, các chỉ báo có thể được sử dụng để tạo tín hiệu mua và bán. Trong danh sách này, bạn sẽ tìm hiểu về bảy chỉ báo kỹ thuật để thêm vào bộ công cụ giao dịch của mình. Bạn không cần phải sử dụng tất cả chúng, thay vào đó hãy chọn một vài thứ mà bạn tìm thấy hữu ích để giúp đưa ra quyết định giao dịch tốt hơn.

Khối lượng cân bằng (On Balance Volume)


Trước tiên, sử dụng chỉ báo OBV để đo lưu lượng khối lượng tích cực và tiêu cực của một mặt hàng hay cổ phiếu theo thời gian.

Chỉ báo là tổng số khối lượng giao dịch tiếp diễn với khối lượng tích cực trừ đi khối lượng tiêu cực. Khối lượng tích cực là khối lượng khi giá tăng. Khối lượng tiêu cực là khối lượng xuất hiện vào ngày giá giảm.

1.png

Khi OBV tăng, điều đó cho thấy người mua sẵn sàng bước vào và đẩy giá cao hơn. Khi OBV giảm, khối lượng bán vượt xa khối lượng mua, điều này cho thấy giá sẵn sàng để di chuyển thấp hơn. Theo cách này, nó hoạt động như một công cụ xác nhận xu hướng. Nếu giá và OBV đang tăng, điều đó giúp chỉ ra sự tiếp tục của xu hướng.

Các traders sử dụng OBV cũng theo dõi sự phân kỳ. Điều này xảy ra khi các chỉ báo và giá đang đi theo các hướng khác nhau. Nếu giá tăng nhưng OBV đang giảm, điều đó có thể cho thấy xu hướng không được ủng hộ bởi những người mua và có thể sớm đảo ngược.

Đường tích lũy / phân phối (Accumulation/Distribution Line)


Một trong những chỉ số được sử dụng phổ biến nhất để xác định dòng tiền vào và ra khỏi chứng khoán hay một mặt hàng nào khác là chỉ báo Accumulation/Distribution Line.

Nó tương tự như chỉ báo OBV, nhưng thay vì chỉ xem xét giá đóng cửa trong kỳ, nó cũng tính đến trọng số tại các phạm vi giao dịch (Trading Range) trong một khoảng thời gian nhất định và mức giá đóng cửa có liên quan đến phạm vi đó . Nếu một mặt hàng kết thúc gần mức cao của nó, chỉ báo sẽ lấy trọng số lớn hơn so với khi nó đóng gần điểm giữa của vùng Trading Range đó. Các nghiên cứu cho thấy là OBV sẽ hoạt động tốt hơn trong một số trường hợp và A / D sẽ hoạt động tốt hơn trong những trường hợp khác.

2.png

Nếu đường chỉ báo đang có xu hướng tăng, nó cho thấy sự quan tâm của người mua, vì mặt hàng chúng ta đang quan tâm đóng cửa trên điểm giữa của Trading Range. Điều này giúp xác nhận một xu hướng tăng. Mặt khác, nếu A / D giảm, điều đó có nghĩa là giá đang kết thúc ở phần dưới của phạm vi (TR) hàng ngày của nó. Điều này giúp xác nhận một xu hướng giảm.

Các traders sử dụng chỉ báo A / D cũng theo dõi sự phân kỳ. Nếu A / D bắt đầu giảm trong khi giá đang tăng, điều này báo hiệu rằng xu hướng đang gặp khó khăn và có thể đảo ngược. Tương tự, nếu giá đang có xu hướng thấp hơn và A / D bắt đầu tăng, điều đó có thể báo hiệu giá cao hơn sẽ đến.

Chỉ số định hướng trung bình (Average Directional Index):


Chỉ số định hướng trung bình ( ADX) là một chỉ báo xu hướng được sử dụng để đo lường sức mạnh và động lượng của một xu hướng. Khi ADX trên 40, xu hướng được coi là có nhiều sức mạnh định hướng, tăng hoặc giảm, tùy thuộc vào hướng mà giá đang di chuyển.

Khi chỉ báo ADX dưới 20, xu hướng được coi là yếu hoặc không có xu hướng.

3.png

ADX là dòng chính trên chỉ báo, thường có màu đen. Có hai dòng bổ sung có thể được hiển thị tùy chọn. Đây là DI + và DI-. Những dòng này thường có màu đỏ và xanh lá cây, tương ứng. Cả ba dòng làm việc cùng nhau để hiển thị hướng và đà của xu hướng.

ADX trên 20 và DI + trên DI-: Đó là một xu hướng tăng.
ADX trên 20 và DI- trên DI +: Đó là một xu hướng giảm.
ADX dưới 20 là một xu hướng yếu hoặc giá đang di chuyển trong Range, nó cũng thể hiện bằng cách DI- và DI + chồng chéo lẫn nhau.

Chỉ báo Aroon:


Aroon là một chỉ báo kỹ thuật được sử dụng để đo lường liệu mặt hàng chúng ta đang quan tâm có theo xu hướng hay không, và cụ thể hơn đó là để chúng ta xem xét liệu rằng giá có đang đạt mức cao hoặc mức thấp mới trong khoảng thời gian tính toán (thường là 25 chu kỳ).

Chỉ báo cũng có thể được sử dụng để xác định khi nào một xu hướng mới được thiết lập và đang bắt đầu. Chỉ báo Aroon bao gồm hai dòng: dòng Aroon-up và dòng Aroon-down.

4.png

Khi Aroon-up vượt lên trên Aroon-down, đó là dấu hiệu đầu tiên của sự thay đổi xu hướng có thể xảy ra. Nếu Aroon-up đạt 100 và giữ tương đối gần mức đó trong khi Aroon-down gần bằng 0, đó là xác nhận tích cực về xu hướng tăng.

Điều ngược lại cũng đúng. Nếu Aroon-down vượt qua Aroon-up và ở gần mức 100, điều này cho thấy xu hướng giảm đang có hiệu lực.

Chỉ báo MACD:


Chỉ báo trung bình di động phân kỳ hội tụ (MACD) giúp các nhà giao dịch thấy được xu hướng, cũng như đà của xu hướng đó. Nó cũng cung cấp một số tín hiệu giao dịch.

Khi chỉ số MACD ở trên 0, giá đang ở giai đoạn tăng. Nếu chỉ số dưới 0, nó đã bước vào giai đoạn giảm giá.

5.png

Chỉ báo này bao gồm hai đường: đường MACD và đường tín hiệu (di chuyển chậm hơn). Khi đường MACD nằm dưới đường tín hiệu, nó chỉ ra rằng giá đang giảm. Khi đường MACD vượt lên trên đường tín hiệu, giá sẽ tăng.

Hãy chú ý vào đường zero-line của chỉ báo, chúng ta sẽ xác định được những tín hiệu cần theo dõi. Ví dụ: nếu chỉ báo ở trên mức 0, hãy theo dõi đường MACD, nếu nó vượt lên trên đường tín hiệu, chúng ta sẽ có tín hiệu mua. Nếu chỉ báo dưới mức 0, đường MACD cắt xuống phía dưới đường tín hiệu có thể cung cấp tín hiệu cho một giao dịch ngắn có thể xảy ra. Tất nhiên, đây chỉ là những giới thiệu sơ bộ về chỉ báo này, các công dụng cụ thể và hơn thế nữa của MACD anh chị có thể theo dõi thêm tại các bài viết khác trên TraderViet

Chỉ báo sức mạnh tương đối (RSI):


Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI) có ít nhất ba công dụng chính. Chỉ báo di chuyển giữa 0 và 100, phác họa mức tăng giá gần đây so với mức giảm giá gần đây nhất. Do đó, các mức RSI giúp đo động lượng và cường độ xu hướng.

Việc sử dụng cơ bản nhất của RSI là chúng ta sử dụng như một chỉ báo quá mua và quá bán. Khi RSI di chuyển trên 70, tài sản được coi là quá mua và có thể giảm. Khi chỉ số RSI dưới 30, tài sản bị bán quá mức và có thể tăng. Tuy nhiên, giả định này là nguy hiểm nếu chúng ta sử dụng nó một cách máy móc; do đó, một số nhà giao dịch chờ đợi chỉ báo tăng trên 70 và sau đó giảm xuống dưới trước khi bán, hoặc giảm xuống dưới 30 và sau đó tăng trở lại trên trước khi mua.

6.png

Phân kỳ là một cách sử dụng khác của RSI. Khi chỉ báo đang di chuyển theo một hướng khác với giá, nó cho thấy xu hướng giá hiện tại đang suy yếu và có thể sớm đảo ngược.

Công dụng thứ ba cho chỉ số RSI là các mức hỗ trợkháng cự. Trong xu hướng tăng, một mặt hàng thường sẽ giữ trên mức 30 và thường xuyên đạt 70 trở lên. Khi một mặt hàng đang trong xu hướng giảm, chỉ số RSI thường sẽ giữ dưới 70 và thường xuyên đạt 30 hoặc thấp hơn.

Chỉ báo dao động ngẫu nhiên (Stochastic Oscillator):


Dao động ngẫu nhiên là một chỉ báo đo lường giá hiện tại so với phạm vi giá trong một số giai đoạn. Di chuyển giữa 0 và 100 với ý tưởng là, khi xu hướng tăng, giá sẽ tạo ra mức cao mới. Trong một xu hướng giảm, giá có xu hướng tạo ra mức thấp mới. Các stochastic ghi nhận lại những điều này.

7.png

Stochastic di chuyển lên và xuống tương đối nhanh vì thế rất hiếm khi giá tạo ra mức cao liên tục tại gần 100 hoặc mức thấp liên tục ở quanh mức 0. Do đó, stochastic thường được sử dụng như một chỉ báo quá mua và quá bán. Các giá trị trên 80 được coi là quá mua, trong khi các mức dưới 20 được coi là quá bán.

Xem xét xu hướng giá chung khi sử dụng các mức quá mua và quá bán. Ví dụ, trong một xu hướng tăng, khi chỉ báo giảm xuống dưới 20 và tăng trở lại trên nó, đó là tín hiệu mua có thể được sử dụng. Nhưng các thời điểm chỉ báo tăng trên 80 thì sẽ ít có kết quả hơn vì chúng tôi nhận thấy chỉ báo sẽ chuyển đến 80 và cao hơn thường xuyên trong một xu hướng tăng. Trong một xu hướng giảm, hãy xem xét những lúc chỉ báo di chuyển trên 80 và sau đó giảm xuống bên dưới để báo hiệu rằng chúng ta có thể giao dịch. Mức 20 là ít quan trọng trong một xu hướng giảm.

Điểm mấu chốt:


Mục tiêu của mọi nhà giao dịch ngắn hạn là xác định hướng và động lực của một tài sản nhất định và cố gắng kiếm lợi nhuận từ nó. Đã có hàng trăm chỉ báo kỹ thuật và bộ dao động được phát triển cho mục đích cụ thể này và bài viết này đã cung cấp một số ít chỉ báo thông dụng nhất mà anh chị có thể bắt đầu thử. Sử dụng các chỉ báo để phát triển các chiến lược mới hoặc xem xét kết hợp chúng vào các chiến lược hiện tại của bạn để xác định những cái nào sẽ sử dụng, cái nào sẽ bỏ qua. Hãy thử chúng trong tài khoản demo, chọn những thứ bạn thích nhất, và bỏ phần còn lại.

Chúc mọi người giao dịch tốt,

 

Giới thiệu sách Trading hay
Mô Hình Biểu Đồ - Phương Pháp Hiệu Quả Để Tìm Kiếm Lợi Nhuận

Được xem là cẩm nang về mô hình biểu đồ của các nhà đầu tư, giao dich tài chính toàn cầu và là kiến thức bắt buộc phải nắm về Phân Tích Kỹ Thuật

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 300 Xem / 13 Trả lời
  • captainfx trong Chuyện bên lề 711 Xem / 1 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 169 Xem / 6 Trả lời
  • TraderLC trong Hội Trader giao dịch Quỹ 2,230 Xem / 32 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên