9 sự kiện "Black Swan" làm điên đảo thị trường tài chính [Phần 1]

9 sự kiện "Black Swan" làm điên đảo thị trường tài chính [Phần 1]

9 sự kiện "Black Swan" làm điên đảo thị trường tài chính [Phần 1]

Le Hue Truong

Editor
Trial mod
7,292
32,443
Thuật ngữ "Black Swan" được ra đời từ Nassim Nicholas Taleb, một giáo sư tài chính, nhà văn và cựu trader Phố Wall trong 21 năm, nơi ông đã phát triển các mô hình máy tính cho các tổ chức tài chính lớn. Từ "Black Swan" đã được sử dụng phổ biến sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Lấy sự kiện năm 2008 làm ví dụ cơ bản, Taleb cho rằng các sự kiện Black Swan gần như không thể dự đoán được nhưng vẫn có hậu quả nặng nề đến thị trường tài chính, do đó, chúng ta luôn nên cảnh giác về một sự kiện Black Swan sẽ diễn ra trong tương lai và lên kế hoạch phù hợp. Để làm được điều đó, hãy cùng nhìn lại những sự kiện Black Swan như vậy diễn ra từ năm 1997 nhé!

1. Sự kiện Black Swan làm điên đảo thị trường tài chính - Khủng hoảng tài chính châu Á (1997)


Cuộc khủng hoảng tài chính này xảy ra vào cuối giai đoạn tăng trưởng đáng kinh ngạc của các cường quốc được mệnh danh là những "Con Hổ của Châu Á", bao gồm các quốc gia như Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Singapore và Philippines. Sự xuất hiện của bong bóng tài sản đã dẫn đến thiệt hại hơn 70% trên thị trường tiền tệ và chứng khoán của các quốc gia này. Sự tăng trưởng trong các nền kinh tế định hướng xuất khẩu của khu vực đã dẫn đến một dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn, từ đó khiến giá bất động sản tăng vọt. Với dòng vốn đầu tư, Chính phủ & các doanh nghiệp bắt đầu tích lũy nợ công lớn từ các ngân hàng với các dự án cơ sở hạ tầng đầy tham vọng cùng kế hoạch chi tiêu táo bạo không kém. Chu kỳ thắt chặt của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ đã không thể giúp gì cho những quốc gia có tiền tệ được cố định bằng đô la Mỹ trong trường hợp này..

Thị trường bất động sản yếu ớt của Thái Lan là điểm bùng phát đầu tiên khi nó sụp đổ sau khi Somprasong Land lao vỡ nợ và vụ phá sản của Finance One hồi đầu năm 1997. Đồng Bhat Thái cuối cùng đã bị thả nổi và mất giá ồ ạt. Đồng Ringgit của Malaysia, Rupiah Indonesia và Đô la Singapore cũng lần lượt mất giá khi sự sụp đổ lây lan sang các nền kinh tế lân cận. IMF cuối cùng đã bước vào để cứu vớt cuộc khủng hoảng với các khoản vay ngắn hạn khoảng 110 tỷ đô la cho Thái Lan, Indonesia và Hàn Quốc với các điều kiện nghiêm ngặt về thuế cao hơn, giảm chi tiêu công, tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước và lãi suất cao hơn để hạ nhiệt các nền kinh tế quá nóng. Những biện pháp này cuối cùng đã đưa khu vực ra khỏi mớ hỗn độn vào năm 1999 khi châu Á bắt đầu lấy lại được đà tăng trưởng.


9-su-kien-black-swan-lam-thay-doi-thi-truong-tai-chinh-TraderViet1.png



2. Sự kiện Black Swan làm điên đảo thị trường tài chính - Vụ Dot-Com Crash (2000)


Bong bóng công nghệ hay vụ bùng nổ, phá vỡ hoặc bong bóng Dotcom, hay bất cứ điều gì mà bạn muốn gọi - là một ví dụ kinh điển về cách thị trường trở nên không bền vững khi định giá dựa trên số liệu phi thực tế và đầu cơ thuần túy với nguồn vốn đầu tư dồi dào. Hầu hết các nhà phân tích thị trường tại thời điểm đó đã dấn thân vào một con đường được tạo ra bởi sự phấn khích của cuộc cách mạng công nghệ do sự ra đời của Internet. Do đó, các nhà đầu tư - người bị các học giả định hướng sai - đã đổ tiền của mình vào một bong bóng thị trường mà cuối cùng hóa ra lại châm ngòi cho một thảm họa. Tất cả mọi người đều quên đi các nguyên tắc cơ bản của thị trường khi nghiên cứu một kế hoạch kinh doanh, quên luôn cả việc xem xét các xu hướng và phân tích các kế hoạch tạo doanh thu, v.v. để rồi bị dẫn dắt bởi sự kích động nhấn chìm toàn bộ tâm lý thị trường lúc bấy giờ.

Chỉ số NASDAQ về công nghệ đã tăng từ dước mức 1000 vào năm 1995 đến đỉnh điểm vào ngày 10 tháng 3 năm 2000 là 5048 trước khi tình trạng hỗn loạn xảy ra. Các công ty tên tuổi lớn như Dell và Cisco tại thời điểm đó đã đặt các lệnh bán khổng lồ ở mức đỉnh điểm gây ra sự bán tháo hoảng loạn giữa các nhà đầu tư với thị trường, làm mất đi 10% giá trị trong vài tuần. Khi vốn đầu tư bị tuôn ra, phần lớn các công ty dotcom từng đạt được số lượng vốn hóa thị trường tăng vọt với trị giá hàng triệu đô la nay trở nên vô giá trị. Sự sụp đổ của Nasdaq kinh khủng đến mức phải mất 15 năm mới có thể phục hồi trở lại.


9-su-kien-black-swan-lam-thay-doi-thi-truong-tai-chinh-TraderViet2.gif



3. Sự kiện Black Swan làm điên đảo thị trường tài chính - Vụ crash 9/11 (2001)


Đây là một chủ đề gây tranh luận sôi nổi rằng các vụ crash năm 2000 và 2008 có thể tránh được hoặc ít nhất là giảm thiểu được các tác động của chúng. Nhưng sau đó đã diễn ra sự kiện mà không ai có thể lường trước được như vụ tấn công khủng bố vào thành phố New York. Tuy nhiên, phản ứng của thị trường đối với sự kiện này cũng khá dễ đoán nếu chúng ta xem xét cách thị trường đã phản ứng từ vụ sụp đổ dotcom một năm trước. Vì không có yếu tố cơ bản từ phía thị trường, nên chúng ta chỉ có thể xem xét các con số trên thị trường chứng khoán Hoa Kỳ khi cuối cùng nó được hoạt động lại vào ngày 17 tháng 9 năm 2001 kể từ lần đóng cửa lâu nhất vào năm 1933.

Quyết định đóng cửa được đưa ra để tránh sự hỗn loạn của thị trường và sự bán tháo hoảng loạn vào ngày đầu tiên giao dịch sau các cuộc tấn công, NYSE đã mất hơn 7%, chứng kiến hàng loạt các cổ phiếu thuộc ngành Hàng không và Bảo hiểm bị bán tháo số lượng lớn. Tuần lễ thảm khốc đã kết thúc với việc Dow sụt giảm 14% và S&P giảm 11,6%. Một mức vốn hóa với gần 1,4 nghìn tỷ đô la đã bị xóa sổ khỏi sách chỉ trong một tuần. Nhưng khi nhìn vào bức tranh lớn hơn, hóa ra đó chỉ là một xu hướng giảm trong một đợt điều chỉnh lớn cuối cùng đã kết thúc một năm sau đó vào tháng 10/2002.


9-su-kien-black-swan-lam-thay-doi-thi-truong-tai-chinh-TraderViet3.png



4. Sự kiện Black Swan làm điên đảo thị trường tài chính - Suy thoái tài chính toàn cầu (2008)


Cuộc khủng hoảng tài chính nổi tiếng nhất thời gian gần đây và có lẽ chỉ đứng sau Đại suy thoái là cuộc khủng hoảng bắt đầu vào tháng 9 năm 2008. Thủ phạm lớn nhất gây nên chính là các khoản vay thế chấp cho những người có điều kiện tín dụng kém, dẫn đến một bong bóng thị trường bất động sản không bền vững mà cuối cùng thì nó đã nổ tung. Sự tự mãn bắt nguồn từ nhiều năm tăng trưởng ổn định, lạm phát thấp và tỷ lệ việc làm cao ở Mỹ đã khiến các nhà tài chính cho vay một cách liều lĩnh. Cục Dự trữ Liên bang luôn có mặt trước, trong và sau mớ hỗn độn ấy. Chu kỳ nới lỏng bắt đầu từ tháng 5 năm 2000 đến tháng 12 năm 2001 đã chứng kiến lãi suất giảm xuống còn 1,75% từ mức 6,0% tạo ra một "dòng tiền dễ dàng" trong nền kinh tế - điều mà các banker tham lam đã sẵn sàng phân phối ra thị trường!


9-su-kien-black-swan-lam-thay-doi-thi-truong-tai-chinh-TraderViet4.jpg



Mọi việc bắt đầu vào tháng 3 năm 2008 - khi một ngân hàng đầu tư Bear Stearns thấy các nhà đầu tư bán cổ phiếu của họ đi vì ngân hàng đã tích lũy nhiều tài sản xấu - đáng chú ý nhất là những chứng khoán được thế chấp, các công cụ tài chính được hỗ trợ bởi các khoản cho vay dưới chuẩn đã bắt đầu trở nên tồi tệ. Không chỉ ở Hoa Kỳ mà các tổ chức tài chính, các tập đoàn và quỹ hưu trí trên toàn thế giới cũng tiếp xúc đáng kể với các tài sản nguy hiểm này. Bear Stearns đã tiếp cận JP Morgan Chase - tổ chức được chỉ Cục Dự trữ Liên bang đồng ý cho bảo lãnh công trị giá 30 tỷ USD - để bảo lãnh cho các tài sản đó. Và khi bong bóng nổ, như một hiệu ứng domino, tất cả đều trở thành địa ngục đen tối vào tháng 9 năm 2008. Khi thị trường nhà đất sụp đổ, một ngân hàng đầu tư toàn cầu khác - Lehman Brothers đã công bố phá sản. Fannie Mae và Freddie Mac, hai tổ chức tài chính đã bảo hiểm gần 90% các khoản thế chấp ở Hoa Kỳ không còn khả năng duy trì cuộc chạy đua khi các khoản vay nhà ở trở nên tồi tệ hơn trên quy mô lớn. Chính phủ Hoa Kỳ không còn cách nào khác ngoài việc phải mua lại hai công ty đó với giá 187 tỷ USD. Fed cũng đã cứu trợ AIG với 85 tỷ đô la - đại gia bảo hiểm này đã bán một giao dịch hoán đổi tín dụng như một sản phẩm bảo hiểm, bảo hiểm cho các chứng khoán thế chấp đang gặp sự cố.

Chính phủ Hoa Kỳ đã phê duyệt một quỹ khẩn cấp có tên là Tpeg (Chương trình cứu trợ tài sản gặp rắc rối) với số tiền 700 tỷ đô la được sử dụng cho các gói cứu trợ như vậy và để cung cấp thanh khoản cho hệ thống tài chính đang thiếu tiền mặt trầm trọng - như một phần của nỗ lực được phối hợp trên toàn cầu, các sáng kiến cứu trợ tương tự cũng đã được trình lên chính phủ ở các nước khác. Các chính phủ trên khắp thế giới đã tăng cường các quy định của họ đối với các tổ chức tài chính để hạn chế việc chấp nhận quá nhiều rủi ro và gây ra một sự kiện tương tự trong tương lai. Đạo luật cải cách Dodd-Frank là một ví dụ như vậy ở Hoa Kỳ

Nguồn: medium.com

Đừng quên like, share và comment để ủng hộ mình nhiều hơn nữa nhé!! Nice day everyone ;););)
 

Giới thiệu sách Trading hay
Bộ sách của Phù Thủy Trader Mark Minervini

Mark Minervini là một huyền thoại của giới trading toàn cầu. Bộ sách này mang đến các kiến thức cơ bản nhất về phương pháp giao dịch của Mark Minervini

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • nlinh trong Lập trình MQL - Expert Advisor - Indicator 13,926 Xem / 15 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 360 Xem / 23 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 94 Xem / 3 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 878 Xem / 6 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,238 Xem / 57 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 369 Xem / 7 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên