Ba cú trade vĩ đại nhất mọi thời đại và những bài học mà Trader nên khắc cốt ghi tâm!

Ba cú trade vĩ đại nhất mọi thời đại và những bài học mà Trader nên khắc cốt ghi tâm!

Ba cú trade vĩ đại nhất mọi thời đại và những bài học mà Trader nên khắc cốt ghi tâm!

Le Hue Truong

Editor
Trial mod
7,221
32,352
Xin chào cả nhà!

Điều gì làm cho một giao dịch trở nên vĩ đại? Đó có phải là tỷ lệ lợi nhuận, thời điểm vào lệnh tuyệt đẹp, hay khả năng suy nghĩ khác biệt? Theo mình, một cú trade tuyệt đỉnh là khi một trader xác định được một cơ hội với tỷ lệ risk:reward (rủi ro:phần thưởng) phù hợp, tuân theo các nguyên tắc giao dịch cá nhân của họ một cách nghiêm khắc và có khả năng tăng kích thước giao dịch lên để thực hiện một cú "home run".

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng xem xét 3 cú trade vĩ đại nhất mọi thời đại và những bài học có thể học hỏi được từ đó nhé!

1. Cú trade vĩ đại nhất mọi thời đại của Andy Hall


Ba-cu-trade-vi-dai-nhat-moi-thoi-dai-va-bai-hoc-cho-Trader-TraderViet1.jpg

Andy Hall được nhận xét là một trong những trader giao dịch dầu giỏi nhất mọi thời đại. Công ty giao dịch của ông, Phibro, trước đây là công ty con của Citigroup, liên tục đạt được lợi nhuận khủng kể cả khi Citi bị "xuất huyết" tiền.

Một trong những giao dịch sáng tạo nhất từng được ghi nhận đó là Hall đã tận dụng sự khác biệt về giá trong hợp đồng tương lai dầu (futures price) và giá dầu giao ngay (spot price).

Nhận thấy sự tiệm cận giữa giá dầu giao ngay và giá thị trường của các hợp đồng tương lai sắp hết hạn, Hall và công ty của ông đã nghĩ ra một kế hoạch để kiếm tiền trong cơ hội arbitrage này. Vào năm 2009, khi giá spot và giá futures còn cách xa đáng kể, thì Phibro đã mua 1 triệu gallon dầu và thuê các tàu siêu tốc để lưu trữ dầu ngoài khơi cho đến khi spread giữa 2 thị trường (giao ngay và tương lai) gần với nhau.

Ba-cu-trade-vi-dai-nhat-moi-thoi-dai-va-bai-hoc-cho-Trader-TraderViet2.jpg


Bởi vì Hoa Kỳ đang ở giữa cuộc suy thoái vào năm 2009 nên Hall và công ty Phibro đã có thể tận dụng sự giảm giá trong chi phí vận chuyển. Do đó, việc thuê và lưu trữ các con tàu siêu to khổng lồ của họ cũng rẻ hơn. Miễn là việc tiệm cận giữa 2 thị trường diễn ra trước khi giá thuê tàu tăng lên quá đắt thì Phibro sẽ kiếm được tiền.

Bài học từ Hall:
  • Việc có nhiều vốn sẽ mở ra vô số cơ hội để khai thác sự thiếu hiệu quả từ thị trường.
  • Không phải giao dịch nào cũng được thực hiện trên một chiếc máy tính. Bằng cách mua hàng tồn kho số lượng lớn với giá rẻ và bán nó với giá cao cũng có thể được coi là một giao dịch tốt.
  • Thành thạo chuyên về một tài sản nào đó sẽ mang lại lợi ích rất lớn. Thay vì phải phân chia thời gian của mình cho nhiều mã cổ phiếu, lãi suất và hàng hóa, thì Hall đã tập trung toàn bộ thời gian của mình vào một loại hàng hóa duy nhất, đó là dầu.
  • Hãy cẩn thận với người ở phía bên kia của giao dịch, đó có thể là tài sản của Andy Hall đó!

2. Cú bán khống vào ngày Thứ Hai Đen Tối của Paul Tudor Jones


Ba-cu-trade-vi-dai-nhat-moi-thoi-dai-va-bai-hoc-cho-Trader-TraderViet3.jpg

"Nếu nó đi như một con vịt và kêu quặc quặc như một con vịt, thì nó có lẽ không phải là một con gà."


Paul Tudor Jones đã nhân gấp 3 lần số vốn của mình nhờ giao dịch trong vụ crash Thứ Hai Đen Tối bằng cách trở thành "kẻ khác người" và giữ lập trường vững chắc trên nhiều mặt trận, cho ông đủ sức thuyết phuc để không bị tiếng ồn thị trường làm lung lay. Điều này chắc chắn đã giúp ông làm nên cú trade vĩ đại nhất mọi thời đại.

Ngày nay, Paul Tudor Jones đã giao dịch khác với những gì ông đã làm trong những năm 1980 - ông quản lý khoảng 40 tỷ đô la tài sản. Tuy nhiên, lập trường về thị trường chứng khoán giảm giá của ông vào năm 1987 có thể dạy cho chúng ta rất nhiều bài học về cách hình thành triển vọng thị trường đấy!

Phân tích kỹ thuật, và cụ thể hơn là lý thuyết sóng Elliott, là cơ sở cho việc quản lý vị thế và canh thời điểm thị trường của Jones, nhưng chính quan điểm về thị trường và các phân tích cơ bản của ông mới dẫn đến nhận định suy thoái của thị trường.

Góc nhìn Phân tích cơ bản


"Năm 1987, bạn chỉ cần nhìn vào bất kỳ số liệu lịch sử nào và sẽ thấy rằng thị trường chứng khoán đã bị định giá quá cao."- Paul Tudor Jones trả lời phỏng vấn của Lloyd Bankfien.

Vào năm 1987, trước khi xảy ra cú crash, tỷ suất lợi nhuận của chỉ số S&P 500 là khoảng 5% - gần mức thấp trong lịch sử. Nói cách khác, thị trường đã giao dịch quanh tỷ lệ P/E là 20, ngay xung quanh thị trường ngày nay. Sự khác biệt là, vào năm 1987, lợi suất Trái phiếu Kho bạc thời hạn 10 năm, lãi suất phi rủi ro đã dao động khoảng 10,5%. Trái ngược với ngày nay, lợi suất Trái phiếu Kho bạc thời hạn 10 năm là 2,66%, khiến cổ phiếu hấp dẫn hơn, do đó được định giá cao hơn.

Tudor đã định giá thị trường chứng khoán ở mức không bền vững do tỷ suất lợi nhuận thấp trong lịch sử kết hợp với một lợi suất Trái phiếu Kho bạc quá cao.

Tỷ suất lợi nhuận chỉ số S&P 500​
Ba-cu-trade-vi-dai-nhat-moi-thoi-dai-va-bai-hoc-cho-Trader-TraderViet4.png


Lợi suất Trái phiếu Kho bạc thời hạn 10 năm
Ba-cu-trade-vi-dai-nhat-moi-thoi-dai-va-bai-hoc-cho-Trader-TraderViet5.png


Cấu trúc thị trường


Tập quán sử dụng "bảo hiểm danh mục đầu tư", cũng được biết đến là hợp đồng quyền chọn hoặc tương lai, đã trở nên phổ biến trong những năm 1980. Phố Wall bắt đầu bán cho các nhà đầu tư các hợp đồng phái sinh này như một cách để phòng vệ cho danh mục đầu tư của bạn với một khoản phí nhất định.

Tuy nhiên, việc mua quyền chọn bán để giảm drawdown không thực sự giống như việc mua hợp đồng bảo hiểm. Các công ty bảo hiểm sẽ bảo lãnh cho các rủi ro có thể đo lường. Họ biết số vụ tai nạn xe hơi trung bình xảy ra trong một khu vực nhất định và chi phí cho chiếc xe bạn lái là bao nhiêu. Do vậy, với các số liệu thống kê này, họ có thể tính toán phí phần bù rủi ro sao cho có thể kiếm được lợi nhuận. Họ cũng biết rằng không thể có tình huống mà tất cả các khách hàng của họ gặp các vụ tai nạn xe hơi cùng một lúc khiến họ mất khả năng thanh toán. Họ bảo lãnh cho các rủi ro cụ thể, chứ không phải rủi ro hệ thống.

Còn khi nói đến hợp đồng tương lai chỉ số, chúng chỉ đơn giản là một vị thế được sử dụng đòn bẩy trong một chỉ số chứng khoán. Không có lợi ích nào khác ngoài mức sụt giảm được phòng vệ. Jones biết những tác động thảm khốc tiềm tàng mà việc sử dụng rộng rãi các công cụ phái sinh có thể có trên thị trường. Ông cho rằng hầu hết các suy thoái thị trường lớn trong 3 thập kỷ qua là do các công cụ phái sinh.

Góc nhìn Phân tích kỹ thuật


Phân tích kỹ thuật của Paul Tudor Jones đã kết nối mọi thứ lại với nhau. Quan điểm của ông dựa trên lý thuyết sóng Elliott, với ý tưởng cơ bản đằng sau lý thuyết là thị trường sẽ chuyển động dựa trên hành vi của con người, còn hành vi của con người có thể được theo dõi thông qua các mô hình giá lặp lại.

Jones và Peter Borish đã thấy sự tương đồng lớn giữa các biến động thị trường dẫn đến Cuộc khủng hoảng thị trường chứng khoán lớn vào năm 1929 và hoạt động thị trường trước ngày Black Monday. Hệ tư tưởng sóng Elliott nói rằng về cơ bản, con người phản ứng tương tự trong các chu kỳ bùng nổ và phá sả, tức là biểu đồ thị trường chỉ đơn giản là biểu đồ hành vi.

3. Trader '50 Cent'


Vụ crash do bán khống năm 2018 xảy ra và đó là khi một trader bí ẩn, chỉ được biết đến với tên gọi '50 Cent', kiếm được 200 triệu đô la trong giao dịch.

Để hiểu lý do tại sao '50 Cent' lại thực hiện giao dịch này, chúng ta cần phải hiểu điều kiện thị trường trước khi đến với các chiến lược Short Volatility (hoạt động các nhà đầu tư bán quyền chọn để cược chống lại sự dao động giá).

Volatility bản thân nó đã trở thành một loại tài sản. Khi Phố Wall "đổi mới" kỹ thuật tài chính, một số sản phẩm đã được phát hành để giao dịch trên Volatility mở rộng hoặc thu hẹp, mà không cần sử dụng một tài sản cơ bản nào. Đầu tiên đó là hợp đồng tương lai VIX, và đâu đó sau này Ghi chú Exchange-Traded (ETN) mới xuất hiện để theo dõi VIX.

Đường MA20 tuần của VIX sau khủng hoảng tài chính​
Ba-cu-trade-vi-dai-nhat-moi-thoi-dai-va-bai-hoc-cho-Trader-TraderViet6.png

Như bạn có thể thấy, cái này giống như một điện tâm đồ hơn là một biểu đồ thị trường. Bởi vì điều này, nên các trader sẽ chờ đợi một cú tăng đột biến, sau đó bán khống, hy vọng một sự đảo chiều về giá trị trung bình. Và nó đã hoạt động như thế trong nhiều năm... cho đến khi nó hết hoạt động thì rất nhiều người đã bị phá sản.

Đâu đó khoảng tháng 01/2017, '50 Cent' bắt đầu mua các hợp đồng quyền chọn mua VIX với mức giá mua là $0,50. Điều này tiếp tục trong hơn 1 năm. Tại một thời điểm, khoản lỗ dự kiến của anh ta là 200 triệu đô trong phí quyền chọn đã quá hạn.

Đây là biểu đồ mô tả tỷ lệ lời lỗ của anh ấy kể từ năm 2017:

Ba-cu-trade-vi-dai-nhat-moi-thoi-dai-va-bai-hoc-cho-Trader-TraderViet7.png


Không có nhiều thông tin về giao dịch của '50 Cent', tất cả những gì chúng ta có thể làm là đoán. Artemis Capital Management - quỹ tập trung vào biến động - đã giải thích rằng họ thấy việc bán khống biến động giống như là một con rắn tự ăn đuôi của mình vậy.

Ba-cu-trade-vi-dai-nhat-moi-thoi-dai-va-bai-hoc-cho-Trader-TraderViet8.png


Bài học từ '50 Cent':
  • Đôi khi các giao dịch thành công nhất thường không đi theo lối mòn thông thường. Nếu '50 Cent' làm theo một cuốn sách giao dịch thì lẽ ra anh ấy đã cắt lỗ trước khi được đền đáp xứng đáng.
  • Hãy tìm kiếm các giao dịch được nhiều người thực hiện xung quanh bạn. Có vẻ như tất cả các trader quanh bạn đều thực hiện những giao dịch tương tự? Liệu đây có thể là một chất xúc tác cho một cú crash nhỏ không?
  • Những kẻ khác biệt sẽ có được thành quả khác biệt. Những trader và nhà đầu tư đi theo bầy đàn sẽ không thể bắt được những cú 'home run'.

Lời kết


Trên đây là 3 ví dụ về một số giao dịch lớn nhất mọi thời đại. Andy Hall đã có thể xác định một cơ hội arbitrage rủi ro thấp và tận dụng thời thế để đạt được thành công lớn. Paul Tudor Jones đã giữ vững lập trường thị trường đi xuống và sử dụng phân tích kỹ thuật để canh lệnh một cách thuần thục. Còn cú trade của '50 Cent' được thực hiện nhờ ông xác định một vòng phản hồi trên thị trường - nơi cực kỳ nhiều người giao dịch Short Volatility.

Nguồn: warriortrading

Nếu thấy bài viết hay và hữu ích thì đừng quên THẢ TIM, SHARE VÀ COMMENT để ủng hộ mình nhiều hơn nữa nhé!! Nice day cả nhà ;););)
 

Giới thiệu sách Trading hay
Mô Hình Biểu Đồ - Phương Pháp Hiệu Quả Để Tìm Kiếm Lợi Nhuận

Được xem là cẩm nang về mô hình biểu đồ của các nhà đầu tư, giao dich tài chính toàn cầu và là kiến thức bắt buộc phải nắm về Phân Tích Kỹ Thuật

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • captainfx trong Chuyện bên lề 647 Xem / 1 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 155 Xem / 6 Trả lời
  • TraderLC trong Hội Trader giao dịch Quỹ 2,226 Xem / 32 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 271 Xem / 12 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên