8 mẹo đơn giản giúp bạn tránh khỏi những lừa đảo tài chính

8 mẹo đơn giản giúp bạn tránh khỏi những lừa đảo tài chính

8 mẹo đơn giản giúp bạn tránh khỏi những lừa đảo tài chính

pipsmaster

Administrator
Đã Xác Nhận
IB Việt Nam
1,528
8,253
Đánh cắp thông tin cá nhân, lừa đảo online, hack facebook,... Thật không may, mặt tiêu cực của công nghệ mới và sự cải tiến đó là rủi ro bị rò rỉ thông tin cá nhân và tài khoản bảo mật ngày càng lớn.

Trên thực tế, những kẻ lừa đảo và tin tặc đã chiếm đoạt 16 tỷ USD từ 15,4 triệu người tiêu dùng Mỹ vào năm 2016. Tuy nhiên, có những điều người tiêu dùng có thể làm để tự bảo vệ bản thân khỏi những kẻ gian lận tham lam ngày càng xảo quyệt này.

Dưới đây là 8 mẹo phổ biến nhất giúp bạn tránh khỏi những lừa đảo tài chính :

1. Đừng bao giờ đưa tiền cho người lạ

Lâu lâu bạn lại “may mắn” nhận được một email hoặc tin nhắn facebook từ một hoàng tử giàu có của Nigeria mà cha / mẹ / anh trai vừa mới qua đời và đã để lại cho ông một tài sản khổng lồ. Vì tình trạng khẩn cấp nhất thời, hoàng tử cần bạn giúp chuyển hàng triệu đô la từ tài khoản của Hoa Kỳ. Đổi lại, anh ta sẽ trả cho bạn hàng trăm ngàn đô la! Tất cả bạn phải làm là chuyển vào một tài khoản mà anh ta chỉ định số tiền $ 5.000.

8-meo-giup-ban-tranh-lua-dao-tai-chinh-traderviet-2.png

Mặc dù đây là một trong những trò gian lận internet xưa như trái đất rồi nhưng vẫn có người bị lừa đấy. Bất kể trường hợp nào - dù bạn nhận được email hoặc tin nhắn từ một khách du lịch giàu có, những người cần trợ giúp hoặc người anh họ của bạn tự nhiên nhắn tin nói rằng đang ở trong tình huống khẩn cấp cần tiền gấp - KHÔNG BAO GIỜ giao tiền cho người lạ.

2. Không đưa ra thông tin tài chính

Không bao giờ tiết lộ thông tin tài chính nhạy cảm cho người khác hoặc cho doanh nghiệp bạn không biết rõ, cho dù họ liên lạc với bạn qua điện thoại, văn bản có dấu mộc hoặc email. Những kẻ lừa đảo đôi khi sẽ gửi email hoặc gọi cho bạn nói rằng tài khoản của bạn đã bị xâm nhập hoặc cần được cập nhật, để bạn cung cấp cho họ số thẻ tín dụng, số An sinh Xã hội hoặc thông tin tài chính khác của bạn.

Chiêu thức phổ biến này được gọi là lừa đảo. Hãy nhớ rằng, công ty thẻ tín dụng hoặc ngân hàng bạn đang sử dụng sẽ không bao giờ liên lạc với bạn và yêu cầu thông tin cá nhân của bạn. Nếu bạn nhận được cuộc gọi hoặc email đáng ngờ quan tâm đến tài khoản của bạn, hãy chủ động gọi cho công ty phát hành thẻ tín dụng hoặc ngân hàng để kiểm tra trạng thái tài khoản của bạn.

3. Không bao giờ nhấp vào liên kết trong email

Nếu bạn nhận được email từ người lạ hoặc công ty nào đó, yêu cầu bạn nhấp vào một liên kết hoặc mở một tệp đính kèm rồi sau đó nhập thông tin tài chính của bạn thì hãy xóa ngay email. Ngay cả khi email xuất hiện từ ngân hàng hoặc công ty phát hành thẻ tín dụng của bạn, thì đó có thể là một trò lừa đảo được gọi là pharming.

4. Sử dụng mật khẩu khó

8-meo-giup-ban-tranh-lua-dao-tai-chinh-traderviet-3.png

Mật khẩu như "12345" hoặc "P @ ssword" hacker có thể dễ dàng crack mật khẩu đơn giản. Tạo mật khẩu có ít nhất tám ký tự và bao gồm cả chữ in hoa và in thường, số và ký tự đặc biệt. Bạn cũng nên sử dụng một mật khẩu khác nhau cho mỗi trang web bạn truy cập.

5. Cài đặt phần mềm chống vi rút và phần mềm gián điệp

Bảo vệ những thông tin nhạy cảm được lưu trữ trên máy tính của bạn bằng cách cài đặt chương trình chống vi rút, tường lửa và phần mềm gián điệp. Khi bạn cài đặt chương trình, hãy bật tính năng tự động cập nhật để đảm bảo phần mềm luôn được cập nhật.

6. Đừng mua sắm với những website bán lẻ trực tuyến không quen thuộc

Khi nói đến mua sắm trực tuyến, chỉ giao dịch với các công ty quen thuộc. Nếu bạn quan tâm đến việc mua một sản phẩm từ một nhà bán lẻ không quen thuộc, hãy tìm hiểu kĩ để đảm bảo công ty cung cấp sản phẩm là hợp pháp và đáng tin cậy.

7. Không tải phần mềm từ cửa sổ pop-up

Khi bạn online, hãy cảnh giác các cửa sổ pop-up bất ngờ xuất hiện và nói rằng “click vào đây để diệt virus, máy tính của bạn không an toàn”. Nếu bạn nhấp vào liên kết trong pop-up để bắt đầu "quét hệ thống" hoặc tải về một số chương trình khác, phần mềm độc hại có thể làm hỏng hệ điều hành của bạn.

8. Hãy chắc chắn rằng các trang web bạn truy cập là an toàn

Trước khi bạn nhập thông tin tài chính vào bất kỳ trang web nào, hãy kiểm tra lại các quy tắc về quyền riêng tư của trang web. Cũng đảm bảo rằng trang web sử dụng mã hóa, thường được biểu trưng bằng hình ổ khóa ở bên trái của địa chỉ web. Khi bạn nhìn thấy khóa, điều này có nghĩa là thông tin bạn nhập vào được mã hóa và bảo vệ an toàn chống lại tin tặc.

* Bài viết thể hiện quan điểm của người viết, không phải người dịch

>> 3 điều tối ưu cần nhớ về chi tiêu cá nhân

>> Những vụ sụp đổ thị trường lớn nhất lịch sử - Bong bóng Internet dot dom (2000 - 2002)


Nguồn investopedia.com
 

Giới thiệu sách Trading hay
Giao Dịch Theo Xu Hướng Để Kiếm Sống

Sách chia sẻ chiến lược giao dịch, tâm lý, phương pháp quản lý vốn thực chiến của Trader 18 năm kinh nghiệm giao dịch theo xu hướng

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,180 Xem / 41 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 841 Xem / 39 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 260 Xem / 7 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 149 Xem / 7 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,284 Xem / 84 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 315 Xem / 31 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên