9 sự kiện "Black Swan" làm điên đảo thị trường tài chính [Phần 2]

9 sự kiện "Black Swan" làm điên đảo thị trường tài chính [Phần 2]

9 sự kiện "Black Swan" làm điên đảo thị trường tài chính [Phần 2]

Le Hue Truong

Editor
Trial mod
7,286
32,433
Xin chào các bạn! Hôm nay mình xin điểm hết 5 sự kiện Black Swan làm điên đảo thị trường tài chính còn lại nhé!

5. Sự kiện Black Swan làm điên đảo thị trường tài chính - Khủng hoảng nợ công châu Âu (2009)


Có thể nói rằng, cuộc khủng hoảng tài chính châu Âu xảy ra như một dư chấn cho cuộc khủng hoảng tài chính lớn hơn bắt đầu từ năm 2008. Dấu hiệu đầu tiên xuất hiện với sự thất bại của hệ thống ngân hàng Iceland đã lan sang các nước khác như Bồ Đào Nha, Ý, Ireland, Hy Lạp và Tây Ban Nha vào năm 2009 - hay được biết đến với tên gọi PIIGS. Lý do cơ bản nằm ở số nợ công khổng lồ mà các quốc gia này đã tích lũy và hiện đang gặp khó khăn trong việc thanh toán. Giống như ở Hoa Kỳ, ECB (Ngân hàng Trung ương châu Âu) phải bước vào để bảo lãnh cho họ. Chỉ trong trường hợp này, cuộc khủng hoảng kéo dài thêm nhiều năm nữa. Mặc dù hầu hết các quốc gia này đã tự tìm cách để thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng, nhưng điều kiện vẫn chưa thỏa đáng khi họ tiếp tục đấu tranh chỉ với tốc độ tăng trưởng ít ỏi và tỷ lệ Nợ/ GDP vẫn còn cao - Hy Lạp là ví dụ rõ ràng nhất khi đã được cứu trợ đến hai lần kể từ khi cuộc khủng hoảng bắt đầu. Các vấn đề của Châu Âu sẽ không đặt dấu chấm hết ở đó - những bất ổn chính trị như Brexit, hay phong trào áo vàng ở Pháp, hay việc nước Ý tranh chấp với ECB về vấn đề ngân sách đang tạo thành những đám mây đen che lấp lấy triển vọng kinh tế tương lai của lục địa.


9-su-kien-black-swan-lam-thay-doi-thi-truong-tai-chinh-TraderViet5.jpg



6. Sự kiện Black Swan làm điên đảo thị trường tài chính - Thảm họa hạt nhân Fukushima (2011)


Một trong những thảm họa thiên nhiên khác không chỉ gây ra tổn thất lớn về cuộc sống mà còn gây đau đầu nhức óc trên thị trường tài chính, đặc biệt cho Nhật Bản (nền kinh tế lớn thứ ba trên thế giới) và các khu vực lân cận. Trận động đất mạnh 8,9 độ richter và trận sóng thần 100 ft đã tấn công vào bờ Đông Bắc của quốc đảo vào ngày 11 tháng 3 năm 2011 gây ra cái chết của 28.000 người. Thảm họa thiên nhiên đã tàn phá nền kinh tế Nhật Bản trầm trọng. Các thị trường chứng khoán trên thế giới ghi nhận mức giảm mạnh sau sự cố: Nikkei -16%, Dow -2,4%, Topix -9,5% và Dax -4%. Trận sóng thần dữ dội đã làm hư hại nhà máy điện hạt nhân Fukushima, gây rò rỉ phóng xạ, phải mất nhiều tháng mới có thể ngưng rò rỉ lại. Thảm họa đã phá hủy 138.000 tòa nhà, gây thiệt hại kinh tế nặng nề. Khu vực bị thảm họa tấn công chiếm 6-8% trong tổng sản lượng của cả nước. Ngoài ra, 11 trong tổng số 50 lò phản ứng hạt nhân đã ngừng hoạt động sau thảm họa, làm giảm 40% công suất phát điện của cả nước. Nhật Bản đã phải nhập khẩu dầu để thay thế công suất phát điện, điều này gây ra gánh nặng hơn nữa cho nền kinh tế đang phải thiếu nợ. Thật không may khi phải đóng cửa một số cảng quan trọng của một quốc gia phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu như Nhật Bản. Thời điểm của thảm họa cũng rất đáng tiếc, vì Nhật Bản chỉ mới bắt đầu thoát ra khỏi hai thập kỷ áp lực của giảm phát và tăng trưởng đình trệ.

7. Sự kiện Black Swan làm điên đảo thị trường tài chính - Khủng hoảng dầu thô (2014)


Một khoảng thời gian tốt đẹp trong thập kỷ đầu tiên của thiên niên kỷ đã chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ không chỉ ở các nền kinh tế phát triển mà cả các nền kinh tế mới nổi của Mỹ Latinh và châu Á. Điều này đã tạo ra một nhu cầu lớn về hàng hóa, đặc biệt là Dầu thô. Trung Quốc là động lực chính của sự bùng nổ này với sự tăng trưởng đến hai con số. Sự bùng nổ hàng hóa này đã khiến Hoa Kỳ và Canada phải tự bơm Dầu cho mình. Ngoài ra, với Libya (một quốc gia giàu dầu mỏ) trở lại trong sự kiểm soát của phương Tây vào năm 2014, đã bơm thêm vào nguồn cung toàn cầu đang phát triển - tăng từ 5 triệu thùng mỗi ngày trong năm 2008 lên 8,5 triệu thùng trong năm 2014. Đây là thời điểm mà tăng trưởng toàn cầu đã bắt đầu chậm lại, dẫn đầu bởi Trung Quốc. Sự dư thừa xảy ra bởi sự kết hợp của 2 yếu tố: nguồn cung vượt mức và sụt giảm nhu cầu hàng hóa, đã dẫn đến sự sụt giảm giá từ $110/ thùng xuống còn $ 50/ thùng. Điều này đã làm tổn thương tất cả các nước xuất khẩu dầu như các thành viên OPEC & Canada.


9-su-kien-black-swan-lam-thay-doi-thi-truong-tai-chinh-TraderViet6.jpg



8. Sự kiện Black Swan làm điên đảo thị trường tài chính - Black Monday tại Trung Quốc (2015)


Ngày này ra đời sau khi chứng khoán Thượng Hải giảm mạnh -8,5% trước thông tin về sự suy giảm kinh tế trong nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, nhưng cũng có một số yếu tố khác góp phần vào sự sụt giảm này. Tương tự như tình hình của Mỹ vào năm 2008, các công ty Trung Quốc được phép vay với giá rẻ từ các ngân hàng khuyến khích họ chấp nhận rủi ro quá mức trên thị trường chứng khoán. Như dự đoán, lãi suất vay nhanh chóng vượt quá tốc độ mà các công ty đầu tư này có thể tăng trưởng, gây ra một sự giải ngân lớn. Ngoài ra, dữ liệu kinh tế yếu kém đã khiến chính phủ lo lắng đến mức quyết định làm suy yếu ngang giá nhân dân tệ so với đô la. Theo truyền thống, Trung Quốc đã sử dụng tỷ giá được cố định theo đô la Mỹ để quản lý chính sách tài khóa vì nền kinh tế của họ tập trung hướng đến xuất khẩu. Tuy nhiên, kế hoạch này đã phản tác dụng khi chỉ số chứng khoán Trung Quốc mất 30% giá trị trong 3 tuần, gây ra tình trạng bán tháo ở các thị trường tài chính khác.


9-su-kien-black-swan-lam-thay-doi-thi-truong-tai-chinh-TraderViet7.png



9. Sự kiện Black Swan làm điên đảo thị trường tài chính - BREXIT (2016)


Và cuối cùng, chúng ta có câu chuyện không hồi kết của Brexit - một quan hệ đối tác kinh tế chung đã biến thành một cuộc "ly hôn" lộn xộn với một quyết định không ai ngờ tới. Đó từng là một mối quan hệ bền vững kể từ khi ký Hiệp ước Maastricht năm 1992, biến các quốc gia châu Âu thành một liên minh tiền tệ duy nhất - điều này liên quan đến việc chuyển giao quyền lực khổng lồ cho Liên minh châu Âu mới. Tuy nhiên, ban đầu Anh đã từ chối đơn vị tiền tệ và vấn đề xã hội của EU. Nhưng rồi cuối cùng, Anh cũng đã đồng ý với vấn đề xã hội vào năm 1997 mà vẫn quyết định duy trì đồng tiền của riêng họ - một quyết định một số người cho là hợp lý khi xem xét đến những tai ương của Euro trong vài năm qua. EU đã cố gắng giải quyết các vấn đề kinh tế của họ thông qua một hiệp ước mới mà Vương quốc Anh cuối cùng đã phủ quyết sau khi yêu cầu miễn trừ vào năm 2011. Việc Anh rời khỏi EU cũng lộn xộn và lằng nhằng như chính mối quan hệ này. Như một phản ứng tự nhiên đối với cuộc bỏ phiếu Brexit năm 2016, thị trường toàn cầu đã giảm mạnh với sự sụt giảm đang kể của GBP và EUR. Vàng, hoạt động như một biện pháp phòng vệ rủi ro quen thuộc, đã tăng 6% giá trị. Kế hoạch chuyển đổi được đàm phán giữa Thủ tướng Anh và EU gần đây đã được bỏ phiếu tại Quốc hội Vương quốc Anh nhằm đưa mọi thứ trở lại ban đầu. Với thời hạn 29 tháng 3 năm 2019 đang sắp đến gần, sự không bảo đảm và điều động chính trị chắc chắn sẽ làm tổn hại lợi ích kinh tế của các bên đàm phán trong dài hạn.


9-su-kien-black-swan-lam-thay-doi-thi-truong-tai-chinh-TraderViet18.jpg



Lời kết


Các sự kiện Black Swan có khả năng xảy ra trong tương lai thường xuyên hơn bao giờ hết. Nó đã trở thành một trong những yếu tố rủi ro lớn không chỉ đối với các nhà đầu tư trên thị trường tài chính mà còn đối với dân số nói chung vì có thể mang lại hậu quả lây lan trên diện rộng - như trường hợp năm 2008, nhà đất đã ảnh hưởng đến hầu hết mọi người, vì nó đã gửi những cú sốc thông qua một hệ thống tài chính toàn cầu tích hợp. Mặc dù bạn có thể sẽ không giảm thiểu hoặc thậm chí dự đoán được một sự kiện Black Swan, nhưng bạn vẫn có thể đặt kế hoạch dự phòng nếu tình huống xảy ra. Hãy nhìn vào các trường hợp trong 10 năm qua, có nhiều khả năng nó sẽ xảy ra một lần nữa đấy!

Nguồn: medium.com

Đừng quên like, share và comment để ủng hộ mình nhiều hơn nữa nhé!! Nice day everyone ;););)
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp VPA - Kỹ Thuật Nhận Diện Dòng Tiền Thông Minh bằng Hành Động Giá kết hợp Khối Lượng Giao Dịch

Phương pháp VPA - Volume Price Analysis - là phương pháp Price Action hướng dẫn ĐỌC GIÁ / NẾN kết hợp với KHỐI LƯỢNG GIAO DỊCH để tìm ra hướng đi của DÒNG TIỀN THÔNG MINH
Forex được cái dùng cả buy và sell lên black swan cũng biến thành bong bóng
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Bianas trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 8 Xem / 1 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 117 Xem / 18 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 232 Xem / 6 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,368 Xem / 85 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 253 Xem / 13 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,115 Xem / 41 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên