Bear Trap và các chiến lược trading với Bear Trap

Bear Trap và các chiến lược trading với Bear Trap

Bear Trap và các chiến lược trading với Bear Trap

The Blade

Editor
Trial mod
2,920
17,920
Bear Trap là một thuật ngữ khá phổ biến trong giới trader, nó tương tự nư bull trap nhưng ở chiều ngược lại. Bear Trap là một cái bẫy dành cho những trader đang muốn short nhưng lại là một cơ hội lớn với những trader kỳ vọng Long. Vậy bạn muốn ở phe nào khi có Bear Trap? Câu hỏi này không quan trọng bằng câu hỏi làm sao biết đó là bear trap. Bài viết hôm nay sẽ nói về điều đó.

Thực sự thì bull trap đã có nhiều bài viết rồi. Anh em có thể tìm thêm các bài viết về bull trap trên TraderViet. Hôm nay tôi sẽ nói về bear trap cùng nhưng chiến lược phát hiện và giao dịch với bear trap.

Trên thực tế, có vô vàn công cụ có thể phát hiện ra bear trap. Thậm chí nhìn bằng mắt thường cũng có thể đoán được xác suất tạo nên bear trap (tất nhiên là trader phải có trải nghiệm). Sau đây, tôi sẽ sử dụng một số công cụ để phát hiện và giao dịch với bear trap. Anh em thấy hợp với công cụ nào thì pick up công cụ đó về sử dụng nhé. Thậm chí anh em có thể sử dụng nhiều công cụ (càng tốt) nhưng với điều kiện là phải sử dụng hài hòa, đừng để bị xung đột lẫn nhau dẫn đến rối loạn nhé.

VOLUME - CÔNG CỤ MUÔN THUỞ DÀNH CHO BEAR TRAP

Nói đến trap là phải nói đến volume, volume sinh ra là để phát hiện trap.

Thường thì giá tạo trap, volume sẽ rất thấp. Thấp là bởi vì chỉ có nhỏ lẻ chơi với nhau, hoàn toàn không có hình bóng của dòng tiền lớn. Do đó, muốn biết trap hay không thì thì xem volume nó thấp hay không. Trong chứng khoán hay Forex đều như vậy cả.

bear-trap-va-cac-chien-luoc-voi-bear-trap-2.png


Nhìn hình này, anh em nghĩ nó đảo chiều thật hay chỉ pullback? Kết quả bên dưới.

bear-trap-va-cac-chien-luoc-voi-bear-trap-3.png


Diễn biến tiếp theo, giá lại giảm, breakdown qua trendline, lại là một bear trap hay đảo chiều. Nhìn như mô hình hai đỉnh nhỉ, chắc không phải bear trap đâu, đảo chiều thật đấy. Bên dưới là kết quả.

bear-trap-va-cac-chien-luoc-voi-bear-trap-4.png


Như vậy, không phải là đảo chiều mà chỉ là bear trap, giá break qua mô hình tam giác tưởng đảo chiều đi xuống nhưng cuối cùng lại bật lên tăng mạnh.

Trend tăng vẫn tiếp tục với volume được hỗ trợ rất cao. Điều này đã xác nhận trend vẫn sẽ bền vững.

Chúng ta rút ra được điều gì từ hai ví dụ này? Sau đây là hai bài học từ volume và bear trap:

1. Giá pullback trong xu hướng đang tiếp diễn thì bình thường không có gì đáng nói. Nhưng nếu xu hướng bị bẻ gãy như ví dụ 1 chỉ đảo chiều khi con sóng bẻ gãy đó phải có volume cao, cao hơn con sóng chính, nếu không, nó vẫn được xếp vào pullback hoặc trap.

2. Mô hình tam giác như ví dụ hai, nếu đúng là đảo chiều thực sự thì khi giá breakout qua 1 cạnh của tam giác đi xuống, volume phải đủ lớn để breakout qua hỗ trợ và để còn sức giảm tiếp. Nếu không, nó vẫn được xếp vào pullback hoặc trap.

3. Xu hướng sau khi có trap tăng mạnh volume xác nhận lại một lần nữa những trader đang short đã bị dính bẫy và đang cover hàng (đặt lệnh Long đối ứng). Nhờ đó mà trend tăng mạnh.

FIBONACCI - DỄ SỬ DỤNG , ĐO LƯỜNG ĐƯỢC CẢ SỨC MẠNH XU HƯỚNG

Công cụ Fibonacci là một trong những công cụ phù hợp nhất kết hợp cùng volume để phát hiện ra bear trap.

Ý tưởng là bear trap dù có bẻ gãy trendline hoặc hỗ trợ thì nó cũng sẽ dừng lại ở một trong các mức quan trọng của Fibonacci.

bear-trap-va-cac-chien-luoc-voi-bear-trap-5.png


Tôi sẽ lấy bear trap ở phần trên ra để minh họa. Trong lần bear trap thứ nhất, giá dù có bẻ gãy đường trendline hiện tại nhưng vẫn hồi về mức 23.6% và bật lên. Ta có thể kết luận đây chỉ là bear trap và xu hướng tăng vẫn còn rất mạnh, không dễ dàng mà đảo chiều giảm được.

Tình hình vẫn lợi cho các Long trader và bất lợi cho các Short trader.

Lần bear trap thứ hai lại càng rõ ràng hơn, giá không giảm nổi về 23.6%. Như vậy càng chứng minh lực cung đã cạn, không có lý do gì để giảm nữa.

Theo kinh nghiệm, trong một xu hướng, nếu giá không hồi về tới 38.2% thì xu hướng đó được coi là rất mạnh, xác suất đảo chiều rất thấp.

Tôi vừa trình bày xong 2 công cụ để phát hiện và giao dịch với bear trap. 1 số công cụ khác như price action,... sẽ được chia sẻ ở phần sau nhé. Anh em có quan tâm thì comment bên dưới để ủng hộ The Blade. Lucky Trading!

Xem thêm:

>> Chiến lược Free Candle - cây nến tự do cho trader mới
 

Giới thiệu sách Trading hay
Bộ sách Giao Dịch Thực Chiến của Trader Chuyên Nghiệp

Bộ sách tổng hợp những phương pháp giao dịch hiệu quả cao của những Trader chuyên nghiệp
Chỉnh sửa lần cuối:
Cám ơn bác, có cách nào phân biệt nến test với nến trap không bác nhỉ ?
 
Em muốn đọc lại những bài về volumn của bác một cách có hệ thống thì tìm như thế nào trên TraderViet hả bác the blade? Nếu đọc rời rạc thì em thấy ko hiệu quả. Thank bác!
 
Bear trap phần lớn dành cho trend ngang (vì là trend có độ cứng nhất) và nó đúng với tên gọi nhất khi phá vỡ nhanh hỗ trợ đáy với 1 nến volume lớn sau đó kèm theo 1 nến volume buy back lớn hơn.
*để lý giải chỗ này: đã là bear trap thì nó phải "trap" thật sự với những lệnh limit sell khi vỡ hỗ trợ lớn và là cuộc chơi của big player muốn trap những big player khác.
các lệnh sell limit sẽ kích hoạt thêm cả những lệnh stoploss và dẫn đến 1 cây nên panic với vol lớn. Sau đó sẽ có những lệnh buy lớn hấp thụ hết đống lệnh sell đó tạo ra 1 cây nến buy back với vol lớn hơn.
Với 2 ví dụ trên của bác, volume lè tè, order block mỏng dính, retrace còn chưa về tới golden ratio (fibo 0.618) như thế chỉ xem là điều chỉnh chứ chẳng ai gọi là bear trap cả.
 
Mình thấy 2 ý tưỡng của blade đều đúng 1 nửa như:
1.volume tại mức cãn thấp nói lên các bên đang lưỡng lự tích luỹ chờ đợi phản ứng của thị trường rỏ ràng mới quyết định lòng hay short, nên chỉ 50-50.
2. Fibonancy chỉ là tỉ lệ vàng có tính chất trừu tượng, mọi người thấy thích nên áp dụng đôi khi thấy đúng nên theo, vẩn không thể hiện được hành vi hien tai của thị trường, lấy quá khứ để đánh giá hiện tại và tương lai là xai.
 
Bear trap phần lớn dành cho trend ngang (vì là trend có độ cứng nhất) và nó đúng với tên gọi nhất khi phá vỡ nhanh hỗ trợ đáy với 1 nến volume lớn sau đó kèm theo 1 nến volume buy back lớn hơn.
*để lý giải chỗ này: đã là bear trap thì nó phải "trap" thật sự với những lệnh limit sell khi vỡ hỗ trợ lớn và là cuộc chơi của big player muốn trap những big player khác.
các lệnh sell limit sẽ kích hoạt thêm cả những lệnh stoploss và dẫn đến 1 cây nên panic với vol lớn. Sau đó sẽ có những lệnh buy lớn hấp thụ hết đống lệnh sell đó tạo ra 1 cây nến buy back với vol lớn hơn.
Với 2 ví dụ trên của bác, volume lè tè, order block mỏng dính, retrace còn chưa về tới golden ratio (fibo 0.618) như thế chỉ xem là điều chỉnh chứ chẳng ai gọi là bear trap cả.
Đồng ý với bác, trương hợp bear trap bác vừa mô tả còn gọi là false breakout đúng ko bác. Và bác có cách nào để xác định bear trap này ko?
 
Mình thấy 2 ý tưỡng của blade đều đúng 1 nửa như:
1.volume tại mức cãn thấp nói lên các bên đang lưỡng lự tích luỹ chờ đợi phản ứng của thị trường rỏ ràng mới quyết định lòng hay short, nên chỉ 50-50.
2. Fibonancy chỉ là tỉ lệ vàng có tính chất trừu tượng, mọi người thấy thích nên áp dụng đôi khi thấy đúng nên theo, vẩn không thể hiện được hành vi hien tai của thị trường, lấy quá khứ để đánh giá hiện tại và tương lai là xai.
Bác The Blade đưa ra 2 chỉ báo, để xác định đánh giá lập luận. Bác có thêm dữ kiện nào nữa ko ?
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • captainfx trong Chuyện bên lề 619 Xem / 1 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 145 Xem / 6 Trả lời
  • TraderLC trong Hội Trader giao dịch Quỹ 2,225 Xem / 32 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 258 Xem / 12 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 495 Xem / 38 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên