Abenomics có phải là nguồn cơn cho sự bật tăng của đồng Yên Nhật? Xu hướng tiếp theo sẽ ra sao?

Abenomics có phải là nguồn cơn cho sự bật tăng của đồng Yên Nhật? Xu hướng tiếp theo sẽ ra sao?

Abenomics có phải là nguồn cơn cho sự bật tăng của đồng Yên Nhật? Xu hướng tiếp theo sẽ ra sao?

Mạc An

Junior Mod
Thành viên BQT
Trial mod
17,855
84,373
Xin chào toàn thể anh em,

Ngày hôm nay chúng ta được đón nhận một tin tức khá bất ngờ, đó là việc Thủ tướng Nhật Bản, ông Abe đã từ chức vì vấn đề sức khỏe (cụ thể ở đây là bệnh viêm loét đại tràng mãn tính). Đây là một điều không hề mới khi nó đã xảy ra 1 lần trong quá khứ vào năm 2007 tuy nhiên những gì diễn ra trên thị trường nó lại cho thấy một sự trái ngược, nhất là trong bối cảnh Nhật Bản vẫn đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng COVID-19. Cụ thể, ngay sau khi tin tức được công bố, chỉ số Nikkei 225 giảm từ 23310 xuống 22678 chỉ trong vòng vài phút, bên cạnh đó cặp tỷ giá USDJPY lật kèo giảm 170 pips - một biên độ khá lớn so với cặp tỷ giá nổi tiếng "hiền hòa" này.

Có một số nguyên nhân chính được đề cập đến ở đây là chính sách Abenomics, vậy thì Abenomics là gì? Và liệu nó có phải là nguồn cơn chính? Xu hướng của đồng Yên Nhật sẽ CÓ THỂ đi về đâu? Mời anh em tham khảo một chút về ý kiến cá nhân:

Abenomics là gì?


Abenomics là một chính sách kinh tế do Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ban hành ngay từ đầu nhiệm kì thứ hai của ông. Chính sách Abenomics bao gồm việc tăng nguồn cung tiền quốc gia, tăng chi tiêu của chính phủ và tiến hành cải cách để làm cho nền kinh tế Nhật Bản tăng tính cạnh tranh. Thời báo The Economist gọi chính sách này là "hỗn hợp của sự phục hồi hệ thống tiền tệ, chi tiêu chính phủ và một chiến lược tăng trưởng được thiết kế để kéo nền kinh tế ra khỏi sự đình trệ đã kìm hãm nó trong suốt hơn hai thập kỉ."

Nội dung của chính sách Abenomics


Sau khi làm thủ tướng một thời gian ngắn từ năm 2006 đến 2007, ông Shinzo Abe bắt đầu nhiệm kì thứ hai vào tháng 12 năm 2012. Ngay sau khi quay lại vị trí, ông đã đưa ra một kế hoạch đầy tham vọng nhằm thúc đẩy nền kinh tế trì trệ của Nhật Bản.

Trong bài phát biểu sau cuộc bầu cử của mình, Thủ tướng Abe tuyên bố rằng ông và nội các của mình sẽ "thực hiện chính sách tiền tệ táo bạo, chính sách tài khóa linh hoạt và chiến lược tăng trưởng khuyến khích đầu tư tư nhân, và với ba trụ cột này, sẽ thu được các thành quả."

Chương trình Abenomics bao gồm ba mũi tên:
  • Mũi tên đầu tiên bao gồm in thêm tiền - từ 60 nghìn tỉ yên đến 70 nghìn tỉ yên - để làm cho xuất khẩu của Nhật Bản hấp dẫn hơn và tạo ra mức lạm phát khiêm tốn khoảng 2%.
  • Mũi tên thứ hai là thiết lập các chương trình chi tiêu mới của chính phủ để kích thích nhu cầu và tiêu dùng nhằm kích thích tăng trưởng ngắn hạn và để đạt được thặng dư ngân sách trong dài hạn.
  • Mũi tên thứ ba của chính sách Abenomics phức tạp hơn, xoay quanh việc cải cách nhiều qui định để làm cho các ngành công nghiệp Nhật Bản trở nên cạnh tranh hơn và khuyến khích đầu tư đến khu vực tư nhân, cũng như kêu gọi đầu tư từ khu vực tư nhân. Điều này bao gồm cải cách quản trị doanh nghiệp, giảm bớt các hạn chế trong việc thuê nhân viên nước ngoài tại các khu kinh tế đặc biệt, giúp các công ty sa thải nhân viên làm việc kém hiệu quả, tự do hóa ngành y tế và thực hiện các biện pháp giúp đỡ các doanh nhân trong và ngoài nước. Các luật được đề xuất cũng nhằm mục đích tái cấu trúc các ngành công nghiệp dược phẩm và các ngành phục vụ lợi ích công cộng, cũng như hiện đại hóa ngành nông nghiệp. Quan trọng nhất có lẽ là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, giúp Nhật Bản tăng khả năng cạnh tranh hơn thông qua thương mại tự do.

Abenomics có phải là nguồn cơn cho sự bật tăng của đồng Yên Nhật?


Rõ ràng, chính sách Abenomics đã có tác động rất mạnh mẽ tới đồng Yên Nhật. Đầu tiên, việc in thêm tiền đã tăng thêm nguồn cung đối với đồng Yên. Tiếp theo, để các chính sách trên được thực hiện, BoJ bắt buộc phải thực hiện các công cụ tiền tệ nhằm can thiệp và điều chỉnh tỷ giá, nhằm giữ cho đồng Yên luôn trong trạng thái "thua kém" so với các đồng tiền chính khác. Chúng ta hãy cùng xem qua chỉ số đồng Yên Nhật kể từ sau khi chính sách Abenomics được công bố:

upload_2020-8-28_19-51-1.png

Trên biểu đồ chúng ta có thể thấy được kể từ sau khi chính sách Abenomics được công bố, chỉ số đồng Yên Nhật đã giảm 1 lèo từ mức đỉnh quanh 130 điểm về tới ngưỡng 80 điểm trong năm 2015. Vậy thì có thể nói chính sách này là bước ngoặt của đồng Yên Nhật.

Và rõ ràng, khi người thực hiện chính sách này - ông Abe từ chức, thì thị trường đã có những cái cớ nhất định để tin tưởng vào việc sẽ có những thay đổi trong chính sách đối với đồng Yên Nhật. Mặc dù BoJ đã có những cam kết về việc giữ nguyên chính sách trong suốt thời gian tìm người kế nhiệm và cả thời gian sau đó, nhưng việc đầu tàu của chính sách không còn, không ai có thể đảm bảo trước được điều gì. Ngoài ra, thời thế lúc này đã rất khác với năm 2012, dịch covid-19 đã gây nên 1 cơn khủng hoảng bắt tất cả các NHTW đều phải nới lỏng chính sách tiền tệ bằng việc hạ lãi suất, bơm tiền vào nền kinh tế, nó vô hình chung xóa nhòa khoảng cách với các biện pháp mà Nhật Bản đã áp dụng trước đó để giữ chân đồng tiền của Quốc gia mình!

Tóm lại, những sự kiện kinh tế Vĩ mô, việc từ chức của tổng thống Abe và "khả năng" biến mất của chính sách Abenomics đang là nguồn cơn hợp lý nhất cho sự bật tăng của đồng Yên Nhật, và chúng ta có thể sẽ chứng kiến một sự gia tăng mở rộng của đồng tiền quốc gia này, trong thời gian sắp tới. Một thời đại mới sẽ là 1 thời đại của sự thay đổi, và liệu chăng nó sẽ bắt đầu bằng tiền tệ?

Đồng Yên Nhật sẽ đi về đâu?


Quay lại với đồ thị chỉ số đồng Yên Nhật, các yếu tố kỹ thuật hiện tại cũng đang ủng hộ cho đồng tiền này với các đáy đang được hình thành cao dần, chỉ số hiện cũng đang được hỗ trợ rất tốt phía trên đường MA50, chỉ báo PPO phía trên cũng đang cho thấy khả năng đây chỉ là 1 nhịp điều chỉnh lành mạnh. Kết hợp với những gì diễn ra, chúng ta hoàn toàn có thể kỳ vọng mua vào cho đồng Yên, trong dài hạn.

upload_2020-8-28_19-48-47.png


Chúng ta sẽ cùng điểm một chút qua đồ thị PnF:

upload_2020-8-28_20-7-13.png


Hẳn nếu anh em nào theo dõi thead mình nhiều đều có thể thấy mình đã khá nhiều lần sử dụng đồ thị dài hạn của cặp tỷ giá USDJPY để nhấn mạnh về 1 xu hướng mới đã được thiết lập trên đồ thị này, sau khi tỷ giá phá vỡ mức hỗ trợ với 4 đáy ở 106. Hiện tại hỗ trợ tiếp theo dành cho cặp tỷ giá là 102, nếu phá vỡ ngưỡng hỗ trợ chính này, xu hướng giảm sẽ tiếp diễn với mục tiêu ước lượng gần nhất sẽ nằm quanh vùng 97.

Rõ ràng, sự bật tăng của đồng JPY cũng một phần đến từ sự suy yếu của đồng USD, nhưng nhưng diễn biến hiện tại có thể là chất xúc tác cho 1 sự thay đổi dài hạn ở phía trước. Trên đây là 1 số ý kiến cá nhân, thân mời anh em phản biện và đóng góp!

Chúc anh em giao dịch tốt!
Mạc An
Giới thiệu SÁCH MỚI về MÔ HÌNH BIỂU ĐỒ cho anh em: https://bit.ly/mo-hinh-bieu-do-1
[TBODY] [/TBODY]
 

Giới thiệu sách Trading hay
Các Phương Pháp Price Action Kinh Điển

Bộ sách tổng hợp các phương pháp Price Action truyền thống và hiện đại, với các hướng dẫn cụ thể và dễ áp dụng cho nhà giao dịch
ơ ông @g1nt4ma
cho hỏi xíu
nhìn giá như thế nào so với mây kumo để ra trend tăng với trend giảm thế
...... tui nhìn chart trơn h4...giá nó biến động kiểu j ngày hôm trước cũng ra 1 trend y chang như vậy cho ngày hôm sau
 
Bài thiếu một điểm quan trọng
aimgur.com_ZNSxV7G.jpg


aimgur.com_8aOIPPP.png


upload_2020-8-28_19-51-1-png.166293


Bác thớt thấy gì hôm?
 

Đính kèm

  • aimgur.com_dRqhrNS.jpg
    aimgur.com_dRqhrNS.jpg
    110.9 KB · Xem: 4
ơ ông @g1nt4ma
cho hỏi xíu
nhìn giá như thế nào so với mây kumo để ra trend tăng với trend giảm thế
...... tui nhìn chart trơn h4...giá nó biến động kiểu j ngày hôm trước cũng ra 1 trend y chang như vậy cho ngày hôm sau
ở trên mây là trend tăng dưới mây là trend giảm. nhìn hướng đi của mây ý, 2 đường hướng lên là tăng, xuống làm giảm, đi ngang là sideway :D
 
ở trên mây là trend tăng dưới mây là trend giảm. nhìn hướng đi của mây ý, 2 đường hướng lên là tăng, xuống làm giảm, đi ngang là sideway :D
ok sang tuần test xem có khá hơn chart trơn k
tuần này ăn 288.8 pip ..... cảm thấy hơi bèo so với tiềm năng của nó ... hô hô :D
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 209 Xem / 5 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 709 Xem / 35 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,270 Xem / 84 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,162 Xem / 40 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 301 Xem / 31 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 121 Xem / 3 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên