Biểu đồ Kagi là gì? Ứng dụng cho Trader ra sao?

Biểu đồ Kagi là gì? Ứng dụng cho Trader ra sao?

Biểu đồ Kagi là gì? Ứng dụng cho Trader ra sao?

DuongHuy

Administrator
Thành viên BQT
28,166
153,350

Biểu đồ Kagi là gì?


Biểu đồ Kagi là một phương pháp giao dịch Price Action nhưng bỏ qua yếu tố thời gian, tương tự biểu đồ dạng Point and Figure.

Theo Steve Nison, tác giả quyển Beyond Candlesticks thì Kagi được sáng tạo ra tại Nhật vào cuối thế kỷ 19. Biểu đồ Kagi chỉ sử dụng các đường nối đơn giản và các đường này thay đổi hướng đi khi có đủ 1 lượng giá nào đó. Có thêm cả khía cạnh âm - dương dựa vào độ mỏng - dày của đoạn thẳng khi giá phá đỉnh - đáy trước đó.

Lượng đảo chiều để tính toán biểu đồ Kagi


Biểu đồ Kagi tập trung vào sự đảo chiều và người phân tích biểu đồ ở bước đầu tiên phải thiết lập lượng đảo chiều - reversal amount. Lượng đảo chiều này có thể là 1 con số cố định hoặc một tỷ lệ % nào đó hoặc là một con số biến thể của ATR. Lượng đảo chiều này có thể dựa trên giá đóng cửa phiên giao dịch hoặc giá đỉnh, đáy của biên độ biến động đều được. Như ví dụ dưới đây sẽ sử dụng giá đóng phiên cho đơn giản. Người phân tích muốn chọn những vùng giá nhạy cảm hơn và dễ đảo chiều hơn thì chọn các vùng đỉnh đáy của biên độ

Lượng đảo chiều là mức độ thay đổi giá tối thiểu để đường Kagi đổi hướng. Ví dụ dưới đây sử dụng giá đóng cửa của S&P 500 và lượng đảo chiều là 20 điểm. Nếu đường Kagi đang tăng và và SP 500 chạm mốc 1951 thì đường Kagi sẽ không đảo chiều trừ khi giá chạm xuống 1931 hoặc thấp hơn (vì lượng đảo chiều đã chọn là 20 điểm). Ngược lại, nếu đường Kagi đang giảm và SP 500 giảm về mốc 1900, đường Kagi sẽ không tăng lại cho đến khi SP 500 tăng lên mức 1920 hoặc hơn (tức là tăng 20 điểm trở lên).

bieu-do-kagi-traderviet-1.jpg


bieu-do-kagi-traderviet-2.jpg


Biểu đồ bên dưới biểu đồ Kagi ở trên là biểu đồ giá bình thường với giá đóng cửa của SP500 hàng ngày. Có thể thấy biểu đồ này thì giá biến động nhiều hơn so với biểu đồ Kagi vì đối với biểu đồ Kagi đã chọn lượng đảo chiều là 20 điểm, thì chỉ có biến động ngày từ 20 điểm trở lên mới có sự đổi hướng của đường Kagi

Sử dụng biểu đồ Kagi với lượng đảo chiều cố định hay ATR


Lượng đảo chiều có thể dựa trên tỷ lệ % hoặc ATR (Average True Range). Tỷ lệ % là con só cố định và không đổi khi có dữ liệu mới vào. Nói cách khác, dữ liệu giá mới sẽ được cập nhật mỗi ngày và lượng đảo chiều vẫn giữ cố định nếu dùng lượng đảo chiều là số điểm hay tỷ lệ %.

Lượng đảo chiều sẽ đổi nếu sử dụng ATR, tức là dùng theo đo lường biến động. ATR mặc định dùng thông số 14 kỳ (period = 14) và ATR sẽ dao động theo biến động giá. Con số ATR sẽ biến đổi hàng ngày dựa theo giá đầu vào mới. Điều này dẫn đến lượng đảo chiều sẽ thay đổi mỗi ngày, và biểu đồ Kagi cũng đổi luôn.
bieu-do-kagi-traderviet-3.jpg
bieu-do-kagi-traderviet-4.jpg


Ví dụ đầu tiên cho thấy biểu đồ theo giá và cái thứ 2 là theo Kagi.

Âm và Dương trong biểu đồ Kagi


Các biểu đồ Kagi trước sử dụng 1 loại màu sắc để chú ý vào sự đảo chiều. Những biểu đồ dưới đây sẽ dùng đương đen và dày cho Dương (yang) và đen mỏng cho Âm (yin).

Lưu ý các đỉnh đáy của Kagi được tạo ra khi có sự đảo chiều. Các đỉnh đáy đó thể hiện qua các đoạn đi ngang. Một đường Yang được tạo ra khi đường Kagi phá đỉnh Kagi trước. Một đường Yin được tạo ra khi đường Kagi phá đáy Kagi trước
bieu-do-kagi-traderviet-5.jpg


Ví dụ trên cho thấy vài đường Yang và Yin. Đường Yang có thể là đường dày màu đen hoặc mỏng màu đỏ. Chú ý rằng đường Yang sẽ vẫn được thể hiện cho đến khi nó phá xuống đỉnh gần nhất. Ngược lại cho Yin

Tín hiệu giao dịch từ biểu đồ Kagi


Theo Steve Nison trong quyển Beyond Candlesticks thì có vài tín hiệu giao dịch và thiết lập cho biểu đồ Kagi. Đó có thể là Mua vào khi xuất hiện đường Yang mới, bán ra khi xuất hiện đường Yin mới, mua vào khi có vai cao hơn, bán ra khi có eo thấp hơn, phá vỡ nhiều mức, cửa sổ kép, phá gãy trendline, đỉnh đáy đôi, mô hình ba ông phật đảo chiều và phiên kỷ lục. Thay vì thuật lại hết, bài viết này chỉ chú trọng vào một vài ví dụ

Ba biểu đồ kagi dưới đây sử dụng tỷ lệ % cho lượng đảo chiều và mức giá đỉnh - đáy cho tính toán giá. Đỉnh giá của Kagi cũng được gọi là vai, đáy giá gọi là eo. Nison nói rằng chuỗi vai cho thấy xu hướng tăng, chuỗi eo là xu hướng giảm.
bieu-do-kagi-traderviet-6.jpg


Biểu đồ bên dưới cho thấy 2 mô hình đảo chiều có tên 3 ông phật, nhìn giống như mô hình vai đầu vai ngược. Giá phá lên kháng cự và xác nhận sự đảo chiều

bieu-do-kagi-traderviet-7.jpg


Các đỉnh Kagi và đáy Kagi có thể xem là các vùng. Một chuỗi các đỉnh (vai) có thể xem là vùng kháng cự, chuỗi các đáy (eo) xem là vùng hỗ trợ. Có thể đợi giá phá vỡ các vùng này để giao dịch breakout.

bieu-do-kagi-traderviet-8.jpg


Kết luận về biểu đồ Kagi


Biểu đồ Kagi tập trung vào việc lọc nhiễu bằng cách chú trọng đến biến động giá ở mức nào đó. Biểu đồ Kagi chỉ đổi hướng nếu có một lượng thay đổi giá nào đó xuất hiện. Biểu đồ này cũng giúp dễ phát hiện các xu hướng tăng, giảm thông qua các đỉnh và đáy của nó.

Theo Stockcharts
Anh em nào nghiên cứu Kagi trên Metatrader 4 thì vào đây download về thử nhé : https://www.mql5.com/en/articles/772
 

Giới thiệu sách Trading hay
Mô Hình Biểu Đồ - Phương Pháp Hiệu Quả Để Tìm Kiếm Lợi Nhuận

Được xem là cẩm nang về mô hình biểu đồ của các nhà đầu tư, giao dich tài chính toàn cầu và là kiến thức bắt buộc phải nắm về Phân Tích Kỹ Thuật
Cám ơn #admin duonghuy ; bì viết rất hay.
mình thử ứng dụng đồ thị này, cho thấy hỗ trợ kháng cự rất rõ, đồng thời không bị tâm lý khi nhìn nến ;)
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Hệ thống giao dịch - Trading system 37,470 Xem / 18 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,461 Xem / 94 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 347 Xem / 29 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 311 Xem / 18 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên