Bản chất thực sự của một indicator và vì sao giá di chuyển?

Bản chất thực sự của một indicator và vì sao giá di chuyển?

Bản chất thực sự của một indicator và vì sao giá di chuyển?

An Soros

Active Member
187
373
Như các bạn đã biết, có hai trường phái phân tích để đưa ra quyết định đầu tư trên thị trường tài chính, đó là: phân tích cơ bảnphân tích kỹ thuật.

Trong phân tích kỹ thuật, họ nghiên cứu về các mô hình của giá thể hiện trên biểu đồ để lập nên kế hoạch giao dịch. Kiến thức chủ yếu trong phân tích kỹ thuật là về các công cụ chỉ báo Indicator.

Suy nghĩ thông thường của một trader mới bắt đầu là: Indicator thật là thần thánh và kỳ diệu, và sử dụng nó để kiếm tiền thật là dễ dàng. Một điều kỳ lạ là khi trader đó add indicator vào biểu đồ và back test quá khứ thì cho ra kết quả đúng đến 70 - 80%. Nhưng khi áp dụng vào tài khoản thật thì sai rất nhiều, cùng với sự tác động của tâm lý dẫn tới phá vỡ kỹ luật, và cuối cùng là cho ra một kết quả thật tệ hại.

Khi không thành công với indicator đầu tiên và tài khoản đầu tiên đã cháy, anh ta thấy rằng: có vẻ như 1 indicator là chưa đủ, thế là anh ta tiếp tục thay đổi các thông số và tiếp tục phối hợp với một hay nhiều indicator khác. Tôi đã từng thấy 1 màn hình MT4 của 1 trader chi chít các công cụ xanh đỏ tím vàng, tôi hoàn toàn không thấy một dấu hiệu nào của giá. Tôi hỏi anh ta: vậy làm sao anh có thể giao dịch được, anh ta trả lời tôi rằng: thì indi báo màu xanh, anh ta sẽ buy và nếu màu đỏ, anh ta sẽ sell, thật là đơn giản. Lúc này tôi tự hỏi: Forex thực sự dễ dàng đến vậy sao?

Theo tôi, trader này đã chưa hiểu đúng về bản chất của 1 indicator và cách sử dụng hiệu quả chúng. Và kết quả là anh ta cứ loay hoay hết indicator này đến indicator khác, và cứ phối hợp đi phối hợp lại mà vẫn chưa có hướng đi đúng cho sự nghiệp trader của mình.

Về mặt bản chất, công cụ chỉ báo phân tích kỹ thuật indicator chỉ là 1 công thức toán học, với các yếu tố đầu vào là: giá mở cửa, giá đóng cửa, giá cao nhất, giá thấp nhất, một vài công cụ có thêm yếu tố khối lượng giao dịch. Tất cả sẽ được tính toán trong 1 chu kỳ nào đó và chỉ mang tính chất thống kê.

Ví dụ: ta gọi giá tại thời điểm đầu tiên của 1 chu kỳ là A1, giá kế tiếp là A2, A3, .... đến giá gần nhất là An. Với 1 công thức toán học của công cụ phân tích kỹ thuật, họ sẽ tính ra A’ (có thể là trung bình cộng, căn bậc 2, lũy thừa, ...), và theo như hướng dẫn sử dụng của indicator: có thể trader sẽ so sánh A’ này với giá hiện tại là An để đưa ra dự báo A n+1, từ đó đưa ra kế hoạch giao dịch. A’ thực sự chỉ là 1 con số mang ý nghĩa thống kê trong một chu kỳ giá trong quá khứ. Và nếu chỉ sử dụng A’ để dự báo A n+1 thì thực sự là chưa đầy đủ và còn rất nhiều thiếu sót.

Bản chất thực sự của A n+1 chính là sự tổng hòa của tất cả các cảm xúc và kỳ vọng của toàn thể trader trên toàn thế giới tại thời điểm n+1. Nói đơn giản, nó chính là thể hiện cung cầu trên thị trường vào chính thời điểm đó, nó là duy nhất và nó sẽ di chuyển theo sự gia tăng hay giảm sút của cung hay cầu. Và nó hoàn toàn không liên quan đến A’ mà indicator đã tính toán lúc trước.

Đến lúc này ta thấy rằng, chính giá di chuyển đã làm cho indicator di chuyển, chứ không phải indicator di chuyển làm cho giá di chuyển. Và thực sự bạn giao dịch trên giá chứ không phải là indicator vì vậy bạn hãy nhìn trực tiếp vào giá để dự báo giá A n+1 tiếp theo.

Bạn muốn nhìn bạn ở trong gương, đơn giản là bạn chỉ cần nhìn trực tiếp vào đó mà không cần phải tô vẽ, đội tóc giả, gắn đủ thứ trên người, những thứ đó thực sự không hữu ích như bạn nghĩ.

~ An Soros
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Mới Để Giao Dịch Kiếm Sống

Quyển sách của Tiến sỹ Alexander Elder đề cập đến những vấn đề cơ bản và cần thiết nhất với các trader. Sách được đánh giá rất cao trên toàn cầu
ja đúng rồi
Trader chuyên nghiệp thì chỉ nhìn giá và khối lượng giao dịch là đỉnh cao nhất
 
Đừng so sánh indicator và price action khi bạn chưa hiểu đúng về indicator. Đọc bài này chúng ta sẽ hiểu hơn về indicator
 
Đừng so sánh indicator và price action khi b
ạn chưa hiểu đúng về indicator.
Bài viết của học bác Khánh Trình
 
e mới chơi. cũng chỉ dùng lát cắt, rsi macd. còn lại là giá.
khi vào lệnh thì e cũng nhìn ind chọn điểm vào.
 
Như các bạn đã biết, có hai trường phái phân tích để đưa ra quyết định đầu tư trên thị trường tài chính, đó là: phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật.

Bạn muốn nhìn bạn ở trong gương, đơn giản là bạn chỉ cần nhìn trực tiếp vào đó mà không cần phải tô vẽ, đội tóc giả, gắn đủ thứ trên người, những thứ đó thực sự không hữu ích như bạn nghĩ.

~ An Soros

Không nhìn Indicator, nhìn Chart thì thống nhất vậy đi.

Vậy bạn cho hỏi, nhìn Chart thì nhìn ntn:
1. Chart có từ M1, M5, M15, M30, H1, H4, D1, W, M; Nhìn cái nào, nhìn tổ hợp nào, nhìn từ trên xuống dưới hay từ dưới lên trên?

2. Chart cũng có 3 loại Line, Candle, Bar, nhìn loại nào? Lúc nào thì nhìn loại nào?

3 Chart loại Candle thì trên 1 chart cũng vài trăm cây, nhìn cây nào, vị trí nào, tổ hợp nào?

4. Volume có tính vào chart ko?

Cái nhìn người ta phân làm nhiều loại:
1. Nhìn ngắm thẫn thờ vô thức: đa phần Trader, loại cứ lên hay xuống, buy hay sell tùy tâm....mà chỉ dựa vào thứ duy nhất họ nắm bắt được: CẢM GIÁC. Loại này bị ngộ nhận nhiều lắm đấy nha vì sẽ không ai nghĩ mình lại là ...chính mình ..mà lại vớ vẩn thế này.
2. Nhận thấy: cái gì đập vào mắt là cái ta nhìn thấy: 1 số ít: nắm bắt, chộp cơ hội kiểu cờ vồ
3. Quan sát: biết và ý thức mình nhìn vào đâu: số rất ít của 1 số.

5. Trong cái nhìn thì nhìn loại nào?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Không nhìn Indicator, nhìn Chart thì thống nhất vậy đi.

Vậy bạn cho hỏi, nhìn Chart thì nhìn ntn:
1. Chart có từ M1, M5, M15, M30, H1, H4, D1, W, M; Nhìn cái nào, nhìn tổ hợp nào, nhìn từ trên xuống dưới hay từ dưới lên trên?

2. Chart cũng có 3 loại Line, Candle, Bar, nhìn loại nào? Lúc nào thì nhìn loại nào?

3 Chart loại Candle thì trên 1 chart cũng vài trăm cây, nhìn cây nào, vị trí nào, tổ hợp nào?

4. Volume có tính vào chart ko?

Cái nhìn người ta phân làm nhiều loại:
1. Nhìn ngắm thẫn thờ vô thức: đa phần Trader, loại cứ lên hay xuống, buy hay sell tùy tâm....mà chỉ dựa vào thứ duy nhất họ nắm bắt được: CẢM GIÁC. Loại này bị ngộ nhận nhiều lắm đấy nha vì sẽ không ai nghĩ mình lại là ...chính mình ..mà lại vớ vẩn thế này.
2. Nhận thấy: cái gì đập vào mắt là cái ta nhìn thấy: 1 số ít: nắm bắt, chộp cơ hội kiểu cờ vồ
3. Quan sát: biết và ý thức mình nhìn vào đâu: số rất ít của 1 số.

5. Trong cái nhìn thì nhìn loại nào?
Khiếp. Bác @Phu An mới làm màn khởi động thì bác đã đòi Ông địa nhổ củ cải hay Vác cày qua núi rồi thì làm sau bác ấy chịu nổi. Cứ từ từ khi anh em nhiệt tình thì bác ấy giở bài dần dần ra thôi.
 
Được admin khen là tuyệt vời rồi.

Bữa offline mình mặc áo FBS màu trắng. Cười hoài nên bị chộp. :))
Các bác ngồi dưới cười quá, làm cái máy lạnh nó quá cmn tải. Mình đứng trên chém gió mà mồ hôi chảy ròng ròng. Lần sau Offline cấm cười
 
Bác @Phu An sướng vãi. Tôi viết cả ngàn bài mà chưa thấy @Jasmine Tran khen bài nào. Bạn viết có bài này không đã được bông hậu TraderViet khen rồi

Admin viết bài rồi Mod vào khen viết hay quá thì BQT traderviet.org nổi tiếng giới forex VN luôn bác. :)

Nhưng mà đầu ngày thấy người đẹp @Jasmine Tran khen là vui rồi, mặc dù hôm qua phải cắt lỗ sell GU. :)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Thực ra thì indicator chẳng khác nào phép nội suy toán học. Còn price action thì cũng dựa vào mô hình quá khứ sau đó suy diễn về tương lai.
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,461 Xem / 91 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 347 Xem / 29 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 311 Xem / 18 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên